Communication

 

Em thấy có rất nhiều kỹ năng mềm
cần phải học. Mỗi kỹ năng thì lại có
rất nhiều sách dạy khác nhau với rất
nhiều điều phải nhớ. Vậy em nên bắt
đầu học và luyện tập như thế nào?
Đặng Thế Hòa, Kiểm toán Price Waterhouse Cooper, Sài Gòn.

Nói chuyện với người ta thì em đỡ hơn,
chứ cứ mỗi lần nhận email hay qua tin
nhắn thì em lại hiểu sai ý, có khi khác
hoàn toàn, hoặc sót nội dung nữa. Làm
sao để em hiểu đúng ý của người khác?
Nguyễn Thị Phương Linh, gia sư English, Sài Gòn.

 

communicationRất khó tìm một chữ Việt để có thể diễn tả hết ý của từ communication. Thường thì người ta dịch là truyền thông hay thông tin. Những cách dịch này chỉ đúng cho một số trường hợp nhỏ. Communication có nghĩa bao gồm tất cả mọi trao đổi thông tin của con người để con người có thể hiểu ý nhau—nói chuyện, ra dấu hiệu, viết, đọc, email, blog, báo chí, radio, TV, phim ảnh… Một công ty có thể dùng tất cả các cách communication này.

Một cá nhân thì thường là nói chuyện, điện thoại, viết email, viết blog. Nói chung, communication có nghĩa là các cách ta nói chuyện, giao tiếp và thông tin hàng ngày.

Hầu như trong tất cả mọi loại công việc của chúng ta đều có communication là thành phần chính — nói chuyện với sếp, viết email cho bạn, nói chuyện và viết thư cho khách hàng, networking, teamwork, v.v… Communication là cái nền chính trong mọi hoạt động của con người, cho nên 80% các vấn đề trong mọi tổ chức là vấn đề communication. Và nếu bạn chỉ chọn được một kỹ năng mềm để học, thì nên học communication và thành thầy về communication.

Continue reading Communication

Văn hóa trong bữa cơm gia đình

 

Chào các bạn,
TN
Những người dân tộc tuy họ không nói ra nhưng qua những lần tiếp xúc, mình biết họ rất mặc cảm với người Kinh về việc ăn uống nấu nướng của họ. Vì vậy mặc dầu mình ở trong Buôn có rất nhiều người quen, vì đa số các con của họ khi lên học cấp III là học trò ở các nhà Lưu Trú của mình và con cái họ đến nhà thờ để được cử hành lễ cưới rất nhiều, nhưng không bao giờ họ mời mình dự tiệc!

Cũng có những lần nói chuyện chơi với các mẹ, mình nói: Hôm nào có lúa mới, các mẹ cho mình ăn cơm một bữa với. Các mẹ cười nói: Các mẹ cũng muốn lắm nhưng người dân tộc các mẹ không biết nấu nên không dám mời… Tuy vậy mình cũng có một kỷ niệm không quên, khi mình cùng với người em trai đến ăn cơm ở nhà một người dân tộc Jarai rất quen thân với gia đình người em trai của mình. Continue reading Văn hóa trong bữa cơm gia đình

Sự thăng hoa và bút pháp hiện đại trong “99 KHÚC TẶNG LIÊN”(*)  của nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy

 

Mới. Lạ. Mở. Gợi. Dạt dào cảm hứng. Ý tứ mênh mang. Chữ như mây vỡ. Rất thực mà ảo. Rất ảo mà thực. Tình chắp cánh cho trí bay lên. Trí làm cho tình găm lòng người ở lại. Ông viết như mê. Ông viết như say. Ông viết như không. Ông viết như chơi. Không khuôn mẫu. Không lập lại. Biến hóa. Sáng tạo. Sáng tạo mà không cứng. Nhuần nhuyễn. Đầy chất thơ. Đầy chất thi sĩ. Đó là cảm nhận bao trùm nhất khi đọc “ 99 khúc tặng Liên” của nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy. 

