Chài Hồng Noọng Đáo

 

Chào các bạn,
hat lượn
Với điệu hát then đàn tính, Chài Hồng Noọng Đáo (Chàng Hồng nàng Đáo) dưới đây là câu chuyện rất thơ của dân tộc Tày, Nùng Việt Nam, nói về tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng sắt son, chung thủy. Điểm nổi bật trong toàn bộ câu chuyện này chính là tình cảm quan tâm, yêu thương của người này đối với người kia. Có thể nói, chính tình cảm vì người khác là yếu tố giúp câu chuyện trở nên như một bài thơ.

Nội dung tóm tắt: Câu chuyện kể về 3 con người nghĩa tình là nàng Đáo, chàng Hồng và chồng nàng Đáo.

Nàng Đáo và chàng Hồng yêu nhau nhưng vì nước nhà lâm nguy nên chàng trai phải lên đường cứu nước. Qua mấy mùa xuân, nàng Đáo nghe tin xấu là chàng Hồng không bao giờ về nữa. Lúc này, có một chàng trai khác đến xin nàng Đáo được thay chàng Hồng mà chăm lo cho nàng. Continue reading Chài Hồng Noọng Đáo

Phát triển đất nước

 

Mấy mươi năm gần đây các quốc gia láng giềng
như Singapore, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc đều
vượt khó, phát triển nhanh chóng. Anh nghĩ Việt
Nam mình có làm được như vậy chứ ạ? Nếu được
thì khi nào, và giới trẻ đóng vai trò thế nào trong
công cuộc đó?
Nguyễn Minh Quan Huấn, nhà xuất bản TGM, Tp HCM

Điều gì là căn bản nhất để phát triển Việt Nam
trở thành một nước văn minh và thịnh vượng?
Nguyễn Chí Thuận, kỹ sư vi tính, Hà Nội

Làm thế nào để xây dựng đất nước thành một đất
nước trong sáng, cường thịnh và hạnh phúc?
Phạm Thu Hương, tác giả, dịch giả, admin dotchuoinon.com, Đà Nẵng

 

treeCái gì là sức mạnh của đất nước để ta dựa vào đó mà phát triển?

Dầu lửa? Mỏ than? Hải sản? Gạo? Cà Phê?

Không, các bạn. Đó là con người, là chính chúng ta.

Một doanh nghiệp phát triển mạnh hay không là nhờ các nhân viên của doanh nghiệp có thông minh không và có làm việc chăm chỉ không. Mở nhà hàng chẳng hạn, nhà hàng sang đều sàn sàn như nhau về bàn ghế trang trí và nguồn thực phẩm. Hơn thua là nhà hàng nào nấu ngon hơn và nhân viên phục vụ tốt hơn. Tức là công sức của mọi nhân viên quyết định thành bại.
Continue reading Phát triển đất nước

Phục vụ người

 

Chào các bạn,
Ruachan 2_0
Vào một ngày thứ Bảy, mình cùng với một em học sinh lớp 10 đến Buôn Comleo, thuộc xã Hòa Thắng, cách Tp. Buôn Ma Thuột khoảng 08 km. Mình vào nhà Ami Doanh – là cô giáo trong Buôn và cũng là phụ huynh của một em trong nhà Lưu Trú của mình, để nhờ dẫn mình đến nhà một người bại liệt trong Buôn.

