Gandhi on Jesus – Gandhi viết về Giêsu (Chương 8-9)

CHAPTER 8

CHRIST—A PRINCE AMONGST SATYAGRAHIS

 

 

Buddha fearlessly carried the war into the enemy’s camp and brought down on its knees an arrogant priesthood. Christ drove out the money-changers from the temple of Jerusalem and drew down curses from Heaven upon the hypocrites and the pharisees. Both were for intensely direct action. But even as Buddha and Christ chastized they showed unmistakable gentleness and love behind every act of theirs. They would not raise a finger against their enemies, but would gladly surrender themselves rather than the truth for which they lived. Buddha would have died resisting the priesthood, if the majesty of his love had not proved to be equal to the task of bending the priesthood. Christ died on the Cross with a crown of thorns on his head defying the might of a whole empire. And if I raise resistance of a non-violent character, I simply and humbly follow in the footsteps of the great teachers.

Young India, 12-5-1920

My reading of it (Bible) has clearly confirmed the opinion derived from a reading of the Hindu scriptures. Jesus mixed with the publicans and the sinners neither as dependent or as a patron. He mixed with them to serve and to convert them to a life of truthfulness and purity. But he wiped the dust off his feet of those places which did not listen to his word. I hold it to be my duty not to countenance a son who disgraces himself by a life of shame and vice.

 

Enlightened non-co-operation is the expression of anguished love…. Would Jesus have accepted gifts from money-changers, taken from them scholarships for his friends, and advanced loans to them to ply their nefarious traffic? Was his denunciation of hypocrites, pharisees, and sadducees merely in word? Or did he not actually invite the people to beware of them and shun them?

Young India, 19-1-1921

 

The virtues of mercy, non-violence, love and truth in any man can be truly tested only when they are pitted against ruthlessness, violence, hate and untruth.

If this is true, then it is incorrect to say that Ahimsa is of no avail before a murderer. It can certainly be said that to experiment with Ahimsa in face of a murderer is to seek self-destruction. But this is the real test of Ahimsa. He who gets himself killed out of sheer helplessness, however, can in nowise be said to have passed the test. He who when being kicked bears no anger against his murderer and even asks God to forgive him is truly non-violent. History relates this of Jesus Christ.

With His dying breath on his Cross he is reported to have said: “Father, forgive them, for they know not what they do.”

Harijan, 28-4-1946

The theory is that an adequate appeal to the heart never fails. Seeming failure is not of the law of Satyagraha but of incompetence of the satyagrahi by whatever cause induced. It may not be possible to give a complete historical instance. The name of Jesus at once comes to the lips. It is an instance of brilliant failure. And he has been acclaimed in the West as the prince of passive resisters. I showed years ago in South Africa that the adjective ‘passive’ was a misnomer, at least as applied to Jesus. He was the most active resister known perhaps to history. His was non-violence par excellence.

Harijan, 30-6-1946

Europe mistook the bold and brave resistance, full of wisdom, by Jesus of Nazareth for passive resistance, as if it was of the weak. As I read the New Testament for the first time, I detected no passivity, no weakness about Jesus as depicted in the four Gospels, and the meaning became clearer to me when I read Tolstoy’s Harmony of the Gospels and his other kindred writings. _Has not the West paid heavily in regarding Jesus as a passive resister? Christendom has been responsible for the wars which put to shame even those described in the Old Testament and other records, historical or semi-historical.

Harijan, 7-12-1947

Jesus as a Politician

Jesus, in my humble opinion, was a prince among politicians. He did render unto Caesar that which was Caesar’s. He gave the devil his due. He never shunned him and is reported never once to have yielded to his incantations. The politics of his time consisted in securing the welfare of the people by teaching them not to be seduced by the trinkets of the priests and the pharisees. The latter then controlled and moulded the life of the people.

