Bà tôi – Nguyễn Vĩnh Tiến

 

Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến sinh năm Giáp Dần (1974). Là một kiến trúc sư nhưng sau những sáng tác như “Bà tôi”, “Giọt sương bay lên”, anh được coi như một “hiện tượng” dù anh chưa bao giờ nghĩ mình là nhạc sĩ.

Sau thành công của album đầu tiên “Giọt sương bay lên”, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến tới đây sẽ cho ra mắt album thứ hai của anh với tiêu đề “Ngồi trên vách nắng” với những ca khúc mang phong cách dân gian đương đại, được coi là sở trường của anh..

“À ơi, taxi đi ngủ, đèn đường ham chơi, cá vàng thôi bơi, đồng hồ vẫn chạy…” Những lời ru lạ lẫm và có phần hơi “ngổ ngáo” từ ca khúc “Hát Ru” của Nguyễn Vĩnh Tiến dường như đã thoát ra thật xa từ lời ru ầu ơ truyền thống của mẹ thủơ nào.

Đọc tiếp Bà tôi – Nguyễn Vĩnh Tiến

Let go

Chào các bạn,

Tiếng Anh có từ let go, có nghĩa là “hãy để nó đi”, tức là buông xả, buông bỏ. Thất tình là vi dụ dễ hiểu nhất của let go. Nàng đã đi lấy chồng rồi, con tim ta tan vỡ, cuộc đời không còn ý nghĩa, không còn thiết sống, nụ cười và đôi mắt của nàng theo ta khắp mọi nơi, kể cả trong giấc ngủ (nếu ngủ được), và làm ta đau buốt. Biết là không nên rũ liệt như thế, biết là ta nên quên nàng đi, buông bỏ tình yêu đó đi, buông bỏ hình ảnh của nàng đi, muốn như vậy, nhưng nàng vẫn cứ ở đó trong tâm tưởng, không buông bỏ được, không let go được. My God, I cannot let her go! I cannot let go of my love for her!

Đọc tiếp Let go

Vietnam Young Leadership Award 2012

 

Dear friends and colleagues,

Vietnam Education International Development, Professor David Reingold and I will introduce this Scholarship Program in Hanoi and HCMC this weekend. Please kindly circulate to potential candidates. Thank you.

Best regards,

Tran Ngoc Anh

——————————————————————-

Director, Vietnam Initiative

Assistant Professor, SPEA, Indiana University
Phone: (812) 325-5627; Emai: trananh@indiana.edu
http://www.indiana.edu/~spea/faculty/tran-anh.shtml

 

DOWNLOAD
Vietnam Young Leader Awards 2012
VYLA Brochure

Đọc tiếp Vietnam Young Leadership Award 2012

Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo các vấn đề Biển Đông


vnexpress
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp chỉ đạo, điều hành chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cả nước và các vùng; chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia; kế hoạch cung ứng tiền… cùng công tác biên giới và các vấn đề biển Đông – Hải đảo.
> Ông Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Văn Ninh là tân Phó thủ tướng

Ba tuần sau khi Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, chiều 25/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định phân công công tác của Thủ tướng và các Phó thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo, quản lý mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Ông trực tiếp chỉ đạo, điều hành chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cả nước và các vùng (gồm cả quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất); chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu; chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia; chi ngân sách nhà nước hàng năm (cả trái phiếu Chính phủ); sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ; kế hoạch cung ứng tiền hàng năm.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ đạo, điều hành công tác bảo đảm quốc phòng và an ninh; công tác đối ngoại của Chính phủ; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông – Hải đảo; những vấn đề chung về công tác dân tộc, tôn giáo và thi đua, khen thưởng; quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội…

Đọc tiếp Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo các vấn đề Biển Đông

Giới trung lưu TQ lo ngộ độc thực phẩm

BBC


Nhiều người có thu nhập cao ở thành phố đã về quê cuốc đất trồng rau.

