Mind over matter – Tâm trên vật

Chào các bạn,

Mind over matter là tâm ta quản lý mọi sự mọi vật.

Đây là một câu nói giản dị, nhưng phức tạp.

• Ở mức giản dị nhất, chúng ta nói đến kiên trì—nếu ta quyết tâm kiên trì đến một mục đích nào đó, thì nhất định sẽ có lúc ta đến đích. Quyết tâm đưa đến chiến thắng, vượt mọi nghịch cảnh.

• Ở một mức cao hơn, ta có kinh nghiệm: “Cũng bởi ta không chấp nhận, đúng hơn là không được aware bởi sự vô thường (impermanent) của cuộc sống, của lòng người… vậy nên ta luôn lo lắng gồng mình tìm cách ngăn chặn điều không mong muốn. Giống như có hợp và sợ sự tan nên rất căng thẳng. Sự căng thẳng, lo lắng lại có khi là điều ‘hấp dẫn’ kết cục đó đến . Rồi cũng vì không hiểu ‘vô thường’ nên khi điều đó đến lại rất shock, buồn phiền, depressed, khiến nhiều điều khác bị ảnh hưởng theo.” (Phúc) Tức là ở đây tâm ta, vì cố tình muốn quản lý‎ sự vật theo cách của nó, nhưng không được như ý, cho nên đưa đến đau khổ cho ta.

Đọc tiếp Mind over matter – Tâm trên vật

‘’Tắt lửa lòng’’ – Chuyện tình Lan và Điệp


 

‘’Chiều kia lũ chim trên cành buồn không ca. Chim hỡi xót thương ai
Hàng cây đứng im cũng thầm nhìn mây bay che kín phía lưng trời
Một con đò vắng đứng bơ vơ bên kia song     
Nước trôi lững lờ nghe chừng mang bao thương tâm
Rồi một hôm lữ khách lên đò qua bến sông, nét mặt u sầu’’

Những thính giả chân thành của dòng nhạc trữ tình quê hương Việt chắc không ai không biết đến ‘’Chuyện tình Lan và Điệp’’, loạt ca khúc nổi tiếng viết về đôi trẻ yêu nhau nhưng bị số phận đớn đau chia uyên rẽ thúy.  Đây là một câu chuyện tình hư cấu nổi tiếng ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ, được nhiều người ví như  Romeo và Juliet hay Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài của Việt Nam.

Đọc tiếp ‘’Tắt lửa lòng’’ – Chuyện tình Lan và Điệp

“Anh thức qua cuộc đời nhìn tình yêu” – Xuất xứ bài thơ “Mai em về nhà chồng” của Trần Hòa Bình


(Kỷ niệm 3 năm ngày mất của nhà thơ – nhà báo Trần Hòa Bình)

Thị trấn Xuân Hòa – Vĩnh Phúc hai mươi năm trước…

Tối mịt, sau khi ăn uống quấy quá cho xong tại quán cơm bình dân, tôi và Trần Hòa Bình đang định quay lên căn phòng tập thể của Bình ở Đại học Sư phạm Hà Nội II, thì Bình bảo: “Tôi với ông đi dạo quanh thị trấn đi?”

Hồi ấy, chỉ cần ra khỏi khu vực của trường ĐHSP là khung cảnh vắng ngắt, ao chuôm đầm lầy ngổn ngang. Chúng tôi lang thang trong đêm vắng, chỉ có tiếng côn trùng, ếch nhái hân hoan chào đón những bước chân lãng du…

Thỉnh thoảng, tôi lại phóng xe lên Xuân Hòa với Trần Hòa Bình, những hôm anh có giờ dạy ở trường. Quang cảnh tịch mịch của thị trấn nghèo không xa lạ với chúng tôi, nhưng lần nào chúng tôi cũng đều tìm thấy thêm một điều gì đó thi vị, thân thương đối với hai kẻ cô đơn, hạnh phúc gia đình trắc trở… Đi mãi lên gần phía hồ Đại Lải, một cơn mưa giông bất chợt ào xuống, chúng tôi chạy vội trú chân trong một quán lá sơ sài ven đường. Chúng tôi rét run, im lặng nhìn mưa đêm, mỗi đứa âm thầm theo đuổi những nỗi niềm run rẩy mơ hồ của cõi đời phù du…

