Battle Hymn of the Republic

Chào các bạn,

Âm điệu của Battle Hymm of the Republic làm choáng ngợp tâm hồn người nghe trước khi ca từ của bài hát nói ý nghĩa gì đó rồi. Đây là bài hát yêu nước của Mỹ, rất nổi tiếng từ thời nội chiến của Mỹ nói về sự đấu tranh cho tự do. Bản nhạc này cho thấy nền cộng hòa Mỹ đặt nền tảng chắc chắn trên Thiên chúa giáo, đặc biệt là Tin Lành. Người Mỹ tin rằng Chúa ở phía những người yêu kính Chúa và chiến đấu cho tự do. Đó cũng là câu chuyện của cuộc chiến đấu cho độc lập của nước Mỹ

Thi sĩ Julia Ward Howe đã viết ca từ bất hủ cho bài hát này từ giai điệu của bài hát “John Brown’s Body” vào năm 1861, khi bà tới Washington DC và nghe thấy binh lính hát John Brown’s Body trong tiếng hành quân đều.

Bài hát này đã được hát ở tang lễ của Winston Churchill, Robert Kennedy, tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Richard Nixon.

Bài hát tiền sử của Battle Hymm of the Republic là John Brown’s Body cũng là một bài hát rất tha thiết. Bài hát ca ngợi mục sư John Brown, ông đấu tranh để hủy bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ.

Sau đây là hai video của bài hát Battle Hymm of the Republic và video của bài hát John Brown’s Body.

Chúc các bạn một ngày vui,

Hiển

 


Thánh ca Chiến trận của Nền Cộng hòa
bởi Judia Ward Howe 

Mắt tôi đã nhìn thấy vinh quang của bước Chúa đến
Chúa đạp ra rượu nơi những chùm nho giận dữ tích tụ
Chúa đã buông ra ánh chớp định mệnh của lưỡi gươm nhanh khủng khiếp của Chúa
Chân lý của Chúa đang tiến bước.

Vinh quang! Vinh quang! Hallelujah!
Vinh quang! Vinh quang! Hallelujah!
Vinh quang! Vinh quang! Hallelujah!
Chân lý của Chúa đang tiến bước.

Đọc tiếp Battle Hymn of the Republic

Làm thế nào để tạo “xã hội tin tưởng cao”?

Chào các bạn,

Hôm qua trong bài Đạo và Đời, Khánh Hòa có nhắc đến từ high-trust society–xã hội tin tưởng cao—tức là một xã hội trong đó đa số mọi người tin nhau ở một mức kha khá. Điều này cực kỳ quan trọng cho mọi tiến hóa của xã hội. Một xã hội mà mọi người không tin nhau rất khó để quản lý với hiệu quả cao.

Việt Nam chúng ta là một xã hội tin tưởng rất thấp. Chỉ nhìn vào cách chúng ta làm việc với nhau là biết.

• Curriculum vitea và phỏng vấn là hai điều quan trọng nhất cho việc chọn lựa người ở các quốc gia tin tưởng cao. Curriculum vitea cho ta biết thông tin về nhau, và phỏng vấn để có thể hiểu nhau. Nhưng ở Việt Nam, hai thứ này chẳng ai dám tin. Và mọi người không ai tin là có sự chọn lựa khách quan khi tuyển nhân viên, mà chỉ tin là có phe đảng đút lót đưa người vào, cho nên phải lệ thuộc phải những thứ mà ai cũng biết là rất ít hữu ích như tấm bằng, và lại cũng chẳng dám tin bằng vì có nhiều người có bằng giả và bằng rởm.

Đọc tiếp Làm thế nào để tạo “xã hội tin tưởng cao”?

Bảo vệ tiếng Việt trên thế giới ảo

 

SGTT.VN – Với sự bùng nổ của mạng toàn cầu, thông điệp bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt đã được truyền đi và dần trở thành những phong trào rầm rộ trên thế giới ảo, ở mọi “mặt trận” từ trang tin điện tử, diễn đàn đến nhật ký trực tuyến cá nhân (blog)… Điều đặc biệt là tác giả của phong trào ấy, lại là những bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X.