Đó là một gian nhà trống trơn, với bốn bức tường loang lỗ, bẩn thỉu. Không giường, không tủ, không bàn, không ghế… Không có gì cả ngoài mùi hôi thối và một nền nhà đầy bụi và chất phế thải… Continue reading Phục vụ người

Thư ngỏ gửi Bộ trưởng LĐ-TB-XH

 
Thanh NiênSau câu hỏi trăn trở của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại một cuộc họp mới đây: “Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn?”, câu chuyện về chính sách của nhà nước dành cho trẻ em nghèo vùng cao đang được dư luận hết sức quan tâm.

banchan
Em bé vùng cao và suất cơm thiếu chất mà nhà báo Trần Đăng Tuấn bắt gặp – Ảnh: Trần Đăng Tuấn

Continue reading Thư ngỏ gửi Bộ trưởng LĐ-TB-XH

Bi hài chuyện thưởng Tết

 
An Ninh Thủ Đô – Nhận bịch…quần đùi từ tay nhóm trưởng với thông báo “đây là quà thưởng Tết cuối năm”, chị Trần Thị Hải – nhân viên một công ty may ở quận Hoàng Mai, Hà Nội thở dài thườn thượt. Niềm hy vọng về một cái Tết “xôm” hơn mọi năm đã bị tắt ngóm.

 

 

Đợi – Thơ và Nhạc

 

Chào các bạn,
doi
Khi nhạc gặp được thơ, nhạc đã khoác lên thơ một chiếc áo mới. Bây giờ thơ không chỉ có câu cú, vần, vận(cách gieo vần), mà thơ còn có âm thanh, giai điệu, và tiết tấu. Do vậy ta dễ gần và cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của thơ hơn. “Đợi” – thơ Vũ Quần Phương, nhạc Huy Thục – là một bài như vậy.

Nếu ở thơ, “Đợi” diễn tả sự chung tình, sự bền bỉ chờ đợi người mình yêu của một chàng trai thì ở nhạc, “Đợi” lại diễn tả những cảm xúc đó ở một người con gái. Thời gian trôi đi, cho dù mọi thứ đã đổi thay theo dòng chảy vô thường của cuộc sống, nhưng tình yêu trong trái tim kẻ si tình thì còn mãi, vẫn nguyên vẹn ở đó. Tình yêu là đợi chờ, là hy vọng một ngày kia cây cầu sẽ bắc nhịp cho tình yêu, cho hạnh phúc và ước mơ. Continue reading Đợi – Thơ và Nhạc

Phục vụ tổ quốc

 

Làm thế nào để chúng ta có thể phụng sự tổ
quốc không bằng những cảm xúc nhưng bằng
chính sự kiến tạo của mình?
Sr. M Matta Trần Thị Lành, Dòng Nữ Vương Hòa Bình Buôn Ma Thuột

Có câu rằng “Một cánh én nhỏ, chẳng làm nên
mùa xuân”. Đứng trước những vấn đề to lớn của
xã hội, một người dân nhỏ bé có thể làm được gì?
Nguyễn Chí Thuận, kỹ sư vi tính, Hà Nội

Yêu nước có cần điều kiện gì không, trong khi nhiều
người nói nếu yêu nước bạn hãy làm việc A, việc B… ?
Đào Thu Hằng, NCS Tiến sĩ, Portugal

 

phucvutoquocVấn đề phục vụ tổ quốc thường là câu hỏi khó cho người trẻ và người dân thấp cổ bé họng, vì lý do chính là (1) khi mình thấp cổ bé họng thì chuyện đất nước hầu như mình luôn cảm thấy quá xa tầm tay mình, và (2) mình chẳng làm sao làm được chuyện to tát cho đất nước.

Nhưng có lẽ vấn đề dễ hơn chúng ta nghĩ, nếu ta biết đường đi nước bước một chút. Những điều sau đây nhằm đề nghị với các bạn một số những con đường bạn có thể đi.

1. Giữ trái tim bạn tinh khiết, yêu người và công bình, cả đời, vĩnh viễn.

Đây là 75% của vấn đề. Nếu một lúc nào đó trái tim bạn rơi xuống bùn, thì mọi kiến thức, bằng cấp, chức vụ, danh tiếng của bạn chỉ là khí cụ để làm nghề trộm cắp. Cho nên điều số 1 này khó hơn cả là tuyên thệ lái xe cả đời mà không bị tai nạn.