Continue reading Sự thăng hoa và bút pháp hiện đại trong “99 KHÚC TẶNG LIÊN”(*)  của nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy

Quá khứ đen của ‘vua’ bãi vàng

Có trong tay hơn 100 đàn em, lại thường xuyên tham gia vào các vụ huyết chiến tranh giành lãnh địa, Hữu từng được suy tôn làm “vua” bãi vàng. Tình yêu chân thành của cô gái đã thức tỉnh Hữu tu tỉnh làm ăn chân chính.

“Đại ca” trong giới đào vàng ở Văn Bàn với quân số đàn em hơn 100 người năm xưa.

Continue reading Quá khứ đen của ‘vua’ bãi vàng

Mock Nhất xây cầu

 
Tuổi trẻ – Có một cán bộ xã người dân tộc M’Nông, học chưa hết lớp 9, đã dám tự mình thiết kế và huy động sức dân xây ba cây cầu bắc qua sông Đạ Đờn (xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng).
 
ttb

Công việc mỗi cuối tuần của Mock Nhất là đi kiểm tra độ an toàn của cầu – Ảnh: Mai Vinh

Ở sông Đạ Đờn có ba cây cầu được chính quyền xã gắn bảng với tên cụ thể là Fi Jút (dài 76m), Đạ K’Nàng (78m), Đạ R’Kôh (130m), nhưng người xứ Đạ Đờn quen gọi là cầu Mock Nhất 1, 2, 3 để chỉ thứ tự ra đời. Dân gọi vậy là để họ nhớ đến công của ông Mock Nhất.

Ông bắt đầu làm cầu năm 2004 khi đang là phó chủ tịch UBND xã Đạ Đờn, giờ ông là phó chủ tịch HĐND xã. Ông Mock Nhất năm nay 42 tuổi, sinh ra và lớn lên ở một ngôi nhà nhỏ bên dòng Đạ Đờn, ngay cầu Fi Jút bây giờ. Continue reading Mock Nhất xây cầu

Cần tìm tiêu chí lễ phục

 
Thanh Niên Cách đặt vấn đề tại hội thảo Lễ phục Việt Nam và tiêu chí lựa chọn cho thấy nhiều khả năng ngành văn hóa sẽ chỉ tìm một bộ lễ phục cho công tác đối ngoại chứ không tìm quốc phục cho toàn dân.
 

 Cần tìm tiêu chí lễ phục
Trang phục của quý ông tại Hà Nội xưa – Ảnh: KTS Đoàn Bắc

GS-TSKH Phan Đăng Nhật, mặc một bộ áo the, khoác áo khoác lạnh đến hội thảo về lễ phục sáng qua (21.12). Nhìn ông khá thoải mái trong đi lại. “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất giỏi chuyện ăn mặc. Và đối với Cụ, trong những lễ trang trọng không nhất thiết phải dùng complet và cravat. Vì thế hôm nay tôi mặc bộ này đến đây”, GS Phan Đăng Nhật, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa dân gian nói. Continue reading Cần tìm tiêu chí lễ phục

“Kỳ án” phá rừng để… trồng rừng

 
VietNamNetKhu rừng nguyên sinh bỗng chốc trở thành đất trống, đồi trọc, cây ngắn hạn bởi công cuộc chặt rừng nguyên sinh để… trồng rừng tái sinh.

>> Đền bù đất theo giá thị trường nào?
>> Làm chính quyền cũng khổ!
>> Đất đai ký sự: Những tỷ phú hoang mang

 

Kết quả của việc “trồng rừng” ngay bên ngoài, Ảnh: Hoàng Hường

 

Cán bộ xã “phát” rừng, cán bộ huyện “không cho dân phát biểu”?

Mang theo nhiều nỗi bức xúc, người dân và trưởng thôn Ba, xã Mông Hóa, Kỳ Sơn, bà Nguyễn Thị Thìn không chỉ cung cấp cho đoàn công tác rất nhiều tài liệu, thông tin về “kỳ án” phá rừng đầu nguồn để… trồng rừng tại địa phương, mà người dân còn lặn lội đưa đoàn công tác đi vào sâu trong rừng để chứng kiến tận mắt một vùng rừng nguyên sinh đã bị biến thành đường đất đỏ và những quả đồi trọc trơ như thế nào. Continue reading “Kỳ án” phá rừng để… trồng rừng