Đọc tiếp “Anh thức qua cuộc đời nhìn tình yêu” – Xuất xứ bài thơ “Mai em về nhà chồng” của Trần Hòa Bình

Hello

(Nhật Ký đêm 14/8/2011)

Vì nhớ bát canh cần mà phải bay sang Mỹ
Bay bốn giờ chiều chủ nhật từ Tân Sơn Nhất. Quá cảnh khuya Taipei. Đến Seattle bảy giờ chiều chủ nhật. Nắng đang nhạt dần mệt mỏi
Hồn bay ngược, thời gian quay lại, chỉ ba tiếng đồng hồ ngày chủ nhật đã từ Việt Nam đến Mỹ. Mới hay trái đất chỉ là trái cam
Welcome to Seattle. Cả sân bay ríu rít hello. Hello hello…sóng hello sau đè sóng hello trước, tranh nhau bồng tình về home
Khác múi giờ tiệc đón bbq và rượu vang cất bằng hoan phối gái nho
Ăn uống sướng thế. Nhưng ngủ thì không thể. Chong chong ngồi ngắm trăng sao. Trăng Mỹ chín. Sao Mỹ non. Hay mắt tôi già?
Hello mắt, đồng hành cùng đêm trắng

Đọc tiếp Hello

Chống tham nhũng không thể chỉ dựa vào cơ quan nhà nước

Muốn chống tham nhũng thành công, không thể chỉ dựa vào những nỗ lực của các cơ quan nhà nước mà nhất thiết phải phát huy được vai trò, trách nhiệm và có được sự tham gia, ủng hộ tích cực của toàn xã hội – theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng.

Ông Lượng phát biểu tại lễ khai mạc Chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI) năm 2011 sáng 16/8 tại Hà Nội – một chương trình kêu gọi ý tưởng chống tham nhũng từ cộng đồng, xã hội.

Với chủ đề “Tăng cường liêm chính công và thực thi pháp luật góp phần phòng chống tham nhũng hiệu quả”, VACI 2011 đặt mục tiêu nâng cao nhận thức về pháp luật phòng, chống tham nhũng trong cộng đồng và phát huy vai trò, trách nhiệm của quần chúng nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Tham nhũng vẫn nghiêm trọng

Ông Lượng cho biết, với quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam trong thời gian qua tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã có bước kiềm chế.

Các đề án Sáng kiến phòng chống tham nhũng xuất sắc nhất sẽ được công bố sáng 17/8 tại Hà Nội

Tuy nhiên, ông Lượng nhận định “mặc dù có nhiều cố gắng, quyết tâm nhưng nhìn chung, tình hình tham nhũng ở Việt Nam hiện vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp, tệ nạn tham nhũng vẫn là vấn đề bức xúc, là mối quan tâm lớn của xã hội và vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ”.

 

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, muốn chống tham nhũng thành công thì không thể chỉ dựa vào những nỗ lực của cơ quan nhà nước mà nhất thiết phải phát huy được vai trò, trách nhiệm và có được sự tham gia, ủng hộ tích cực của toàn xã hội. Do đó, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích, kêu gọi người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội tham gia phòng, chống tham nhũng.

Nhiều tấm gương điển hình trong việc tố cáo, phát hiện các vụ tiêu cực, tham nhũng đã được biểu dương, khen thưởng kịp thời. Nhiều sáng kiến, góp ý từ các cá nhân, tổ chức đã được thể chế hóa thành chính sách, pháp luật để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng”, ông Lượng khẳng định.

Từ 160 đề án dự thi Chương trình VACI 2011, ban giám khảo vòng sơ khảo đã chọn lựa được 60 đề án vào vòng chung khảo. Tối thiểu 20 đề án xuất sắc nhất sẽ được tài trợ kinh phí thực hiện, mức tối đa là 290 triệu đồng.

Buổi tọa đàm “Đấu tranh phòng chống tham nhũng trong cộng đồng” và lễ trao giải cho các đề án xuất sắc nhất sẽ diễn ra sáng 17/8.

