Chúng ta phải tôn trọng quyền của chủ thể văn hóa – quyền của con người Tây Nguyên với văn hóa của họ. Họ là người cuối cùng quyết định văn hóa đó tồn tại hay không tồn tại.
“Ăn trâu” thể hiện triết lý sống của người Tây Nguyên
Trước tiên phải gọi chính xác là lễ “ăn trâu”, như cách gọi của các dân tộc Tây Nguyên, chứ không phải đâm trâu như người Kinh thường gọi. “Ăn trâu” là một nghi lễ trong nhiều lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên. Trong các lễ hội này, con trâu là vật hiến sinh cho thần linh, xưa kia phổ biến ở nhiều nơi thuộc Đông Nam Á, nơi con trâu được thuần dưỡng và là vật nuôi từ khá sớm, khác với các vùng khác nuôi bò.

Tục dùng trâu là vật hiến sinh thần linh, nay phổ biến hơn cả là Tây Nguyên của Việt Nam, một nơi duy nhất ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, còn ở các vùng khác phong tục này đã mất đi nhiều. Bản thân hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) cũng là di vết của tục hiến sinh trâu cho thần biển.
Đọc tiếp Lễ “Ăn Trâu” – Đừng nhìn nghi lễ rởm mà phán xét →