Nhạc sĩ Trần Quang Lộc: Về đây nghe em

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc sinh năm 1945, tại Quảng Trị, theo học âm nhạc tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế năm ông 20 tuổi. Ông bắt đầu sáng tác vào cuối thập niên 1960. Tuyển tập đầu tiên của ông Hát trong dòng sông xưa được xuất bản năm 1970.

Trần Quang Lộc viết và phổ nhạc những bài hát mang sắc thái tình người, tình quê hương, như bản “Về Đây nghe em”, “Em còn nhớ Huế không”, “Có phải mùa thu Hà Nội”, “Chợt nghe em hát”, “Định mệnh”…

Bản nhạc nổi tiếng nhất của Trần Quang Lộc có lẽ là bài “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội?” hoàn tất năm 1972, phổ từ thơ của Tô Như Châu. Bài bát được đón nhận nồng nhiệt từ các ca sĩ cũng như thính giả, vì lời nghe lãng mạn, mơ màng của mùa thu, lồng trong một khung cảnh cổ kính của Thăng Long xưa với lịch sử của “hồn Trưng Vương sông Hát”

Đọc tiếp Nhạc sĩ Trần Quang Lộc: Về đây nghe em

Tập trung vào 3 điều tích cực căn bản

Chào các bạn,

Khiêm tốn, Thành thật, Yêu người

Trong lớp học, trong nhà thờ, trong nhà chùa… nói chung là trong các môi trường giáo dục, rất thường xuyên là chúng ta tập trung vào cái yếu của mình và của mọi người, để cố vực các điểm yếu lên. Các bạn, chúng ta đã nói rất thường xuyên, đây là một lầm lỗi.

Thứ nhất, mỗi người chúng ta có rất nhiều điểm yếu—tham lam, mê ngủ, bốc đồng, thỉnh thoảng nói dối, tự cao, thiếu tự tin, dễ giận, hay ghen, dễ nổi nóng… danh sách quá dài. Nếu ta chú trọng vào các điểm yếu của ta, ta sẽ không còn thời giờ làm việc gì khác trên đời.

Đọc tiếp Tập trung vào 3 điều tích cực căn bản

Bài Tình Viết Chung ở Vịnh Alki

(Nhật ký ngày 26 tháng 8 năm 2011)

 

Con trai: Ai cũng bảo ba sắc trẻ, dáng trẻ, nghĩ trẻ. Ba đã dụng thuật phong thủy nào cho kỳ diệu ấy?
Người mẹ: Con có thấy trong tiếng cười của ba có âm trăng, có sắc trăng, có hương trăng? Ba yêu thơ, yêu trăng, rồi yêu mẹ nên thơ và tình tắm trong  trăng, mà trăng thì non đầy thành già, già chín lặn thành non. Ba bảo đấy là pháp phong thủy hoán.
Con trai: Vậy thì con đưa điện ảnh hoán lên trăng?
Con gái: Và con đưa mỹ thuật hoán lên trăng?
Người mẹ: Trăng đâu có tầm thường như thế. Dù điện ảnh sinh sau đẻ muộn quyến rũ tân kỳ. Dù mỹ thuật bẩy sắc cầu vồng mê hoặc. Nhưng trăng chỉ một chung tình với thơ mơ hồ…

Đọc tiếp Bài Tình Viết Chung ở Vịnh Alki

Những bức chân dung

 

Chân dung số 1

Sáng, 6 giờ. Trước hiên nhà con nhỏ đã nghe tiếng nói cười râm ran của những người hàng xóm dậy sớm, người lớn lo đi làm, con nít lo đi học. Bỗng vọng từ đầu ngõ tiếng rao ngày một lớn hơn: ‘’Ai bánh mì hông, bánh mì nè. Ê mua bánh mì hông?’’ Chủ nhân tiếng rao, dù con nhỏ không thèm mở mắt chạy ra nhìn, cũng biết là của người đàn ông dáng tròn tròn, thấp thấp, chạy chiếc xe đạp ‘’đòn dông’’ với giỏ bánh mì to khệnh ở phía yên sau, với tiếng rao to, chát chúa ‘’quê một cục’’ không thể lẫn vào đâu với ai được. Đọc tiếp Những bức chân dung

Thương hiệu nông sản Việt Nam đang bị tấn công?

