Thứ ba, 2 tháng 6 năm 2009

Bài hôm nay:

“Hoài niệm về thành Alhambra” – Franscisco Tarrega , Văn Hóa , Video, chị Loan Subaru .

Biểu diễn xe đạp có một không hai, Video, anh Trần Đình Hoành nối link.

Họa sĩ/nhà văn Võ Đình từ trần, Thông Tin, anh Trần Đình Hoành

Daily English challenge, anh Trần Đình Hoành.

Computer trong đầu, Danh Ngôn, song ngữ, chị Đặng Nguyễn Đông Vy dịch.

Lời tử tế, Danh Ngôn, song ngữ, chị Phạm Kiêm Yến dịch.

Can đảm để đến với giấc mơ, Trà Đàm, song ngữ, anh Nguyễn Minh Hiển dịch.

Chuyện kỳ diệu của tình yêu, Trà Đàm, song ngữ, chị Huỳnh Huệ dịch.
.

Tin sáng quốc tế, anh Trần Đình Hoành tóm tắt và nối links.

Tự điển Bách khoa về Đời sống (Encyclopedia of Life) – Đây là một dự án do Viện Smithsonian ở Washington DC và Bảo tàng Lịch Sử Thiên Nhiên (Natural History Museum) ở Luân Đôn, để thiết lập một kho dự trữ và “phòng thí nghiệm” trên mạng Internet về môi sinh và các hệ sinh thái.

Cô dâu cứu cả gia đình khỏi đám cháy – Vừa ở nhà thờ làm lễ cưới ra, cô dâu Georgette Clemons ở Bridgeport, bang Connecticut, Mỹ thấy một căn nhà đang bốc khói. Cô mở cửa xe cưới, chạy đến, lao vào đám lửa, còn mặc nguyên áo cưới, và kéo một phụ nữ và các con cái – các con vật bà nuôi – ra ngoài.

.
Tin sáng quốc nội, chị Thùy Dương tóm tắt và nối links.

Nhà hát Tuổi Trẻ làm mới bằng kịch tiếng Anh – Sau nhiều cố gắng, tới đây, người nước ngoài đến Nhà hát Tuổi Trẻ có thể xem hài kịch bằng tiếng Anh.

Ươm mầm cho môi trường xanh – Tổ chức phi chính phủ BAJ (Cầu châu Á – Nhật Bản) tổ chức vui chơi cho các em có hoàn cảnh đặc biệt ngày quốc tế thiếu nhi 1-6 tại báo Tuổi Trẻ chiều 31-5.

Ngày hội “Búp bê dễ thương” – khoảng 1.000 bạn nhỏ khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn, trẻ có HIV… của TP.HCM đã có mặt trong ngày hội tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM do Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM tổ chức.

May “chiếc túi vải khổng lồ” từ hàng nghìn mảnh vải vụn – ngày 1/6, lần đầu tiên “Chiếc túi vải khổng lồ” – Tiếng nói của vải vụn – đã ra mắt tại Hà Nội trong Chương trình lập kỷ lục Việt Nam.

Khai mạc trại hè Thanh Đa 2009 – Tạo điều kiện cho con CNVC-LĐ có những ngày hè vui tươi, bổ ích, đồng thời các em có dịp giao lưu và học tập kinh nghiệm lẫn nhau, ngày 1-6, LĐLĐ TPHCM phối hợp Thành Đoàn TPHCM tổ chức trại hè Thanh Đa 2009.

Gầy dựng văn hóa đọc cho thiếu nhi – các NXB, công ty sách, đơn vị phát hành sách đều đồng loạt tổ chức rầm rộ các ngày hội sách, giảm giá sách dành cho thiếu nhi.

Đón 1/6 cùng “nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” – ngay giữa cuộc đời thực, ở TPHCM, các chú lùn đã xuất hiện, ca hát, diễn trò và vui chơi cùng các em nhỏ trong ngày Quốc tế thiếu nhi.

Hơn 740 triệu đồng ủng hộ CNVC- LĐ bệnh hiểm nghèo – Thông điệp yêu thương.

Tặng nhà tình nghĩa, khám bệnh miễn phí – Ngày 30-5, CĐ Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) đã bàn giao căn nhà tình nghĩa cho bà Đàm Thị Loóng, mẹ liệt sĩ ở thôn Cát Lâm 1, xã Phước Cát, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Căn nhà trị giá 20 triệu đồng do tập thể CB-CNV bệnh viện đóng góp.