Trao đổi với VietNamNet, bà Fiona Lappin, trưởng đại diện văn phòng Phát triển Quốc tế Anh (DFID) cho rằng Việt Nam đã có khung pháp lý khá hoàn chỉnh, rộng lớn liên quan đến phòng, chống tham nhũng, trong đó là thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Theo bà, việc triển khai, thực thi luật hiệu quả trong thực tiễn là điều cốt lõi, bằng chứng cho thấy Việt Nam nỗ lực hành động trong cuộc chiến chống tham nhũng, thực thi cam kết bảo vệ xã hội. Cần đảm bảo việc áp dụng và thực thi hiệu quả các chính sách, pháp luật trên thực tế, đặc biệt ở một số địa phương, cơ sở. Để thực thi hiệu quả, cơ quan công quyền phải đảm bảo trách nhiệm giải trình, minh bạch trong khi người dân có quyền hưởng thụ dịch vụ công tốt.

Nói “không” với văn hóa phong bì

Đó là một trong những đề án tham dự Chương trình VACI 2011 của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng. Nhóm chuyên gia của trung tâm này ghi nhận một điều tra 85% người được hỏi nhận thấy các hành vi tham nhũng từ mức độ nhỏ đến lớn xảy ra trong quá trình sử dụng các dịch vụ y tế tại tuyến trung ương, 65% nhận thấy các hành vi này tại tuyến thấp hơn. Trong khi đó, 73% người được hỏi thừa nhận có biểu hiện vi phạm y đức, trong số đó cứ 10 người thì 1 người ở mức độ thường xuyên (2006-2009).

Đề án này đề xuất khá nhiều sáng kiến về mặt truyền thông để nói “không” với văn hóa phong bì, trong đó có việc quay băng đối tượng nhũng nhiễu, nhận phong bì để công chiếu trên truyền hình cả nước.

Cùng với đề án trên, nhiều đề án đưa ra các ý tưởng chống tham nhũng như điều chế vắc xin phòng chống tham nhũng tại Việt Nam, cải tiến quy trình tuyển chọn hiệu trưởng trường tiểu học, nâng cao tính minh bạch và quyền tiếp cận thông tin cho người dân thông qua hệ thống Navi Callcenter for citizen giá thành 200 đồng, dựa vào cộng đồng giám sát chương trình kinh tế – xã hội để chống tham nhũng, hộ gia đình tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng…

Linh Thư

‘Có dấu hiệu chưa minh bạch liên quan vụ in tiền polymer’

VNEXPRESS
Phó tổng Thanh tra Chính Phủ Trần Đức Lượng cho biết, các cơ quan chức năng đang làm rõ “phía Việt Nam có vi phạm gì không” trong dự án in tiền polymer mà Australia cáo buộc có “hối lộ”.

Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng. Ảnh: Tiến Dũng.

Sáng nay (16/8), trả lời VnExpress.net về việc Australia tiếp tục cáo buộc thêm một nhân vật liên quan tới đường dây hối lộ để giành hợp đồng in tiền polymer ở các nước trong đó có Việt Nam, Phó tổng Thanh tra Chính Phủ Trần Đức Lượng cho biết, Thanh tra đã phát hiện có những dấu hiệu chưa thực sự minh bạch trong việc này và đã báo cáo Thủ tướng.

Đọc tiếp ‘Có dấu hiệu chưa minh bạch liên quan vụ in tiền polymer’

‘Kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền’ – ‘Tàu ngầm VN đe dọa Trung Quốc’

‘Kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền’

Trước ý kiến của cử tri thành phố Cảng về tình hình biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển.

Ngày 17/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri tại thành phố Cảng để báo báo kết quả kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII.

Cử tri Hải Phòng đề xuất Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tại cơ sở, nhất là về công tác bảo vệ môi trường, cải cách thủ tục hành chính và các chính sách an sinh xã hội. Cử tri cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm đặc biệt đến giáo dục – đào tạo, xây dựng quy hoạch chung hệ thống cảng biển và sân bay trên địa bàn cả nước, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí…

Đại diện cử tri doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ cần quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về chính sách ưu đãi tín dụng, giãn thuế, ổn định giá thuê đất…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các cử tri. Ảnh: TTXVN

Đề cập ý kiến của cử tri thành phố về tình hình gần đây trên biển Đông, Thủ tướng nhấn mạnh, chủ quyền là thiêng liêng bất khả xâm phạm, Đảng, Nhà nước đã, đang và sẽ làm hết sức bằng sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại để bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc. Ông khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

Đọc tiếp ‘Kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền’ – ‘Tàu ngầm VN đe dọa Trung Quốc’