Freedom’s Battle, p. 195, Ganesh & Co., Madras, 1921

CHƯƠNG 8

GIÊSU KITÔ – MỘT HOÀNG TỬ GIỮA NHỮNG NGƯỜI TÔN KÍNH SỰ THẬT (SATYAGRAHIS)

* Satyagrahis: là tên Gandhi đặt ra cho cuộc vận động đấu tranh bất bạo động

Phật Thích Ca không ngần ngại mang chiến tranh vào trại của kẻ thù và khiến toàn hàng ngũ giáo sĩ kiêu ngạo quỳ gối. Giêsu Kitô đã đuổi những người đổi chác tiền khỏi đền thờ Jerusalem và trút lời nguyền từ Thiên đàng lên đầu những kẻ đạo đức giả và thầy giảng lừa đảo. Cả hai vị thầy đều có hành động trực tiếp dữ dội. Nhưng ngay cả khi Phật Thích Ca và Giêsu khiển trách, các vị cho thấy sự dịu dàng và tình yêu hiển hiện đằng sau từng hành động. Các vị không giơ ngón tay chống lại kẻ thù, nhưng sẵn sàng trao phó thân mình, hơn là trao phó sự thật mà họ đã sống. Phật Thích Ca có thể chết vì chống lại giới giáo sĩ, nếu sự uy nghiêm của tình yêu của Phật đã không chứng mình được bằng rằng tình yêu đó cũng ngang bằng với việc Giêsu bẻ cong giới giáo sĩ. Giêsu Kitô chết trên Thập giá với một vương miện gai trên đầu bất chấp sức mạnh của cả một đế chế. Và nếu tôi khởi động cuộc kháng cự với đặc tính bất bạo động, tôi chỉ đơn giản và khiêm tốn đi theo bước chân của những người thầy vĩ đại.

Báo Young India, 12-5-1920

Việc tôi đọc Kinh thánh đã xác nhận rõ cái nhìn bắt nguồn từ việc đọc kinh sách Hindu. Giêsu sống giữa kẻ thu thuế và người tội lỗi không như là một người lệ thuộc cũng chẳng phải người bảo trợ. Giêsu sống giữa những con người đó để phục vụ và chuyển hoá họ đến một cuộc sống trung thực và thuần khiết. Nhưng Giêsu bỏ đi những nơi không nghe lời Giêsu. Tôi nắm bài học này như là trách nhiệm của tôi không được khuyến khích một đứa con trai tự sỉ nhục bản thân nó bởi một cuộc sống đầy hổ thẹn và truỵ lạc*

[*Con trai cả của Gandhi, lớn lên bất đồng với cha và sống cuộc sống nghiện ngập, truỵ lạc và kiếm tiền phi pháp.]

Bất hợp tác một cách sáng suốt là biểu hiện của tình yêu đau khổ …. Liệu Giêsu có chấp nhận quà tặng từ những người đổi tiền, lấy bổng lộc từ họ để cho bạn bè, và lợi dụng những khoản cho vay để điều khiển những hoạt động bất chính của họ? Có phải Giêsu vạch mặt những kẻ đạo đức giả, những thầy giảng, thầy tế đơn thuần chỉ bằng lời nói của Người? Hay là Giêsu thực tế không kêu gọi người khác cảnh giác với đám đạo đức giả đó và xa lánh chúng?

Báo Young India, 19-1-1921

Những đức hạnh của lòng thương xót, bất bạo động, tình yêu và sự thật trong bất cứ ai chỉ có thể được kiểm chứng thực thụ khi họ đối đầu với tàn nhẫn, bạo lực, thù ghét và dối trá.

Nếu điều này đúng, thì thật sai lầm khi nói rằng Ahimsa [tên gọi về nguyên tắc bất bạo động và từ bi trong Hindu giáo, Phật giáo, Kỳ na giáo tại Ấn Độ] không có tác dụng trước một kẻ giết người. Chắc chắn có thể nói rằng thử nghiệm với Ahimsa khi đối mặt với một kẻ giết người là tìm cách tự hủy diệt. Nhưng đây là kiểm chứng thực sự của Ahimsa. Tuy nhiên, người tự giết mình vì bất lực tuyệt đối, không thể được cho là đã vượt qua bài kiểm chứng. Người mà khi đị đánh đá vẫn không có sự giận dữ với kẻ giết mình và thậm chí cầu xin Thượng đế tha thứ cho kẻ sát nhân thực sự là bất bạo động. Lịch sử chỉ ra điều này trong Chúa Giêsu Kitô.