Thêm cơ hội tìm việc cho người lao động – Trung tâm giới thiệu việc làm đã tổ chức khai trương sàn giao dịch việc làm tại Thanh Hóa.

Hai thí sinh VN đoạt giải nhì cuộc thi phục vụ nhà hàng quốc tế – trong 2 nội dung chuyên nghiệp và học sinh của cuộc thi kỹ năng tay nghề Geogres Baptiste quốc tế do VN đăng cai.

Bài học ở ngã tư – Ngã tư Võ Thị Sáu – Hai Bà Trưng lúc nào cũng đông nghịt người và xe. Trên vỉa hè, một bà cụ độ ngoài sáu mươi cõng trên lưng một cậu thanh niên mà tôi đoán chắc là con bà. Niềm tin ấy khiến tôi không khỏi cảm phục trước sức mạnh phi thường của bà bởi một phụ nữ kề cận tuổi “thất thập cổ lai hy” không thể cõng trên lưng một chàng trai to như thế nếu đó không phải là con mình. (Anh Phạm Đức Toàn gửi link).

Chàng thạc sĩ hồi sinh Pháp lam Huế – Hơn 10 năm theo đuổi Pháp lam, thạc sĩ Đỗ Hữu Triết (Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế) đã bước đầu làm sống lại một nghề cũ đã thất truyền để giới thiệu đến công chúng. (Anh Phạm Đức Toàn gửi link).

Đài phát thanh Kờ – Lờ – Tờ của công nhân – Đài phát thanh Kờ-Lờ-Tờ của công nhân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của công nhân tại các khu lưu trú (KLT) KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung và KCN Tân Bình. (Anh Phạm Đức Toàn gửi link).

Chị tôi – Mẹ tôi qua đời lúc tôi gần 3 tuổi. Chị cả hơn tôi 10 tuổi. Tôi còn một anh và hai chị nữa. Bố nghỉ việc kế toán vì không còn đủ sức khỏe. Làng quê chỉ có ruộng đồng, nhưng ruộng đồng đất Bắc cũng chẳng bao la mênh mông để trải sức làm ăn. (Anh Phạm Đức Toàn gửi link).

Lớp học đồi hồng – Đi về hơn 400 cây số, mỗi cuối tuần, thầy giáo Phước Thiện lặn lội từ TPHCM lên đồi cát Mũi Né (TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) dạy tiếng Anh cho tụi trẻ con bỏ học kiếm sống ở đây. (Anh Phạm Đức Toàn gửi link).
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

🙂 🙂 🙂 🙂 🙂

Đọt Chuối Non

“Hoài niệm về thành Alhambra” — Francisco Tarrega

Chào các bạn,

Francisco_Tarrega_001Trong chuyên mục Nhạc Xanh lần trước, mình đã giới thiệu với các bạn một số nhạc phẩm được chơi bằng piano, violon, violoncell…Hôm nay, mình xin được tiếp tục giới thiệu với các bạn nhà soạn nhạc nổi tiếng cho đàn guitar Francisco Tarrega và nhạc phẩm lừng danh của ông – “Recuedos de la Alhambra” (Hoài niệm về thành Alhambra). Mình chắc rằng, những bạn nào chơi guitar cổ điển đều biết bài này vì nó rất nổi tiếng với kỹ thuật reo dây.

1) Tiểu sử (theo wikipedia):

Francisco de Asís Tárrega y Eixea, thường gọi tắt là Francisco Tárrega (18/11/1852 – 15/12/1909) là một nhà soạn nhạc nổi tiếng cho đàn guita người Tây Ban Nha. Ông được xem như là người đặt nền móng cho vị trí của cây đàn guitar là nhạc cụ dành cho độc tấu. Ngoài các bản nhạc do ông sáng tác cho đàn guitar, ông còn chuyển soạn một số tác phẩm của các nhà soạn nhạc khác sang trình tấu với đàn guitar. Francisco Tárrega đã đặt nền móng cho guitar cổ điển thế kỷ 20, đã đưa vào guitar cổ điển các kỹ thuật trước đây chưa từng có và vẫn được dùng đến ngày nay, chẳng hạn ông sử dụng cả ngón đeo nhẫn để gảy đàn trong khi trước đó người ta chỉ dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Kỹ thuật reo dây (tremolo) dành cho guitar cổ điển là phát minh của ông: dùng các ngón trỏ, giữa, đeo nhẫn gảy liên tục vào cùng một dây tạo nên cảm giác tiếng đàn ngân nga không dứt, một ví dụ điển hình cho kĩ thuật này chính là “Recuedos de la Alhambra” lừng danh.

alhambra2) Thành Alhambra và “Recuedos de la Alhambra”

Thành Alhambra (1238 – 1527) ở Tây Ban Nha là một di sản văn hoá thế giới, đã bị bỏ hoang cho tới cuối thế kỷ thứ 19. Trải qua bao biến động của lịch sử, cung điện Alhambra phần lớn vẫn giữ nguyên diện mạo thế kỷ 14 của mình, không có sự thay đổi nào đáng kể.