Trung Quốc đã bắt giữ 2.000 người và đóng cửa gần 5.000 doanh nghiệp trong chiến dịch trấn áp thực trạng dùng phụ gia thực phẩm bất hợp pháp, sau khi xảy ra một loạt các vần đề an toàn thực phẩm.

Đọc tiếp Giới trung lưu TQ lo ngộ độc thực phẩm

Philippines thả toàn bộ 122 ngư dân Việt Nam

 

SGTT.VN – Theo tin từ sứ quán Việt Nam tại Philippines, sau phiên xét xử chiều ngày 26.8, tòa án tỉnh Palawan đã ra quyết định thả ngay 85 ngư dân Việt Nam trong ngày. Còn lại, 37 ngư dân sẽ hoàn tất nốt một số thủ tục giấy tờ liên quan đến chứng cứ động vật quý hiếm tìm thấy trên tàu và sẽ được thả trong ngày 31.8.

Bảy thuyền của ngư dân của Việt Nam đã được tòa án giao lại cho phía chính quyền quản lý trong thời gian chờ đợi quyết định cuối cùng của phía chính quyền. Đại sứ quán Việt Nam cùng các chủ tàu sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng cấp tỉnh và cấp quốc gia của Philippines để các tàu này sớm được trao trả cho các chủ tàu và ngư dân Việt Nam.

Đọc tiếp Philippines thả toàn bộ 122 ngư dân Việt Nam

Mùa nước nổi và đồng cỏ bàng

 

SGTT.VN – Sau nhiều năm “vắng bóng”, đầu tháng 8.2011, nước nổi bắt đầu xuất hiện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khỏi phải nói, nông dân Tây Nam bộ vui mừng khi thấy trước mắt mình nhiều cơ hội mưu sinh trong mùa nước nổi. Và không chỉ có con người. Thiên nhiên Tây Nam bộ cũng cần mùa nước nổi để hồi sinh…

Niềm vui bất ngờ

 

Ảnh: Lê Hoàng Yến

Dân vùng đầu nguồn Phú Lộc như ông Tám Dớn khoe: “Hơn ba tuần nay nước nổi thấy rõ, tui là người đầu tiên vùng này nhận ra vì sáu cái dớn đú, chỉ một đêm cá vô lềnh khênh”.

Một vài thửa ruộng phải cắt lúa khi nước đã ngập sâu, nhưng hầu hết đều chạy kịp để chuyển sang giăng lưới thả câu. Đầu ngọn nước, dân nghèo cũng kiếm sống dễ dàng hơn những năm không có lũ. Chủ nhân những chiếc xuồng thả lưới hả hê khi cá rô đồng cỡ “lưới ba phân không lọt” bán tại chợ Phú Lộc có giá 20.000 đồng/kg; cá trê vàng, cá lóc giá cũng chừng đó. Phía kênh Bảy xã, lưới ba phân đón cá rô đồng, cá trê vàng, cá lóc… theo nước tràn về. Chủ nhân dỡ lưới bắt cá mỗi đêm, có lúc bán theo mớ, xa cạ chứ không cần cân ký. Có đêm kiếm năm mười ký cá nên ai nấy rất hào hứng. Ông Bảy Phước, mấy năm trước thả lan lên vùng Biển Hồ, nói: “Năm nay cá từ Biển Hồ đổ về khá hơn. Một tuần trước, tụi tui đón đúng luồng cá đi, trúng lớn!” Cũng không biết vui hay buồn khi những người như ông Bảy – nông dân thứ thiệt – lại bất ngờ khi năm nay có mùa nước nổi, có cá. Dù chưa bằng những năm xưa nhưng dù sao cũng hơn những năm không có mùa nước nổi. Sáu, bảy năm nay, nước nổi không về với đồng bằng sông Cửu Long…

Đọc tiếp Mùa nước nổi và đồng cỏ bàng