Le Pont Mirabeau (Guillaume Apollinaire)

 

Chào các bạn,

Guillaume Apollinaire
Guillaume Apollinaire

Guillaume Apollinaire là một nhà thơ nổi tiếng của Pháp, người đọc Việt các thế hệ trước rất thích thơ ông, nhất là từ khi thi sĩ Bùi Giáng dịch và nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài thơ “Mùa thu chết” của Apollinaire.

Nhưng bài thơ Le pont Mirabeau (Cầu Mirabeau) của ông mới đúng là tuyệt tác.

Bài thơ được ông sáng tác vào năm 1912, nghĩa là vừa tròn thế kỷ. Cầu Mirabeau chỉ là một trong 37 cây cầu bắc qua sông Seine ở Paris, nhưng bài thơ đã làm nó trở nên bất tử và trở thành một địa điểm yêu thích của khách tham quan.

Vì sao bài thơ lại được nhiều người công nhận là kiệt tác? Guillaume Apollinaire dùng tên cầu làm tựa đề bài thơ nhưng không nói gì đến cây cầu mà mượn dòng nước trôi dưới sông Seine để nói sự trôi chảy của thời gian, sự bất lực của con người bé nhỏ trước giòng chảy thời gian. Cuốn trôi theo tất cả mọi điều: tình yêu, kỉ niệm… Đọc tiếp Le Pont Mirabeau (Guillaume Apollinaire)

Xây một ước mơ

 

Em phải làm gì để đạt được ước mơ mà em mong muốn?
Thâm, lớp 11, và Truyên, lớp 10, (dân tộc Sêđăng, không có họ)
THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Lưu Trú Buôn Hằng, Krông Păk, Đăklăk

Làm sao để khám phá ước mơ, khi bản thân mình
không biết mình đang mơ ước về điều gì?
Phạm Thị Kim Ngân, công chức hải quan, Đà Nẵng

Chúng em bị mất phương hướng trên hành trình xác định
niềm đam mê của mình: không biết mình thích gì, muốn gì.
Phạm Thị Minh Thúy, lớp 11, trường PTTH Phan Châu Trinh, Đà Nẵng

 

aladinƯớc mơ là những vì sao đưa lối, dẫn ta vào những cuộc hành trình kì diệu của của cuộc đời. Em gái trong một góc quê nghèo ở Châu Đốc ước mơ một ngày đứng trên bục giảng trong một giảng đường đầy các nhà toán học nổi tiếng của thế giới. Em trai trong một xóm nhỏ ở Lạng Sơn ước mơ một ngày ngồi trong Quốc Hội thảo luận công việc cùng các nghị viên…

Những giấc mơ làm đời ta tươi đẹp, đầy hy vọng, đầy nghị lực, đầy sinh khí, để ta có thể vượt qua những phút khó khăn lúc này, và vững tâm tiến theo hướng của những vì sao.

Nhắm đến những vì sao! Đọc tiếp Xây một ước mơ

Muốn vượt nghèo thì cố gắng học!

 

Chào các bạn,

Chăm học
Chăm học

Hôm nay trong nhà Lưu Trú có em Saven đau. Cách đây ba ngày, em Saven có đến xin thuốc và mình đã cho em uống hai ngày nay rồi. Tưởng em Saven sẽ vượt qua được cơn cảm nhưng tối nay các bạn cùng lớp em đến báo em Saven sốt cao, ngồi dậy là nôn ói… Mình đến lấy nhiệt độ cho em Saven. Lúc đó em sốt 40 C. Mình lấy thuốc cho em uống rồi đi dùng cơm tối. Đọc tiếp Muốn vượt nghèo thì cố gắng học!

Sống ở đáy khơi

 
Tuổi TrẻQuanh năm suốt tháng họ sống ở đó, giữa mênh mông trời biển, trên một cái chòi đáy cao lêu nghêu, lửng lơ trước mưa gió bão bùng với công việc nặng nhọc, thời tiết khắc nghiệt, hiểm nguy rình rập… kề cận bên họ.
 
BĐ

Chuẩn bị kéo đáy

 

Một ngày giữa tháng 11, khi đợt áp thấp nhiệt đới vừa dứt, chúng tôi theo ghe đáy của ông Bùi Văn Cường (xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) ra đáy hàng khơi. Đọc tiếp Sống ở đáy khơi

“Bó tay” với nạn nhái thương hiệu du lịch?

 
Thanh NiênNhái cả tên gọi, thương hiệu và trang web, bê nguyên cả chương trình – cách thiết kế nội dung tour tuyến… Đó là những bức xúc của doanh nghiệp du lịch tại Hội thảo “Vai trò pháp luật trong bảo vệ thương hiệu du lịch Việt” do Hiệp hội Du lịch TP.HCM (HTA) tổ chức tại TP.HCM chiều 4.12.

 

 
Lửa Việt là một trong các doanh nghiệp du lịch bị nhái thương hiệu – Ảnh: Đình Quân

  Đọc tiếp “Bó tay” với nạn nhái thương hiệu du lịch?

Dưới dãy Hoàng Liên Sơn: Gái 14 tuổi đã 3 đời chồng

Nông nghiệp Việt NamNằm dưới dãy núi Hoàng Liên Sơn, bản Hoàng Liên Sơn 1, xã Nậm Xe (Phong Thổ, Lai Châu) nằm ở độ cao 1.500 m. Bản có 64 hộ với 305 nhân khẩu dân tộc Mông sinh sống. Ở bản đang xảy ra những câu chuyện “cười ra nước mắt” nhưng chưa tìm được lối thoát.

Theo tiếng Mông, khi chàng trai gặp cô gái hỏi: “Cò nhã cú xi nhá” (em có thích anh không?), nếu người con gái đồng ý là “cò nhã”, còn không thì “xi nhá”. Chỉ một câu hỏi như vậy mà những cô gái, chàng trai tuổi từ 13 đến 16 đã thành vợ thành chồng. Họ quan niệm rằng, về ở với nhau thích thì nên vợ nên không, còn không thì bỏ, chẳng có gì vương vấn.


Những cô gái ở bản Hoàng Liên Sơn 1 chưa đủ 18 tuổi nhưng tay bồng tay bế con Đọc tiếp Dưới dãy Hoàng Liên Sơn: Gái 14 tuổi đã 3 đời chồng