Trước đây, trong một vài bài viết, chúng tôi đã có dịp giới thiệu về sự hiện diện một cách “tự phát” các yếu tố Phật giáo nơi những nhân vật tinh hoa của nhân loại, là các nhà văn, nhà triết học, nghệ sĩ…
Trong bài viết này, chúng tôi xin được ghi nhận yếu tố Phật giáo ở một trường phái khoa học quan hệ quốc tế, được gọi là trường phái kiến tạo (constructivism).
Đúng ra, phải gọi là học thuyết kiến tạo, hay chủ nghĩa kiến tạo (vì từ “trường phái” thường được dùng để dịch từ “school”), nhưng vì trên thực tế, đây chỉ mới là một thuyết có tính cách học thuật, hơn là một “chủ nghĩa” theo cách hiểu thông thường của người Việt, nên chúng tôi xin phép dịch bằng từ “trường phái”.
Khoa học về quan hệ quốc tế còn tương đối mới mẻ với bạn đọc Việt Nam. Sách, tài liệu giáo trình tiếng Việt của bộ môn này còn khá hiếm hoi, chủ yếu chỉ lưu hành trong Học viện Quan hệ quốc tế và một số trường đại học. Sách tiếng nước ngoài cũng nhập vào rất hạn chế, vì tính chất chuyên môn hẹp của nó.
Vì vậy, trước khi đi vào trường phái kiến tạo, chúng tôi xin điểm qua một số trường phái, học thuyết khác trong khoa học quan hệ quốc tế.
Có thể kể đến các trường phái chính: trường phái hiện thực, trường phái tự do, trường phái kiến tạo.
Đọc tiếp Đạo Phật và “trường phái kiến tạo” trong khoa học quan hệ quốc tế →