Với hơi thở hấp hối trên Thập giá, Giêsu cầu nguyện: “Lạy Cha, tha thứ họ, vì họ không biết họ đang làm gì”.

Báo Harijan, 28-4-1946

Lý thuyết rằng một sự kêu gọi đủ đến trái tim không bao giờ thất bại. Có vẻ như thất bại không phải là luật của bất bạo động mà là sự kém cỏi tạo ra bởi bất kỳ nguyên nhân nào. Có thể không có một ví dụ lịch sử hoàn chỉnh nào cho luật này. Nhưng tên của Giêsu ngay lập tức đến bờ môi. Đó là một ví dụ về sự thất bại tuyệt vời. Và Giêsu đã được ca ngợi ở phương Tây như là ông hoàng tử những người kháng cự thụ động. Tôi đã chỉ ra nhiều năm trước ở Nam Phi rằng tính từ ‘thụ động’  là một cách dùng sai, ít nhất với Giêsu. Vì Giêsu là người kháng cự tích cực nhất có lẽ tồn tại trong lịch sử. Sự bất bạo động của Giêsu không thể sánh bằng.

Báo Harijan, 30-6-1946

 

Châu Âu đã hiểu lầm sự kháng cự táo bạo và can đảm, đầy trí tuệ, của Giêsu là sự kháng cự thụ động, như thể đó là cách của kẻ yếu. Khi tôi đọc Tân Ước lần đầu tiên, tôi đã không thấy bất cứ sự thụ động, yếu đuối nào của Giêsu trong cả bốn cuốn Tin Mừng, và ý nghĩa này trở nên rõ ràng hơn với tôi khi tôi đọc Hòa âm Tin Mừng của Tolstoy (Harmony of the Gospels) và các tác phẩm tương tự khác của ông. Liệu có phải phương Tây đã trả giá nặng khi coi Giêsu là người kháng cự thụ động? Thế giới Kitô giáo phải chịu trách nhiệm cho các cuộc chiến gây hổ thẹn, thậm chí cả những cuộc chiến được mô tả trong Cựu Ước và các ghi chép lịch sử hoặc bán lịch sử khác

Báo Harijan, 7-12-1947

 

Giêsu, một chính trị gia

Giêsu, theo ý khiêm tốn của tôi, là một ông hoàng trong các chính trị gia. Giêsu đã hoàn lại Caesar những gì thuộc về Caesar. Giêsu trả cho quỷ những gì xứng đáng với quỷ. Giêsu không bao giờ xa lánh quỷ và chưa bao giờ khuất phục trước câu chú ma quái của quỷ. Chính trị ở thời của Giêsu là bảo đảm phúc lợi của người dân bằng cách dạy họ không bị quyến rũ bởi trang sức của các thầy giảng, thầy tế. Mà sau này những thứ đó điều khiển và thành hình cuộc sống của người dân.

Trận chiến tự do, trang. 195, Ganesh & Co., Madras, 1921

 

 

CHAPTER 9

THE GREATEST ECONOMIST OF HIS TIME

[From a lecture delivered by Gandhiji at a meeting of the Muir Central College Economic Society, held at Allahabad, on Friday 22nd December 1916.]

“Take no thought for the morrow” is an injunction which finds an echo in almost all the religious scriptures of the world. In a well-ordered society the securing of one’s livelihood should be and is found to be the easiest thing in the world. Indeed, the test of orderliness in a country is not the number of millionaires it owns, but the absence of starvation among its masses. The only statement that has to be examined is, whether it can be laid down as a law of universal application that material advancement means moral progress.

Now let us take a few illustrations. Rome suffered a moral fall when it attained high material affluence. So did Egypt and perhaps most countries of which we have any historical record. The descendants and kinsmen of the royal and divine Krishna too fell when they were rolling in riches. We do not deny to the Rockefellers and Carnegies possession of an ordinary measure of morality but we gladly judge them indulgently. I mean that we do not even expect them to satisfy the highest standard of morality. With them material gain has not necessarily meant moral gain. In South Africa, where I had the privilege of associating with thousands of our countrymen on most intimate terms, I observed almost invariably that the greater the possession of riches, the greater was their moral turpitude. Our rich men, to say the least, did not advance the moral struggle of passive resistance as did the poor. The rich men’s sense of self-respect was not so much injured as that of the poorest. If I were not afraid of treading on dangerous ground, I would even come nearer home and show how that possession of riches has been a hindrance to real growth. I venture to think that the scriptures of the world are far safer and sounder treatises on the laws of economics than many of the modern text-books.

