LTS: Trong Domestic politics, International Bargaining and China Territorial Disputes, NB RoutledgeCurzon, tác giả Chien-peng Chung đã đưa ra những ý kiến cho cách giải quyết các tranh chấp Biển Đông. Dù có những hạn chế nhất định thậm chí khó chấp nhận được, tài liệu cung cấp nhiều cái nhìn mới và những nguồn tham khảo quý giá, có thể dùng cho các bạn đọc thích tìm hiểu về Biển Đông- khu vực gắn liền với phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam giới thiệu bài dịch 4 kỳ tư liệu này của Lê Vĩnh Trương.
Tác giả: Chien-peng Chung
Bên ngoài trò chơi hai tầng nấc? Vai trò của các tác nhân quốc gia, xuyên quốc gia và tác nhân dưới tầm quốc gia (subnational) trong các tranh cãi biển đảo ở Biển Đông là gì?
Giới thiệu: Các biểu hiện của trò chơi hai tầng của Trung Quốc trong các tranh cãi lãnh thổ tại Trường Sa, Hoàng Sa và các rặng san hô chìm dưới nước, các đảo san hô, các bãi cạn, các dải đá và đảo trong Biển Đông là gì? Tình cảm dân tộc của dân chúng, các quan tâm của giới chức, định hướng và thăng giảm thương mại, chiến lược của các nhà thương thuyết, các tác động khác nhau của chi phí và ích lợi của nhóm, các chế tài của cơ chế, và khả năng tái cấu trúc thể chế trong nước đã in đậm dấu ấn trong các tranh cãi về Điếu Ngư/Senkaku, Zhenbao/Damansky và Mc Mahon Line/Aksai Chin. Những nhân tố này sẽ khắc họa rõ nét nỗ lực của các nước liên quan trong việc giải quyết các vấn đề về chủ quyền ở các đảo tại Biển Đông. Sự mưu tìm thế chính danh cho chế độ, những nỗ lực của chính phủ trong việc xử lý các áp lực dân chủ hóa trong lòng các nước Đông Nam Á, tất cả đều được thể hiện với một sự nhạy cảm cao độ đối với an ninh quốc gia cùng với mối nguy phải bảo đảm chủ quyền lãnh thổ cho đất nước.
Đọc tiếp Chính trị nội bộ, Điều đình quốc tế và Tranh chấp lãnh thổ của Trung quốc – Chien-peng Chung →