The Best Of All Possible Worlds

Chào các bạn,

Hôm nay chúng ta cùng nghe một bài hát “the best of the possible worlds” trong nhạc kịch nổi tiếng Candide của Leonard Bernstein, xuẩt bản vào năm 1956.

Đây đúng hơn là một nhạc kịch châm biểm, Bernstein viết dựa trên vở kịch vui Candide do Voltaire viết vào năm 1759 để chỉ chích quan điểm duy lý “lạc quan thái quá” của triết gia người Đức Gottfried Leibniz khi ông nói rắng “thế giới này là là thế giới tốt nhất của những thế giới có thể có”.

Vở kịch bắt đầu với chàng thanh niên trẻ Candide sinh ra ở “thiên đường Eden” và được dạy bởi thuyết “lạc quan quá” bởi thầy Pengloss, đại diện cho Leibniz. Nhưng, chào mừng sự trở lại với thế giới thực tại, Candide gặp liên tiếp những khó khăn, đau đớn trên đời: đánh đập, xét xử không công bằng, một trận động đất khủng khiếp… Nhưng không gì có thể thay đổi cách nhìn của thầy Pangloss “thế giới này là thế giới tốt nhất của những thế giới có thể có” 🙂

Đọc tiếp The Best Of All Possible Worlds

Từ bụi đời đến phiền não

Thích Thái Hòa

Có những vị bác sĩ bị áp lực bởi công việc của gia đình, nghề nghiệp và xã hội, nên họ đã nhờ tôi chỉ bày cho họ “pháp an tâm”, để giúp cho họ vượt ra khỏi tình trạng bị áp lực bởi các công việc và đời sống của họ hàng ngày.

Họ hỏi tôi rằng, “pháp an tâm” có phải là tập trung tâm ý để theo dõi hơi thở phải không thầy? Tôi nói phải mà cũng không phải.

Phải là vì tâm ta vọng động, nên cần phải có phương pháp thực tập cụ thể để đưa tâm trở về lại với trạng thái an tịnh của chính nó. Nên, thực tập theo dõi hơi thở chỉ là một trong nhiều phương pháp thực tiễn giúp tâm an tịnh, chứ không phải nó là duy nhất và tất cả.

Đọc tiếp Từ bụi đời đến phiền não

Nghĩ về những thành xưa

 

Trần Huiền Ân

Từ 1471 đến 1597, đâu có gì là lâu lắc, thế nhưng lịch sử vùng đất quê tôi đầy những dấu tồn nghi. Nội cái tên tiểu vùng đã làm nhiều nhà khảo sử phân vân. Theo TS Nguyễn văn Huy, một nhà dân tộc học có nhiều công trình nghiên cứu về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thì Phú Yên là đất Aryaru cũ. Vậy thì thành ấy là cái thành gì chứ. Sao lại Thành Hồ. Chúng ta gọi theo Đại Nam nhất thống chí. Rõ ràng là các vị sử quan nhà Nguyễn đã áp đặt tên Việt cho thành Chăm, bảo rằng: “Tương truyền thành này do người Chiêm xây đắp, tục danh là Thành Hồ. Thuở đầu khai quốc, triều chúa Nguyễn, Lương văn Chánh bạt phá thành này, nay nền cũ vẫn còn”.

Đọc tiếp Nghĩ về những thành xưa

Vì sao đàn bà Việt hay bị đánh?

Tác giả: PGS. TS. Hoàng Bá Thịnh

Mong rằng, những nhà soạn thảo pháp luật trong phòng họp có máy lạnh, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người sống ở nhà tranh. Có như vậy, mới hiểu được thân phận của những người thuộc tầng lớp nghèo khổ.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo lực vợ chồng trong gia đình là do thiếu hiểu biết của người trong cuộc. Ảnh minh họa

5 lý do ăn… đòn

Ở Việt Nam, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo lực vợ chồng trong gia đình là do thiếu hiểu biết của người trong cuộc. Đáng lo ngại rằng, do thiếu hiểu biết nên chính người phụ nữ nhiều khi lại tạo cho nam giới “môi trường thuận lợi” để một số ông chồng phát huy tính vũ phu của họ.

Đọc tiếp Vì sao đàn bà Việt hay bị đánh?

Học sinh dùng mã tấu hỗn chiến trong lớp học

Sáng 4/12, Trung tâm giáo dục thường xuyên quận 4 (TP HCM) náo loạn bởi nhóm học sinh nam dùng dao chém nhau loạn xạ. Ba em bị thương nặng.

Ba học sinh bị thương là Cao Minh Quân (16 tuổi), Lê Kim Nghĩa (15 tuổi, cùng học lớp 8) và Trần Xuân Thiện (lớp trưởng lớp 10).

Trung tâm giáo dục thường xuyên xảy ra vụ đánh và chém nhau. Ảnh: An Nhơn.
Trung tâm giáo dục thường xuyên xảy ra vụ đánh và chém nhau. Ảnh: An Nhơn.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, nhiều học sinh báo Ban Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên đưa những học sinh bị chém vào đầu, vai vào Bệnh viện Đa khoa quận 4 để cấp cứu.

Đọc tiếp Học sinh dùng mã tấu hỗn chiến trong lớp học