Continue reading Phục vụ tổ quốc

Đường đi học

 

Chào các bạn,
tre-con-dan-toc-di-hoc
Nhà Lưu trú Buôn Hằng cách Giáo xứ 16 km, có hai con đường để đi: Một đường nhựa đi qua Buôn Hằng I còn gọi là Eauy và một con đường đất mới làm, người dân Buôn gọi là đường tránh lũ. Mỗi lần về, mình thường đi con đường đất tránh lũ vì nó gần hơn và đỡ giồng hơn đường nhựa. Mang tiếng là đường nhựa nhưng toàn ổ voi nên người trong Buôn Hằng II ra thị trấn ít ai đi đường này.

Mình chạy xe được hai phần ba đường thì gặp hai em bé trai khoảng mười, mười một tuổi. Sau lưng mỗi em mang một cái gùi, vừa đi vừa ăn chung một trái ổi non. Nhìn các em nhếch nhác, lếch tha lếch thếch, có lẽ mệt và đói, mình dừng xe lại cho hai em quá giang.Trên đường về, hỏi chuyện thì được biết hai em là anh em ruột: Em Hang mười hai tuổi và em Hak mười một tuổi. Hai em không đi học. Sáng nay đi hái lá nhưng không có, giờ đi về để chiều ra ruộng bắt cua… Chở các em về rồi mình trở lại nhà xứ. Tự nhiên mình thấy nhớ em A Páo – học sinh Lưu Trú sắc tộc Buôn Ma Thuột thật nhiều! Vì em cũng cũng mười một tuổi và gầy gò, nhỏ con, đen đủi như em Hak. Continue reading Đường đi học

Crafting Asia Economic Strategy in 2013

Report of the CSIS Asia Team
January 2013

By Michael J. Green, Ernest Z. Bower, Victor Cha, Karl F. Inderfurth, Christopher K. Johnson, and Matthew P. Goodman (Project Director)

AISA PACIFICThe CSIS Asia Team is pleased to announce the release of a new report, “Crafting Asia Economic Strategy in 2013”. Economics is critical to Asia-Pacific affairs and to U.S. interests there. The region accounts for roughly half of global GDP and trade and includes some of the world’s fast-growing economies. Effective U.S. economic policies in the region are thus an essential complement of the Obama administration’s “strategic rebalancing” to Asia, reinforcing and being reinforced by the military, diplomatic, and political elements.

With the help of regional experts who participated in a series of roundtable discussions in the fall of 2012, CSIS prepared this report on a number of key economies of the Asia region: China, India, Japan, Korea, and the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). The report is intended to offer practical advice to Obama administration policymakers as they set a strategic course for economic relations with these important countries over the next four years.

To continue reading Crafting Asia Economic Strategy in 2013, please click here.

 

Gặp lại người “xé luật, phá rào”

 
Kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đảng (3-2-1930 – 3-2-2013)
Tuổi trẻ“Thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói đất nước thừa gạo xuất khẩu mà lại có con cháu phải ăn khoai đến trường, tôi thấy thắt lòng” – ông Nguyễn Thành Thơ, nguyên ủy viên trung ương Đảng, phó bí thư Thành ủy TP.HCM xúc động tâm sự.

614870Ông Mười Thơ (đứng giữa) trong một lần đi thăm sản xuất ở Thanh Hóa sau nạn đói – Ảnh do nhân vật cung cấp Continue reading Gặp lại người “xé luật, phá rào”

Trung Quốc ngấm ngầm đưa ‘bản đồ lưỡi bò’ vào Việt Nam qua Wechat

 
Giáo dục Việt NamChuyện về WeChat không chỉ dừng ở việc hai ca sĩ trẻ Bảo Anh, Bùi Anh Tuấn bị cộng đồng mạng phản ứng vì quảng cáo cho phần mềm, mà còn nhiều điều nguy hiểm đằng sau công cụ chat của Trung Quốc này.
 