Cung điện Alhambra xây dựng trên đỉnh đồi nhìn xuống thành phố Granada. Tên cung điện lấy từ al-Qalat al Hamra, có nghĩa là “lâu đài đỏ”, vì màu gạch và đất lấy từ pháo đài trước kia. Điểm ấn tượng nhất của cung điện Alhambra là công trình trát vữa không xoa láng, trang trí bằng các mô típ thực vật và những câu đề khắc…Cung điện là nơi ở của các vị vua người Maure ở Grenade (thế kỷ XIII-XIV), rộng khoảng 4.000 m2, được tường kiên cố bao quanh với 13 tháp canh liên hoàn khiến nhìn từ bên ngoài vào, lâu đài có dáng dấp một pháo đài. Đây là một tập hợp kiến trúc gồm thành quách, dinh thự và các kiến trúc phụ cho gia nhân cùng nhiều khu vườn tráng lệ, lâu đài được đánh giá là tuyệt tác của đời sống dân sự, quân sự và nghệ thuật của Hồi giáo Bắc Phi. Có thể gọi Alhambra là một pháo đài lẫn dinh thự tiêu khiển. Đây là một cung điện mang quá nhiều sư tráng lệ trên nền mồ hôi nước mắt, sự đói khát và cả tính mạng những người dân Hồi giáo vương quốc Granada.

Recuedos de la AlhambraCung điện Alhambra được xây dựng để nhằm mục đích quảng bá nền văn hóa, sở thích và chấn chỉnh nền văn minh của Hồi giáo. Sự khẳng định đặc điểm này liên kết mật thiết với nền nhận thức yếu kém của riêng mình trên vương quốc Granada và có lẽ vì lí do này, cung điện Alhambra đã bị bao trùm một tâm trạng luyến tiếc quá khứ, không tưởng và thi vị. Chủ đề hồi tưởng quá khứ cũng có thể nhìn thấy rõ ràng trong kết cấu kiến trúc của cung điện, ngoài sự ám chỉ đặc biệt về đạo hồi, cung điện còn mang tư tưởng và nền văn hóa của Hy Lạp, La mã cổ đại, vì thế cung điện Alhambra còn mang chứa những kiến thức cực kỳ uyên bác về Hy-La cổ điển.

“Recuedos de la Alhambra” với tên dịch ra tiếng Việt là “Tưởng nhớ thành Alhambra”, được sáng tác vào năm 1896, ở Granada. Nét tuyệt vời của bài này là giai điệu tremolo, cùng với tiếng bass ban đầu rất trầm ấm, nhưng sau đó lại lên rất cao, bồng bềnh như miền sông núi nước non Alhambra.

Dưới đây là hai video clip: 1) Video clip do nghệ sĩ guitar Enno Voorhorst biểu diễn và 2) Video clip do ca sĩ Nana Mouskouri biểu diễn với những hình ảnh tuyệt đẹp của thành cổ Alhambra. Mời các bạn thưởng thức và chúc các bạn một ngày thật vui!

 Loan Subaru

 

Họa sĩ/nhà văn Võ Đình từ trần

Võ Đình 2004
Võ Đình 2004

Lai Hồng và Võ Đình 2008
Lai Hồng và Võ Đình, 5/2009

Chào các bạn,

Họa sĩ/nhà văn Võ Đình đã tạ thế, nhẹ nhàng và thoải mái, vào lúc 6:20 pm ngày chúa nhật, 31 tháng 5 năm 2009, tại nhà riêng ở thành phố West Palm Beach, tiểu bang Florida, Mỹ.

Anh Võ Đình là bạn của mình và Phượng đã nhiều năm. Hôm qua mình và Phượng lái xe từ Washington về Florida để thăm anh lần cuối, nhưng anh đi 4 tiếng trước khi bọn mình kịp đến nơi. Tuy vậy mình và Phượng cũng có dịp ở cùng anh, chị Lai Hồng (vợ anh Đình), hai cô con gái Phượng Nam và Linh Giang, và cậu con trai Minh, cả đêm, cho đến khi nhân viên nhà quàn đến đưa anh đi khoảng 3 giờ sáng.

