Ravi Shankar – nghệ sĩ sitar xuất chúng

 

Chào các bạn,
Ravi-Shankar
Ravi Shankar (tên khai sinh Robindro Shaunkor Chowdhury) sinh ngày 7/4/1920, mất ngày 11/12/2012. Với cây đàn sitar, Shankar được coi là nghệ sĩ xuất chúng nhất, là bậc thầy đàn sitar và là người có công lớn trong việc phổ biến nhạc Ấn đến thế giới.

Dấu ấn tuổi thơ thấm đẫm chất tâm linh tại Thành phố thần thánh Varanasi, bên bờ sông Ganges – nơi có vô vàn hoạt động giải trí, ca hát, nhảy múa và cả nhạc kịch – thể hiện rất rõ trong âm nhạc của ông. Đọc tiếp Ravi Shankar – nghệ sĩ sitar xuất chúng

Cái học

 

Tại sao phải học? và học thế nào cho giỏi?
Nguyễn Minh Quan Huấn, Nhà xuất bản TGM, Sài Gòn

Đại học không là cánh cửa duy nhất để vào đời,
như Steve Jobs hay Bill Gates. Nhưng làm thế
nào sinh viên trẻ tìm được việc nếu không có bằng Cử nhân?
Lưu Vĩnh Phúc, SV Quan hệ quốc tế, Đại học ngoại ngữ – tin học TP.HCM

Em không có động lực học hành. Em thấy những bạn khác
say mê học hành, em cũng muốn thế nhưng không biết làm thế nào.
Phạm Thu Hương, tác giả, dịch giả, admin dotchuoinon.com

“Học tập là việc của cả đời”. Vậy học thế nào?
Nguyễn Chí Thuận, Kỹ sư vi tính, Hà Nội

 

họcKhông học thì dốt.

Mà dốt thì chẳng làm ăn gì được cả. Người không có trí thì chỉ có thể cầm cuốc cầm cày, nếu đủ sức làm nông. Kiến thức càng thấp thì làm các công việc càng ít thu nhập, rất khó lo cho con cái và kinh tế gia đình sau này. Mà nền kinh tế của nước ta cũng như kinh tế thế giới càng ngày càng đòi hỏi nhiều kiến thức.

Trình độ dân trí và kinh tế thế giới ngày nay đã cao đến mức mà bằng cử nhân được xem là kiến thức tối thiểu để làm việc. Ngoại trừ một số ngành nghề chuyên môn, không có bằng cử nhân thì rất khó để tìm việc và khó tiến thân.

Dù vậy tấm bằng chỉ giúp ta có dịp vào được công ty nào đó, nhưng vào rồi thì ta tiến được tới đâu là do cách học nghề trong công ty và cách làm việc của ta hiệu quả đến đâu. Tấm bằng chỉ là điều kiện tối thiểu, không phải điều kiện tối đa. Đọc tiếp Cái học

Học xin lỗi

 

Chào các bạn,

Ảnh: Nguyễn Tú
Ảnh: Nguyễn Tú

Mình nhớ vào một buổi chiều mình đang ở dưới nhà bếp chỉ cho các em tổ nấu bếp làm thức ăn thì em H’Nhiệu đến báo cho mình có điện thoại. Mình lên nghe và được đầu dây bên kia hỏi: Hai em A Luck và A Thak, người sắc tộc Sê đăng, là học sinh lớp mười trường Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Tp. Buôn Ma Thuột, là học trò trong Lưu Trú sắc tộc của mình không? Mình xác nhận với họ hai em A Luck và A Thak là học sinh của mình. Và họ mời mình đến trụ sở công an Phường vì hai em đang bị giữ ở chỗ họ. Đọc tiếp Học xin lỗi

“Bắn không rơi, tôi xin lao thẳng vào B52”

 
Dân trí Thượng úy phi công Vũ Xuân Thiều báo cáo: “Bắn B52 địch không rơi tại chỗ, tôi xin lao thẳng vào nó”. Ngày 28/12/1972, anh đã lao thẳng chiếc Mig của mình vào B52 địch. Hoa Kỳ công nhận đây là chiếc máy bay cuối cùng bị không quân Bắc Việt bắn hạ tại chỗ.
 

xac-B52-a-b4069

Xác máy bay B52 bị quân dân Thủ đô bắn hạ, rơi trên đường Hoàng Hoa Thám.