“Luật” bảo vệ tiếng Việt trên mạng

 

Một buổi họp mặt của sinh viên tham gia diễn đàn ngonnguhoc.org. Ảnh: Ngonnguhoc.org

Trước tình trạng viết sai chính tả, sử dụng ngôn ngữ tuỳ tiện, lậm ngoại ngữ… nhiều diễn đàn đã ban hành “luật” sử dụng tiếng Việt và kêu gọi các thành viên nghiêm túc thực hiện. Hình thức xử lý, tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xoá bài viết hoặc xoá tài khoản…

Đọc tiếp Bảo vệ tiếng Việt trên thế giới ảo

Nỗi niềm cô giáo dạy trẻ tự kỷ

 
(Dân trí) – “Cũng nhiều khi mệt mỏi chứ, nhưng khi thấy học trò làm được điều gì mới là hạnh phúc lắm. Có hôm phụ huynh gọi điện đến khoe hôm nay con mình nói được hai từ “Đẹp quá!” mà mình và phụ huynh cùng rơi nước mắt hạnh phúc đấy”.


Cô Võ Thị Thùy Giang đang dạy bé Đoàn Văn Minh (6 tuổi) lắp ghép các mẩu gỗ thành hình một chú heo.

Đó là tâm sự chân thành của cô Võ Thị Thùy Giang, 33 tuổi, giáo viên Trường chuyên biệt Niềm Vui (TP Tuy Hòa, Phú Yên).

Đọc tiếp Nỗi niềm cô giáo dạy trẻ tự kỷ

Viết sách trên giường bệnh

 

TT – Những ngày đầu hè 2010, tại một phòng bệnh của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM rộn lên tiếng cười thích thú của nhiều bệnh nhân nhí khi nghe một cô sinh viên kể chuyện hài trinh thám.

 

Loan thích chiều chiều lấy cây ghita ra đàn và hát – Ảnh: Viễn Dương

Cô sinh viên yêu đời ấy là Nguyễn Thị Thanh Loan – sinh viên năm 4 lớp chất lượng cao ngành văn học và ngôn ngữ (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) – cũng là một bệnh nhân ung thư ruột.

Loan cười: “Mấy bé bắt Loan ngày nào cũng kể. Thế là mình nghĩ ra câu chuyện của những động vật trong khu rừng xanh kể cho chúng, vừa kể lại vừa suy nghĩ tình tiết tiếp theo”. Từ những câu chuyện ấy, trên giường bệnh Loan đã viết thành tập sách dài 13 chương với tựa đề Bí mật Yokdon. Cuốn sách sẽ được nhà xuất bản Kim Đồng phát hành trong thời gian tới.

Đọc tiếp Viết sách trên giường bệnh

Người mẹ 7 lần tiễn con, 7 lần thầm khóc

(Dân trí) – 7 người con trai và 1 cháu nội của mẹ lần lượt ra chiến trường rồi lần lượt hy sinh. Nuốt nước mắt vào trong, mẹ thầm nói với chính mình: “Các con hy sinh vì Tổ quốc…”.
Mẹ Trần Thị Viết sinh năm 1892, tính đến nay mẹ đã gần bước qua tuổi 118, cái tuổi quả thật là “xưa nay hiếm”.

Mẹ VNAH Trần Thị Viết

Cả cuộc đời làm vợ, làm mẹ, mẹ 10 lần mang nặng đẻ đau, chắt chiu nuôi đàn con trưởng thành. Thế mà 7 người con mẹ đã hiến mình cho Tổ quốc. Mẹ Viết giờ sống với một người cháu nội ở xã Tuyên Bình Tây (huyện Vĩnh Hưng, Long An).

Đọc tiếp Người mẹ 7 lần tiễn con, 7 lần thầm khóc