Sóng về đâu – Trịnh Công Sơn

Theo lời kể của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì anh sáng tác ca khúc này lấy cảm hứng từ một câu chú Bát Nhã: “Gate gate Paragate parasamgate bodhi svaha” Có nghiã là: “Qua rồi, qua rồi, qua bờ rồi, qua bờ hết rồi, giác ngộ rồi, vậy đó.”

Sóng về đâu là một ca khúc hay của TCS, hay nhưng không dễ hiểu. Cái đẹp của ca từ lạ lùng huyền ảo như một bức tranh trừu tượng. Thật là khó giải thích cái đẹp của một bức tranh trừu tượng, với ca khúc “Sóng về đâu” cũng thế. Biển và Sóng ở đây chỉ mang ý nghĩa ẩn dụ. Một ẩn dụ không mang tính phổ quát mà như một bí mật riêng tư của người nghệ sĩ.

Đọc tiếp Sóng về đâu – Trịnh Công Sơn

Yêu mọi người

Chào các bạn,

Nói đến yêu người, chúng ta thường nghĩ đến hành động một chiều. Ta đỡ đần ai một việc gì đó, tặng ai một điều gì đó, và không mong đáp trả. Đúng là như vậy. Nhưng hậu quả của một hành động nhân ái luôn luôn là hai nhiều—người nhận vui đã đành, nhưng người cho cũng thấy trong lòng hoan lạc. Cho nên sự thật là, khi ta cho đi, ta nhận lại ngay tức thì.

Bản chất của các hành động tích cực là như thế. Bạn đưa một trăm ngàn trong tiệm áo quần đổi lấy một cái áo, cảm giác của bạn lúc đó không thể nào so sánh được với cảm giác an lạc khi bạn cho một người ăn xin vài ngàn đồng bạc. Các hành động tích cực luôn tạo ra trong ta một năng lượng tích cực, giữ ta an lạc, vui vẻ, khỏe mạnh.

Đọc tiếp Yêu mọi người

Em bé Sapa

 

Bút ký

Bé Siu và mẹ trong sân nhà
Đường phố đêm Sapa đầu xuân chìm trong thứ ánh sáng mờ ảo của đèn cao áp lẫn sương mù. Khí lạnh buốt từ trên đỉnh Fanxipan tràn về thung lũng từng đợt. Sương trắng chơi vơi để lộ ra những vùng tối mịt hun hút như các lỗ đen trên thiên hà. Đêm nay cháu ở đâu, bé Siu?

Đây là lần thứ hai tôi có mặt ở Sapa để thực hiện một bộ phim về du lịch. Lần trước tôi chúi mũi vào quay tư liệu, hỏi han, ghi chép. Tôi không có phút rỗi rãi để thưởng thức cảnh đẹp, để thư giãn, nghỉ ngơi. Bù lại, tôi được các ấn tượng mới mẻ tràn ngập.

Tôi đã thu góp được những tư liệu xác thực, những hình ảnh đẹp, những ý tưởng lý thú cho một bộ phim mà tôi tự an ủi: Đây không chỉ là một bộ phim làm theo đơn đặt hàng, mà còn là một bộ phim của riêng tôi!

Đọc tiếp Em bé Sapa

GRATITUDE

Written by Trần Đình Hoành

Translated into English by Nguyễn Hà Huyền Vân

If we still have parents, we are more fortunate than the orphans.

If we have a house, we are more fortunate than the homeless.

If we have daily food, we are more fortunate than the hungry.

If we have clothing, we are more fortunate than the ragged.

If we are healthy, we are more fortunate than the sick.

Đọc tiếp GRATITUDE

Ngoại giao Việt Nam: Thời thế mới, thách thức mới

 

SGTT.VN – Tác động của khủng hoảng kinh tế lan rộng trên toàn cầu, đi cùng với vai trò của công nghệ khiến cho thế giới đứng trước những câu hỏi lớn, mang tầm chiến lược. Phân tích của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, một nhà ngoại giao kỳ cựu, về chiến lược của ngoại giao Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá.
 