 

Trung tướng Vũ Xuân Vinh, nguyên phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân, người đã có mặt tại Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân suốt 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không ở Hà Nội cho biết: Tính đến tháng 11 năm 1972, Hội nghị 4 bên ở Paris đã họp đến gần 160 phiên nhưng vẫn bế tắc. Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã lệnh cho các lực lượng vũ trang: “Có nhiều khả năng địch sẽ đánh phá trở lại toàn miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, kể cả việc dùng pháo đài bay chiến lược B52 đánh vào Hà Nội – Hải Phòng. Do đó nhiệm vụ của quân chủng Phòng không – Không quân là tập trung mọi khả năng, nhằm đúng đối tượng B52 mà tiêu diệt”.

Đọc tiếp “Bắn không rơi, tôi xin lao thẳng vào B52”

Thủy điện của người C’Tu

 
Thanh NiênĐiện về bản-ước mơ bấy lâu nay của cộng đồng người C’Tu tại H.Tây Giang (Quảng Nam), giờ đã thành hiện thực…
 

Xem-tv

Có điện, đời sống người dân C’Tu đổi khác – Ảnh: Hoàng Sơn

 

Thủy điện của bản

Định cư giữa những cánh rừng nguyên sinh, người C’Tu tại bản G’lao (xã Gary) bao đời nay không hề biết đến ánh sáng điện là gì. “Tối đến không ngủ sớm thì cũng chẳng biết làm gì. Bố cũng quan tâm đến sự kiện, xã hội lắm, nhưng biết làm sao khi có tiền mua tivi, trong khi điện thì không được nối về bản! Cũng trông đứng trông ngồi chứ, mà cũng chỉ dám mơ ước thôi!” già Tơngôl Kiên chia sẻ một cách thật bụng. Đọc tiếp Thủy điện của người C’Tu

Cử nhân “vật vã” tìm việc: Những tấm bằng bị … xếp xó

 
Dân tríRa trường đi làm công nhân may mặc và hiện giờ T. vừa xin được vị trí… đứng bán nước yến với mức lương 2 triệu đồng. Với những công việc đó, hơn hai năm nay T. chẳng có cơ hội dùng đến tấm bằng tốt nghiệp Đại học loại Khá của mình.

 >>  Mỏi mòn tìm việc, sinh viên ra trường làm công nhân

 
cunhan1-f9ee9

Nhiều cử nhân ra trường phải chấp nhận làm những công việc chỉ duy nhất với mục đích kiếm sống.

  Đọc tiếp Cử nhân “vật vã” tìm việc: Những tấm bằng bị … xếp xó

Nghẽn website vé tàu vì ‘bị động’ công nghệ

 
VietNamNet – Chúng tôi chưa chủ động được về công nghệ thông tin nên khi bán vé qua mạng có trục trặc nhất định – ông Nguyễn Hữu Tuyên, Trưởng ban Kinh doanh vận tải, Tổng công ty đường sắt Việt Nam phân trần.

Trước tình trạng website (vetau.com.vn) phục vụ bán vé tàu Tết bị nghẽn xảy ra tại Ga Sài Gòn, ông Nguyễn Hữu Tuyên chia sẻ, nguyên nhân là do trang website bị hack tấn công nên từ 8h sáng đến 17h ngày 10/12 chỉ có gần 4.000 hành khách mua được vé, sau đó website bị ngừng hoạt động.

Tuy nhiên, sau đó chúng tôi đã phối hợp với Vietinbank xử lý nên hành khách đã vào đăng ký được bình thường. Đến thời điểm này đã có hơn 37.000 người đăng ký mua vé tàu Tết thành công.

Tình trạng tắc nghẽn mạng khiến hành khách rất bức xúc

Đọc tiếp Nghẽn website vé tàu vì ‘bị động’ công nghệ