 

SGTT.VN – Trước đây khi nói đến “tấn công”, người ta thường hình dung đến một hành động hữu hình, quyết liệt giữa những thực thể tự nhiên. Nhưng bây giờ, nhiều cuộc “tấn công” vô hình nhưng mức độ quyết liệt lại rất cao mà không phải lúc nào con người cũng nhận ra được, như những cuộc “tấn công” trên internet hay “tấn công” vào nhân cách, uy tín của con người, thương hiệu của sản phẩm…

 

Các loại trái cây đặc sản Việt Nam cần được xây dựng và phát triển thương hiệu riêng. Ảnh: Thanh Hảo

Việt Nam đang nỗ lực xây dựng hình ảnh, thương hiệu của nông sản Việt Nam không chỉ cho việc xuất khẩu sang các thị trường khác mà còn cho cả ngay thị trường trong nước. Từ một nước phải nhập khẩu gạo nước ngoài để cứu đói thì giờ đây Việt Nam đã xuất khẩu gạo, chè, càphê, hồ tiêu, tôm, cá với sản lượng lớn không nhất thì nhì ở trên thế giới. Đây thực sự là một thành tích đáng kể của ngành nông nghiệp Việt Nam và của người nông dân Việt Nam.

Đọc tiếp Thương hiệu nông sản Việt Nam đang bị tấn công?

Lời hịch Hoàng Sa

 

SGTT.VN – Một bài văn tế lính Hoàng Sa được một dòng họ ở Quảng Ngãi lưu giữ 200 năm vừa được phát hiện. Bài văn tế này trở thành lời hịch Hoàng Sa suốt nhiều năm qua.

Binh phu Hoàng Sa khắp nơi

 

Ông Diệp Công Thang với bài văn tế. Ảnh: Lê Văn Chương

“Hỡi ơi đất Việt Trời Nam trải bao phen lao khổ, nghĩ đến kẻ điêu linh từ thuở nọ. Hoàng Sa lãnh hải, biển cả mênh mông, tháng năm vô định…” Cứ vào lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn, bài văn tế các chiến binh Hoàng Sa lại vang lên.

Theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, giám đốc sở Văn hoá – thể thao – du lịch tỉnh Quảng Ngãi, đảo Lý Sơn có bốn bài văn tế lính Hoàng Sa còn được lưu giữ qua nhiều đời. Nhưng điều gây bất ngờ cho các nhà nghiên cứu, đó là một bản văn tế lính Hoàng Sa vừa được phát hiện ở một thôn nằm sâu trong đất liền. Đó là gia đình của ông Diệp Công Thang, quê ở thôn Gia Hoà, xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh.

88 tuổi, nhưng ông Thang còn khá minh mẫn. Ông Thang hồi tưởng: “Hồi đó, tôi 14 tuổi, cứ mỗi khi đi cúng cầu an, cúng tàu thuyền, cúng cho gia đình ngư dân có người bị nạn trên biển và cúng lính Hoàng Sa thì tôi lại được cha dắt theo”. Và trong những chuyến đi đó, cha con ông Thang thường mang theo một bản văn tế lính Hoàng Sa do nhiều đời trước trong gia đình ông lưu truyền lại. Bài văn tế được ghi chép cẩn thận trên một xấp giấy dó.

Đọc tiếp Lời hịch Hoàng Sa

Philippines-TQ cùng thăm dò ở Trường Sa?

BBC

Một dàn khoan dầu khí (ảnh chỉ có tính minh họa)
Hiện chưa có phản ứng từ các quốc gia liên quan

Có tin cho hay Philippines đã chấp thuận cùng tập đoàn Sino Petroleum của Trung Quốc lập dự án thăm dò dầu khí ở quần đảo Trường Sa.

Đây là khu vực còn đang tranh chấp, với Việt Nam là một bên tham gia tuyên bố chủ quyền.

Đọc tiếp Philippines-TQ cùng thăm dò ở Trường Sa?