Người dùng Việt Nam có lẽ không hề biết rằng, khi chấp nhận dùng WeChat, họ đã vô tình xác nhận chủ quyền “đường lưỡi bò” trên biển Đông là của Trung Quốc, được thể hiện trong bản đồ ngầm của sản phẩm này.

bandotienganh

Trong bản đồ ở phiên bản tiếng Anh, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị WeChat cố tình “lờ tịt”!

luoibo

Trong khi tại phiên bản tiếng Trung, “đường lưỡi bò” phi pháp lại được WeChat cho hiện rất rõ.

Continue reading Trung Quốc ngấm ngầm đưa ‘bản đồ lưỡi bò’ vào Việt Nam qua Wechat

Chầu Văn – di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

 

Chào các bạn,
hat_chau_van
Hát Văn – hay Chầu Văn – là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam, xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thời kỳ hoàng kim của Chầu Văn là cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 với  hình thức lễ nhạc phục vụ nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ Phủ. Ngoài ra hát Văn còn được dùng để ca ngợi các cụ tổ của dòng họ, ca ngợi đức thành hoàng làng, hay dâng Văn bản mệnh cho người cảm thấy mình có “căn cao, số nặng”.

Với thể thơ  thất ngôn, song thất lục bát, lục bát, hay nhất bát song thất, lời hát Văn được gọt giũa, trau chuốt qua nhiều thế hệ truyền khẩu nên rất súc tích, trang nghiêm và mang nhiều ý nghĩa trong đời sống tâm linh người Việt. Continue reading Chầu Văn – di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Yêu nước là gì?

 

Tổ quốc… là gì? Yêu tổ quốc là … yêu cái gì?
Ngô Quỳnh Linh, luật sư, Tp HCM

Tình yêu tổ quốc khởi đầu từ đâu?
Sr. M Matta Trần Thị Lành, Dòng Nữ Vương Hòa Bình Buôn Ma Thuột

Thế nào là yêu nước thông minh, sáng suốt?
Phạm Thu Hương, tác giả, dịch giả, admin dotchuoinon.com, Đà Nẵng

 

cấy lúaTổ quốc là đất nước của tổ tiên, đất nước do tổ tiên để lại.

Tổ quốc trong tiếng Anh gọi là fatherland (đất cha) hay motherland (đất mẹ). Người Việt ta có thể gọi giản dị là “đất nước” hay “nước”. Tổ quốc của tôi cũng là “đất nước tôi” hay “nước tôi”.

Chúng ta thấy trong tiếng Anh người ta dùng chữ “land” (đất) để chỉ cái mà người Việt gọi là “nước” (country). Ví dụ: Thailand, Ireland, Holland – Nước Thái Lan, nước Ailen, nước Hà Lan. Tức là trong tiếng Anh, người ta lấy “nơi sống” (đất) làm chính. Trong tiếng Việt, chúng ta lấy “nguồn sống” (nước) là chính—không có nước thì con người không thế sống được.

Continue reading Yêu nước là gì?

Hiểu sát nghĩa

 

Chào các bạn,
thinking
Những năm mình phụ trách các nhà Lưu Trú sắc tộc, cùng đồng hành với các em sắc tộc như người trong một gia đình, có những điểm chỉ cần mình ở với các em một, hai ngày là mình sẽ thấy ngay: Như nhờ các em sửa một van nước hay sửa một vật dụng gì trong nhà; như thay một cầu chì điện… Các em có làm nhưng khi làm xong, được hoặc không được, không bao giờ thấy các em báo lại. Mình muốn biết thì phải cho gọi em đó lại và hỏi: Em đã làm được chưa hoặc em đã làm xong chưa… Lúc đó, em mới báo cho mình biết là được hoặc không được hoặc còn cần thêm thứ gì nữa mới làm xong được! Continue reading Hiểu sát nghĩa