Mênh mang – Spring of life và Nageki!

 

Eric Chiryoku

Em nghe không em, tiếng gọi của bầy nhạn chiều vỗ cánh rủ chiều hôm..Ngoài kia trời đã tắt nắng rồi và cánh chim vẫn miệt mài bay về phương xa ấy, uyển chuyển và mờ nhạt dần trong sắc tía trời chiều bảng lảng…

Tiếng sáo sao mà miên man quá, như đưa ta vào một giấc mơ lẩn trốn giữa mây ngàn, và chập chùng điệp trùng những ngọn núi cao lẫy lừng, cũng vùi đầu vào màn mây trắng xóa đang trôi lững thững đến cuối vạch chân trời…

Và dòng nước, mê mẩn, trôi thẩn thờ, như suối tóc mượt mà mùa xuân em vuốt mãi, đôi lúc lại róc rách như một khúc dương cầm tuôn chảy dạt dào không ngừng nghĩ..

Kìa đâu nữa đồng cỏ may gợn sóng trong ánh tà, lấp lánh màu tím chiều hay màu trắng tinh khôi của hoa cỏ may dập dờn ngọn gió…

Tất cả cứ nửa thật, nửa mơ trong một giấc mơ nhạt nhòa và không nắm bắt được..

Đọc tiếp Mênh mang – Spring of life và Nageki!

Teamwork – Gia nhập nhóm mới

Chào các bạn,

Mỗi tổ chức, mỗi nhóm người có một văn hóa riêng. Nếu bạn có 4 người bạn đã từng thân thiết và gặp gỡ nhau thường xuyên lâu năm, nhóm 4 người đó có một văn hóa đặc biệt, với những ứng xử đặc biệt, mà người ngoài nhóm không biết. Mỗi gia đình có một văn hóa riêng, người ngoài không biết. Mỗi văn phòng có một văn hóa riêng, người ngoài không biết.

Cho nên khi bạn đến với một công việc mới tại một văn phòng mới, gia nhập một nhóm mới, vào một diễn đàn mới… là bạn bước vào một văn hóa mới với nhiều điều bạn không biết.

Đọc tiếp Teamwork – Gia nhập nhóm mới

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “hẹn hò với định mệnh” – Diễn văn Độc Lập Ấn Độ của Jawaharlal Nehru

 

Đầu năm 1947, sau hơn 1 thế kỷ bền bỉ chống lại ách thống trị của người Anh, Ấn Độ giành được quyền độc lập.

Chiến thắng này là một thành công “thần kỳ” của nhóm các nhà cách mạng ôn hoà vì họ đã liên kết được các nhóm sắc tộc (Hindu và Hồi Giáo) và các tiểu quốc (565 tiểu quốc) căm thù nhau đứng cùng 1 chiến tuyến, để tạo sức ép buộc người Anh trao trả độc lập. Thực tế là từ năm 1800 đến nay, chỉ có 1 giai đoạn rất ngắn (1920-1947) mọi sắc tộc và vương quốc tại tiểu lục địa này đứng cùng chiến tuyến.

Chúng ta hãy cùng cảm nhận bài tuyên ngôn độc lập 14 tháng 8 năm 1947 của Jawaharlal Nehru, giữa lúc cả nhân dân tiểu lục địa Ấn đang ngất ngây về quyền độc lập của mình.

Hãy cùng cảm nhận cách Nehru truyền hứng khởi cho những người Ấn Độ bằng những từ ngữ mạnh mẽ “Vào lúc đồng hồ điểm giữa đêm, khi thế giới đang chìm trong giấc ngủ, Ấn Độ sẽ bừng dậy với sức sống và tự do”, “linh hồn của một quốc gia, từ lâu đã bị đàn áp, tìm được tiếng nói”, nó sẽ giúp người dân đang ngây ngất chung sức xây dựng tổ quốc.