Anh Võ Đình tên thật là Võ Đình Mai, sinh tại Huế. Những năm 1950’s anh du học tại Paris, Pháp. Các họa phẩm của anh đã được trưng bày trong hơn 40 triển lãm cá nhân và vô số triển lãm tập thể ở Á châu, Âu châu, Gia nã đại và Hoa k‎ỳ. Một số tranh đã được UNESCO dùng để in post cards. Có đến hơn 40 ấn phẩm do anh sáng tác, dịch thuật hoặc minh họa.

Công trình văn học nghệ thuật của anh được ghi nhận trong: Nhân Vật Việt Nam (1974), Thơ văn Việt Nam Hải ngoại (1985), Hai mươi năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam Hải Ngoại, 1975-1995 (1995), Who’s Who in American Art, Contemporary Authors, Printworld, Christopher Award, Literature Program Fellowship of the National Endowment of the Arts (Washington DC).

Tranh sơn nước Võ Đình
Tranh sơn nước Võ Đình

Tranhh sơn nước Võ Đình
Tranhh sơn nước Võ Đình

Tranh trên lụa và thiết kế áo, Lai Hồng
Tranh trên lụa và thiết kế áo, Lai Hồng

Mình và Phượng bíết anh trong những ngày đầu thập niên 1990’s. Lúc mới gặp nhau, anh Võ Đình nói với mình: “Tôi rất hiểu ông. Ông chơi nhạc mà học luật là khổ rồi. Hồi mới qua Pháp học ở Sorbonne tôi học luật, nhưng trong lòng lại rất thích vẽ. Ông thầy của tôi có nói một câu, ‘Nghệ sĩ mà học luật là một khổ đau.’ Tôi thấy ông ấy nói đúng tâm sự mình quá. Sau đó một thời gian tôi quyết định bỏ luật đi học vẽ.” Mình trả lời, “Trời, anh nói đúng tâm sự mình hết sức.” Thế là anh em gắn bó bao nhiêu năm, chỉ qua một câu nói.

Chị Lai Hồng, cũng người Huế và họa sĩ, chuyên vẽ trên lụa. Chị vẽ trên trang phục phụ nữ và thiết kế nhiều kiểu áo phụ nữ, và thường xuyên có các fashion shows.

Mấy lúc gần đây anh Võ Đình bệnh hoạn nhiều, cho nên đến lúc ra đi thong thả hẳn là anh cũng cảm thấy vui vẻ nhẹ gánh. Cầu xin anh an lạc vĩnh cửu. Bình an ở cùng chị Lai Hồng và các em.

Mến,

Hoành

Daily English Challenge — Tuesday, June 2, 2009

Hi everyone,

Here are my temporary conclusions, after more than a month of searching and experimenting, about our English issues:

1. There is a wide gap between reading comprehension and writing skills.
2. This is a wide gap between translating English into Vietnamese and translating from Vietnamese into English.
3. Even people with very high level of writing–translators for newspapers- are stuck with “translated English” and sound awkward.
4. There is considerable difficulty in writing English directly, without the help of a Vietnamese article for translation purposes.
5. There is a weakness in familiarity with everyday English.
6. I also suspect a weakness in multiple choice testing.

I think the main reason is that Vietnamese language has been playing a major role in English teaching. I think Vietnamese language should play NO role in English hours. Everyone should stay with only one language in the English hour–English language.

In English hours, students should be taught to speak, listen, read and write English, without the interference of Vietnamese language.

In other words, we need the “total submersion” method in English education.

And I think we can do that easily, simply by switching methodology. The current teachers can do that. Immediately. Without the need for bureaucracy, plans, calculations, approvals, etc. We just need a group of dedicated teachers.

I would like to hear more from English teachers on these points. And eventually we should have a group of teachers with the same thinking, to explore ways to revolutionize English teaching. Let’s focus on our creative power.

And we need to think about more methods for students to use English in everyday life, more than just a couple of hours a week in the classroom.

We need to think about English as a major component of the national development strategy. As a nation, we need to master English as the main business language, at the same level as Vietnamese business language. The world is a very large reservoir of knowledge, and English is the conduit into that reservoir. We cannot afford to be weak.

Let’s keep all these points in mind as we explore our ways together.

