Les Flots du Danube – Sóng sông Danube

 

Sóng sông Danube là điệu valse được nhà soạn nhạc Iosif Ivanovici (1845–1902) biên soạn vào năm 1880, và nó đã trở thành một trong những giai điệu Romanian nổi tiếng nhất trên thế giới. Ở Mỹ, nó thường được biết đến với cái tên The Anniversary Song.

Có vẻ …không nổi tiếng bằng bài Valse của Johann Strauss : Beau Danube Bleu (Giòng sông xanh), ca khúc Sóng Danube vẫn có nét đẹp riêng với giai điệu mượt mà, nhẹ nhàng mà cuồn cuộn như sóng vỗ bờ…

Các bạn nghe ba clip về Sóng Danube:

Đọc tiếp Les Flots du Danube – Sóng sông Danube

Tâm linh của trí thức trẻ

Chào các bạn,

Các câu hỏi và phản hồi của các bạn trong bài “Tuyệt vọng ?“ làm mình rất hứng khởi. Mình thấy đó là bằng chứng hiển nhiên rằng trí thức trẻ chúng ta có trí tuệ đủ để quan tâm và tìm kiếm những vấn đề sâu thẳm của trái tim của chính ta nói riêng và của loài người nói chung. Khác với lo sợ của nhiều người là tuổi trẻ ngày nay quá hời hợt, chỉ biết game online và chít chát nhảm nhí. Vào thời đại nào cũng luôn luôn có một số trí thức đi trước đám đông. Đó chính là tiềm năng lãnh đạo của xã hội.

Hôm nay mình sẽ nói lại các điều mình đã nói trong các phản hồi trong bài “Tuyệt vọng ?”, để tóm tắt lại giản dị, có hệ thống, và rõ ràng hơn cho mọi người.

Đọc tiếp Tâm linh của trí thức trẻ

Chúng ta hãy cùng nhau

Lớp dạy chữ Êđê bằng văn học truyền miệng dân gian tại BMT

Hè Tân Mão tôi có một niềm vui, đó là được tham gia trò chuyện về văn hóa truyền thống với các thày cô giáo người Êđê, về dự lớp tập huấn dạy chữ Êđê trong trường phổ thông, theo chương trình và kế hoạch của Sở GD-ĐT  tỉnh Đăk lăk.

Đọc tiếp Chúng ta hãy cùng nhau

Ông Đới Bỉnh Quốc sắp sang Việt Nam

Ông Đới Bỉnh QuốcÔng Đới Bỉnh Quốc là nhân vật cao cấp nhất về ngoại giao trong Đảng CS Trung Quốc

Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc sắp sang Việt Nam để chủ trì phiên họp lần thứ năm của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung.

Một nguồn đáng tin cậy của BBC cho hay phiên họp này sẽ diễn ra từ 5/9-9/9 tại Hà Nội.

Đồng chủ trì phía Việt Nam là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.

Đọc tiếp Ông Đới Bỉnh Quốc sắp sang Việt Nam

Thêm bằng chứng về chủ quyền biển đảo

SGTT.VN – “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 3 nhận giấy mà đi, mang lương ăn sáu tháng, đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ ra biển ba ngày, ba đêm thì đến đảo ấy…” (trích “Hoàng Việt Địa Dư Chí” – Phan Huy Chú)

Ghe Câu (còn gọi là Khinh thuyền) của đội hùng binh Hoàng Sa thường sử dụng suốt từ thế kỷ thế 16 đến giữa cuối thế kỷ 19 ra Trường Sa, Hoàng Sa khai thác sản vật, đo đạc thuỷ trình, cắm mốc khẳng định chủ quyền lãnh hải Tổ quốc trên hai quần đảo này.

Vỏn vẹn vài dòng về chiếc thuyền câu của đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa là vậy, nhưng đã khơi dậy lòng người rưng rưng xúc động khi đến xem triển lãm ảnh, hiện vật trong tuần lễ Văn hoá biển, đảo diễn ra ở Quảng Ngãi từ ngày 29.8 – 2.9.

Đọc tiếp Thêm bằng chứng về chủ quyền biển đảo

5 cây thị bạc tỷ được công nhận ‘di sản Việt Nam’

Với tuổi thọ gần 700 năm cùng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, 5 cây thị cổ từng được trả giá 7 tỷ đồng ở xã Nghi Thịnh huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”.
>5 cây thị cổ được trả giá 7 tỷ đồng

* Ảnh 5 cây thị cổ

Ông Lê Minh Thưởng, chủ nhân của 5 cây thị cổ vừa nhận được thông báo của Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận 5 cây thị cổ là “Cây di sản Việt Nam”. Hiện nay, ông Thưởng đang cùng với gia tộc họ Lê ở xóm 2 xã Nghi Thịnh bàn kế hoạch tổ chức lễ đón nhận và gắn biển danh hiệu cao quý này.

1 trong 5 cây thị cổ được công nhận là Cây di sản Việt Nam với niên đại gần 700 tuổi. ảnh: Nguyên Khoa
5 cây thị cổ được công nhận là Cây di sản Việt Nam với niên đại gần 700 tuổi. Ảnh: Nguyên Khoa

Đọc tiếp 5 cây thị bạc tỷ được công nhận ‘di sản Việt Nam’