Ngành dệt may gia công bắt đầu có đơn hàng trở lại. Ảnh: Lê Quang Nhật

 
Thời thế mới

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra mùa thu 2008 đã làm thay đổi nhanh chóng trong chớp mắt nhiều mặt đời sống thế giới. Ở hai bờ Đại Tây Dương, Mỹ và Cộng đồng châu Âu vật lộn trong cuộc cải tổ cơ cấu kinh tế, khắc phục tình trạng tăng trưởng thấp và thất nghiệp cao. Thế giới Arập trải qua ngọn triều cách mạng đường phố với “cơn đẻ đau lịch sử”. Ở Thái Bình Dương, khủng hoảng kinh tế cộng với thảm hoạ kép dường như quật ngã người khổng lồ kinh tế Nhật Bản. Một khổng lồ mới – Trung Quốc tiến nhanh mạnh vào trung tâm quyền lực thế giới trước khi thế giới kịp nhận ra hiện tượng Trung Quốc, đặt hàng loạt quốc gia trước câu hỏi: Thách thức đến từ Trung Quốc hay cơ hội đến từ Trung Quốc? Sự trỗi dậy của Trung Quốc làm thay đổi nhiều giả định địa – chính trị, thúc đẩy sự phân cực quyền lực, thay đổi hình thức, đối tượng và phương pháp tập hợp lực lượng. Một nước rất có thể bị chinh phục bằng cuộc “xâm lược mềm” kinh tế.

Đọc tiếp Ngoại giao Việt Nam: Thời thế mới, thách thức mới

Tổng bí thư: ‘Việt Nam đang tăng cường lực lượng để tự vệ’

VNEXPRESS
Trao đổi với cử tri Hà Nội về chủ đề biển Đông, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Việt Nam đang đứng trước 3 yêu cầu: giữ vững chủ quyền biển; khai thác làm giàu cho đất nước và giữ hòa bình, ổn định để phát triển.
> ‘Chủ quyền biển đảo là bất khả xâm phạm’

Chiều 10/8, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cùng một số đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Hoan nghênh kết quả kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13, cử tri Đặng Ngọc Tỉnh (phường Cửa Nam) kỳ vọng bộ máy lãnh đạo mới sẽ đưa đất nước phát triển.

Tổng bí thư trò chuyện với các cử tri. Ảnh: Tiến Dũng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với các cử tri. Ảnh: Tiến Dũng

Đề cập tới vấn đề biển Đông, ông Tỉnh cho rằng, để khẳng định chủ quyền, phải có lực lượng thường xuyên kiểm tra, giám sát. Lực lượng này không chỉ có hải quân, cảnh sát biển mà còn phải là chính những ngư dân đánh bắt xa bờ. Nhưng hiện nay tàu bè, phương tiện của ngư dân rất cũ kỹ, lạc hậu. Do đó, nhà nước phải đầu tư phương tiện hiện đại để ngư dân ổn định làm ăn trên biển.

Đọc tiếp Tổng bí thư: ‘Việt Nam đang tăng cường lực lượng để tự vệ’

Cựu giảng viên nhận 3 năm tù vì tội ‘lật đổ chính quyền’

Được đánh giá là khá thành khẩn về những hành vi gây phương hại cho nhà nước Việt Nam và có nhiều tình tiết giảm nhẹ khác, ông Phạm Minh Hoàng nhận mức án thấp hơn khung hình phạt.
> Cựu giảng viên bị cáo buộc ‘lật đổ chính quyền’ ra tòa

Ông Hoàng được dẫn về trại giam sau phiên xét xử. Ảnh: Vũ Mai.
Ông Hoàng được dẫn về trại giam sau phiên xét xử. Ảnh: Vũ Mai.

Trưa 10/8 tòa án nhân dân TP HCM đã tuyên phạt ông Phạm Minh Hoàng (56 tuổi, quốc tịch Pháp và Việt Nam) mức án 3 năm tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và bị quản thúc tại địa phương 3 năm sau khi mãn hạn tù.

Đọc tiếp Cựu giảng viên nhận 3 năm tù vì tội ‘lật đổ chính quyền’