TODAY’S CHALLENGE

I am thinking about eventually turning these challenges into discussions, so that we can simply “talk” in English, about issues of our lives, our cities and our nation. But I am not sure how to go about it yet. Still thinking. If you have any suggestion, please shoot.

In the meantime, here is our challenge for today:

Chị Kiêm Yến posted this quote by Demosthenes on May 29: “Small opportunities are often the beginning of great enterprises.”

Luke is a 10-yr old boy. And he asks you: “What does that saying mean?”

Please explain it to him.

Have a great time.

Hoanh

Can đảm để với tới giấc mơ.

courage

Can đảm là xác nhận rằng mình sợ nhưng vẫn đối diện nỗi sợ thẳng mặt.
Can đảm là đủ mạnh mẽ để cầu xin giúp đỡ và đủ khiêm tốn để nhận sự giúp đỡ

Can đảm là đứng lên bảo vệ điều mình tin, không lo ngại về ý kiến của những người khác.
Can đảm là đi theo trái tim của mình, sống cuộc đời của mình,
và không chấp nhận điều gì không tốt nhất cho mình.

Can đảm là dám bước bước đầu tiên, nhảy một bước nhảy vọt, hay đi một lối mới.
Can đảm là dám làm điều gì chưa ai làm, và tất cả những người khác nghĩ là không thể được.

Can đảm là giữ vững nội tâm khi đối diện thất vọng,
Và nhìn thất bại không như là điểm cuối mà như là điểm khởi đầu mới.
Can đảm là tin rằng cuối cùng mọi chuyện sẽ tốt, ngay cả khi mọi chuyện đang tệ đi.

Can đảm là chịu trách nhiệm cho hành động của mình và thừa nhận lỗi lầm của mình, không đổ lỗi cho người khác.
Can đảm là không dựa vào người khác cho sự thành công của mình,
Và chỉ dựa vào kỹ năng và nỗ lực của chính mình.

Can đảm là từ chối bỏ cuộc, ngay cả khi bạn bị đe dọa bởi sự không thể.
Can đảm là chọn mục đích, bám chặt vào, đó và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề.

Can đảm là nghĩ lớn, nhắm cao, và bắn xa.
Can đảm là ôm một giấc mơ, và làm bất kể thứ gì, mạo hiểm tất cả mọi thứ, và không dừng ở đâu, để biến giấc mơ thành hiện thực.

Nguyễn Minh Hiển dịch

.
courage
Reaching Your Dream Takes Courage

Courage is admitting that you’re afraid and facing that fear directly. It’s being strong enough to ask for help and humble enough to accept it.

Courage is standing up for what you believe in without worrying about the opinions of others. It’s following your own heart, living your own life, and settling for nothing less than the best for yourself.

Courage is daring to take a first step, a big leap, or a different path. It’s attempting to do something that no one has done before and all others thought impossible.

Courage is keeping heart in the face of disappointment and looking at defeat not as an end but as a new beginning. It’s believing that things will ultimately get better even as they get worse.

Courage is being responsible for your own actions and admitting your own mistakes without placing blame on others. It’s relying not on others for your success, but on your own skills and efforts.

Courage is refusing to quit even when you’re intimidated by impossibility. It’s choosing a goal, sticking with it, and finding solutions to the problems.

Courage is thinking big, aiming high, and shooting far. It’s taking a dream and doing anything, risking everything, and stopping at nothing to it make it a reality.

~ Caroline Kent ~

Chuyện Kỳ Diệu của Tình Yêu

Một người phụ nữ đang ra khỏi nhà, chợt nhìn thấy 3 ông lão có chòm râu dài bạc phơ đang ngồi trước sân nhà. Bà ta không nhận ra họ. Bà nói” Con không biết các cụ, nhưng chắc các cụ đói. Xin mời các cụ vào nhà ăn chút gì ạ.”

three-wealth-gods

Họ hỏi: “Ông chủ có ở nhà không?”

Bà ta đáp; “ Không ạ, ông ấy đi vắng”

Họ đáp: “ Thế thì chúng tôi không vào được.”

Buổi chiều khi chồng về nhà, bà kể cho chồng câu chuyện

Anh chồng bảo: “Đi nói với họ anh đã về nhà và mời họ đến!”

Người phụ nữ đi mời các ông lão về nhà mình.

Họ lại nói: “Chúng tôi không cùng nhau vào nhà cô đâu.”