Đọc tiếp Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “hẹn hò với định mệnh” – Diễn văn Độc Lập Ấn Độ của Jawaharlal Nehru

“Con đường tình ta đi” dẫn về đâu?

 

(Đọc “Những hoàng hôn ta đã đi qua” của TĐH)

Tranh của Henri Rousseau: Nàng Thơ và Nhà Thơ (sáng tác năm1909)

Những hoàng hôn ta đã đi qua

Con đường tình ta đi (*)
Quanh co
Qua những hàng cây rợp lá
Những cánh đồng xanh cỏ mạ

Những đàn bò sữa
Nhẩn nhơ
Nắng hong vàng
Những hành trình bình an
Thân ái
Chỉ hai đứa
Một chiếc xe

Một con đường
Và bầu trời mênh mang
Những mảng hoàng hôn vàng tím
Lòng ta thấm ngập
Mênh mông sắc màu

Từ những hoàng hôn ta đã đi qua…

TĐH
(For my wife Trần Lê Túy-Phượng
Lake of the Woods
Virginia, USA
Tuesday, August 16, 2011)

(*)  “Con đường tình ta đi” là tên của một con đường ở Virginia.

Bài thơ tựa một khúc du ca trong trẻo, cất lên giữa chiều thu yên bình, giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của một miền quê Bắc Mỹ, xuyên qua một con đường quanh co rợp bóng cây mang tên “Con đường tình ta đi”- cái tên như một thứ “định mệnh” ngọt ngào đối với hai người…

Đọc tiếp “Con đường tình ta đi” dẫn về đâu?

Hà Nội yêu cầu chấm dứt biểu tình tự phát

Yêu cầu “chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát của người dân” vừa được UBND Hà Nội phát đi sáng nay sau khoảng 10 cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam diễn ra tại thủ đô.
> ‘Không có chủ trương trấn áp người biểu tình’

Ảnh: Hoàng Hà.
Trong cuộc họp báo đầu tháng 8, Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh (áo trắng) khẳng định: “Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình”. Ảnh: Thái Thịnh.

Trong các chủ nhật từ đầu tháng 6 đến tháng 8, tại Hà Nội liên tiếp diễn ra các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Các hoạt động này chủ yếu xuất phát từ tinh thần yêu nước và tâm lý bức xúc của nhân dân.

“Những ngày gần đây, các thế lực chống đối trong và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở thủ đô”, thông báo của Hà Nội nêu.

Đọc tiếp Hà Nội yêu cầu chấm dứt biểu tình tự phát

Nói không với thủy điện Đồng Nai 6 và 2

SGTT.VN – Các nhà khoa học môi trường vừa gửi đến Quốc hội bản kiến nghị xem xét lại toàn bộ hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

Theo họ, những vấn đề phát sinh khi có thủy điện có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường không chỉ cho hệ sinh thái vườn quốc gia Cát Tiên, đời sống văn hóa, tập tục của nhiều dân tộc mà còn cho nguồn nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của hàng chục triệu người phía dưới hạ nguồn.

Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ bức tử rừng Cát Tiên.

Tiến sĩ Vũ Ngọc Long, viện phó viện Sinh học nhiệt đới, một trong những người ký tên vào bản kiến nghị, nói các nhà học đưa ra các luận cứ khoa học về tính được, mất của thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, đề nghị Quốc hội xem xét. “Tuy nhiên, nếu biểu quyết thì tôi và nhiều nhà khoa học khác sẽ nói không làm thủy điện trên sông Đồng Nai nữa, vì mật độ thủy điện ở đây đã quá dày đặc rồi, cộng thêm cái mất do thủy điện nhiều hơn cái được”.

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu đại học Cần Thơ cũng khẳng định: “Tôi phản đối xây thủy điện trên sông Đồng Nai!”. Ý kiến này của ông Tuấn dựa trên một kết quả nghiên cứu công phu về các tác hại của thủy điện đối với môi trường, dân sinh…

Đọc tiếp Nói không với thủy điện Đồng Nai 6 và 2