The question we are asking ourselves… is not a new one. It was addressed of Jesus two thousand years ago. St. Mark has vividly described the scene. Jesus is in his  solemn mood. He is earnest. He talks of eternity. He knows the world about him. He is himself the greatest economist of his time. He succeeded in economizing time and space — he transcends them. It is to him at his best that one comes running, kneels down, and asks: “Good Master, what shall I do that I may inherit eternal life ?” And Jesus said unto him: “Why callest thou me good? There is none good but one, that is God. Thou knowest the Commandments. Do not commit adultery. Do not kill, Do not steal, Do not bear false witness. Defraud not, Honour thy Father and Mother.” And he answered and said unto him: “Master, all these have I observed from my youth.” The Jesus beholding him loved him and said unto him: “One thing thou lackest. Go thy way, sell whatever thou hast and give to the poor, and thou shalt have treasure in heaven—come, take up the cross and follow me.” And he was sad at that saying and went away grieved — for he had great possession.

And Jesus looked roundabout and said unto the disciples: “How hardly shall they that have riches enter into the kingdom of God.” And the disciples were astonished at his words. But Jesus answereth again and said unto them: “Children, how hard is it for them that trust in riches to enter into the kingdom of God. It is easier for a camel to go through the eye of a needle than for a rich man to enter into the kingdom of God!”

Here you have an eternal rule of life stated in the noblest words the English language is capable of producing. But the disciples nodded unbelief as we do to this day. To him they said as we say today: “But look how the law fails in practice. If we sell and have nothing, we shall have nothing to eat. We must have money or we cannot even be reasonably moral.” So they state their case thus. And they were astonished out of measure, saying among themselves: ‘Who then can be saved’. And Jesus looking upon them said: “With men it is impossible, but not with God, for with God, all things are possible.” Then Peter began to say unto him: “Lo, we have left all, and have followed thee.” And Jesus answered and said: “Verily I say unto you, there is no man that has left house or brethren or sisters, or father or mother, or wife or children or lands for my sake and Gospels but he shall receive one hundredfold, now in this time houses and brethren and sisters and mothers and children and land, and in the world to come, eternal life. But many that are first shall be last and the  last, first.”

You have here the result or reward, if you prefer the term, of following the law. I have not taken the trouble of copying similar passages from the other non- Hindu scriptures and I will not insult you by quoting, in support of the law stated by Jesus, passages from the writings and sayings of our own sages, passages even stronger, if possible, than the Biblical extracts I have drawn your attention to.

Perhaps the strongest of all the testimonies in favour of the affirmative answer to the question before us are the lives of the greatest teachers of the world. Jesus, Mahomed, Buddha, Nanak, Kabir, Chaitanya, Shankara, Dayanand, Ramakrishna were men who exercised an immense influence over, and moulded the character of thousands of men. The world is the richer for their having lived in it. And they were all men who deliberately embraced poverty as their lot.

Speeches and Writings of Mahatma Gandhi, pp. 350-53, Natesan & Co., Madras, 1933

 

 

CHƯƠNG 9

GIÊSU NHÀ KINH TẾ VĨ ĐẠI NHẤT TRONG THỜI ĐẠI CỦA NGƯỜI

[Đây là bài giảng của Gandhi tại một cuộc họp của Hội Kinh tế Đại học Trung tâm Muir, được tổ chức tại Allahabad, vào thứ Sáu ngày 22 tháng 12 năm 1916.]

“Không lo lắng cho ngày mai” là một huấn thị ta có thể nghe tiếng vang trong hầu hết kinh sách của các tôn giáo trên thế giới. Trong một xã hội trật tự, đảm bảo sinh kế của người dân nên được và được thấy là điều dễ nhất trên thế giới. Thật vậy, sự kiểm chứng về độ trật tự ở một quốc gia không phải là số người triệu phú mà quốc gia sở hữu, mà là sự vắng mặt của nạn đói trong dân chúng. Điều duy nhất cần được xem lại là, liệu có thể đặt ra như là một luật áp dụng phổ quát rằng tiến bộ vật chất có nghĩa là tiến bộ đạo đức?