“Tại sao thế ạ”, cô hỏi,

Một ông lão giải thích, chỉ vào một người bạn, “ Tên ông này là Giàu Sang ”, và chỉ vào một ông lão thứ ba nói,” Còn ông này là Thành Đạt , và tôi là Tình Yêu.” Rồi ông lão gật đầu bảo: “ Bây giờ cô vào nhà trao đổi với chồng xem hai người muốn ai trong ba chúng tôi vào nhà?”

Bà vào nhà kể lại với chồng. Người chồng vui mừng hết mực.

Ông ta nói: “Tuyệt quá. Nếu vậy, ta mời ông lão Giàu Có. Để ông cụ vào và làm nhà ta tràn đầy của cải!”

Người vợ không đồng ý : “Mình ơi, sao ta không mời Thành Đạt?”

success
Cô con dâu đang lắng nghe từ một góc nhà. Cô ta chen vào đề nghị: “Mời Tình Yêu chẳng tốt hơn sao? Nhà chúng ta sẽ tràn ngập tình yêu!”

Người chồng bảo vợ, “Ta hãy để ý tới lời khuyên của con dâu. Bà ra mời Tình Yêu vào làm khách nhà ta đi.”

Bà vợ ra hỏi 3 ông lão : “Cụ nào là Tình Yêu, xin mời vào làm khách của nhà con ạ.”

Ông lão Tình Yêu đứng dậy và bắt đầu đi về phía ngôi nhà. Hai ông lão kia cũng đứng dậy đi theo. Bà vợ ngạc nhiên hỏi hai cụ,” Con chỉ mời Tình Yêu. Sao cả hai cụ cũng đến?”

Cả ba đều đáp: “Nếu cô mà mời Giàu Sang hay Thành Đạt, cả hai người còn lại cũng sẽ không vào, nhưng vì cô đã mời Tình Yêu, ông ấy đi đâu, chúng tôi theo đó. Ở đâu có Tình Yêu, ở đó có Giàu Sang và Thành Đạt.”

LỜI CẦU CHÚC CỦA TÁC GIẢ :

1. Khi bạn đớn đau, tôi cầu chúc bạn được an bình và lòng thương.

2. Khi bạn nghi ngờ chính mình, tôi cầu chúc bạn khôi phục niềm tin vào khả năng giải quyết được khó khăn.

3. Khi bạn mỏi mệt, hay kiệt sức, tôi cầu chúc bạn có hiều biết, kiên nhẫn, và hồi phục sức lực.

4. Khi bạn sợ hãi, cầu chúc bạn yêu thương và dũng cảm.

Huỳnh Huệ dịch

Language of Love

A WONDERFUL STORY OF LOVE

As a woman was coming out of her house, she saw 3 old men with long white beards sitting in her front yard. She did not recognize them. She said, “I don’t think I know you, but you must be hungry. Please come in and have something to eat.”

“Is the man of the house home?”, they asked.

“No”, she replied. “He’s out.”

“Then we cannot come in”, they replied.

In the evening when her husband came home, she told him what had happened.

“Go and tell them I am home and invite them in!” , he said

The woman went out and invited the men in.

“We do not go into a House together,” they replied.

“Why is that?” she asked.

One of the old men explained: “His name is Wealth,” he said pointing to one of his friends, and said pointing to another one, “He is Success, and I am Love.” Then he added, “Now go in and discuss with your husband which one of us you want in your home.”

The woman went in and told her husband what was said. Her husband was overjoyed. “How nice!!”, he said. “Since that is the case, let us invite Wealth. Let him come and fill our home with wealth!”

wealth

His wife disagreed. “My dear, why don’t we invite Success?”

Their daughter-in-law was listening from the other corner of the house. She jumped in with her own suggestion: “Would it not be better to invite Love? Our home will then be filled with love!”

“Let us heed our daughter-in-law’s advice,” said the husband to his wife.

“Go out and invite Love to be our guest. ”

The woman went out and asked the 3 old men, “Which one of you is Love? Please come in and be our guest.”

Love got up and started walking toward the house. The other 2 also got up and followed him. Surprised, the lady asked Wealth and Success: “I only invited Love, Why are you coming in?”

The old men replied together: “If you had invited Wealth or Success, the other two of us would’ve stayed out, but since you invited Love, wherever He goes, we go with him. Wherever there is Love, there is also Wealth and Success!!!!!!”

key to successTHE STORY TELLER’S WISHES :

-Where there is pain, I wish you peace and mercy.

-Where there is self-doubting, I wish you a renewed confidence in your ability to work through it.

-Where there is tiredness, or exhaustion, I wish you understanding, patience, and renewed strength.

-Where there is fear, I wish you love, and courage.

(Anonymous)