Hãy cùng lấy một một vài minh họa. Kinh thành Rome hứng chịu sụp đổ đạo đức khi đạt được sung túc vật chất cao. Ai Cập cũng vậy và có lẽ xảy ra ở hầu hết các quốc gia mà chúng ta có bất cứ ghi chép lịch sử nào. Con cháu và họ hàng của thánh hoàng gia Krishna cũng gục ngã khi họ trở nên giàu có. Chúng ta không phủ nhận gia đình tỷ phú Mỹ Rockefeller và Carnegie sở hữu một chuẩn đạo đức thông thường nhưng chúng ta vui vẻ phán xét họ theo một cách đầy nuông chiều. Ý tôi là chúng ta thậm chí không mong đợi họ (các tỷ phú) đáp ứng tiêu chuẩn đạo đức cao nhất. Với họ lợi ích vật chất không nhất thiết có nghĩa là lợi ích đạo đức. Ở Nam Phi, nơi tôi có đặc quyền liên kết với hàng ngàn người đồng hương của chúng tôi một cách gần gũi nhất, tôi luôn luôn thấy rằng sự chiếm hữu của cải càng lớn, thì suy đồi đạo đức càng lớn. Những người giàu có của chúng tôi, nói cách nhẹ nhàng nhất, đã không thúc đẩy cuộc đấu tranh đạo đức phản kháng bất bạo động như những người nghèo. Lòng tự trọng của người giàu không bị tổn thương nhiều như những người nghèo nhất. Nếu tôi không sợ bước vào vùng nguy hiểm, tôi thậm chí sẽ đến gần nhà hơn và cho thấy sự sở hữu của cải của người giàu có đã cản trở sự phát triển thực [của quốc gia] ra sao. Tôi mạo hiểm cho rằng kinh sách của thế giới là sách dạy các định luật kinh tế an tòa và sâu sắc hơn nhiều, so với nhiều giáo trình kinh tế hiện đại.

Câu hỏi chúng ta đang tự hỏi mình… không hề mới. Câu hỏi này đã Giêsu nói đến hai ngàn năm trước. Thánh Mark đã mô tả sinh động cảnh tượng đó. Giêsu đang trong tâm trạng uy nghiêm của mình. Giêsu tha thiết. Giêsu nói về vĩnh cửu. Giêsu biết thế giới của mình. Bản thân Giêsu là nhà kinh tế vĩ đại nhất trong thời đại của Người. Giêsu đã thành công trong việc tiết kiệm thời gian và không gian – Giêsu vượt trên thời gian và không gian. Điều này thể hiện rõ nhất khi một người chạy đến, quỳ xuống và hỏi: “Thầy tốt, tôi phải làm gì để được cuộc sống vĩnh cửu?” Và Giêsu nói: “Tại sao bạn gọi tôi là thầy tốt? Không có ai tốt, ngoại trừ một người, đó là Thượng đế. Bạn đã biết các Điều Răn. Đừng ngoại tình. Đừng giết người, Đừng ăn cắp, Đừng làm chứng dối, Hãy tôn kính Cha Mẹ. ” Và anh ta trả lời Giêsu: “Thầy, tất cả những điều này tôi đã giữ từ thời trẻ.” Giêsu ngắm nhìn người này trìu mến và nói: “Một điều mà anh thiếu. Hãy đi về, bán hết của cải và ban cho người nghèo, và anh sẽ có kho báu trên thiên đàng – đến đây, nâng thập giá và đi theo tôi.” Và người này buồn vì câu nói đó và bỏ đi trong đau buồn – vì anh ta có có vô số của cải.

Và Giêsu nhìn quanh, nói với các môn đệ: “Thật khó nhường nào cho người giàu đi vào nước Thiên Đàng”. Và các môn đệ ngạc nhiên trước lời của Giêsu. Nhưng Giêsu nhắc lại, trả lời: “Các con, thật khó cho người tin vào tài sản giàu có vào được nước Thiên Đàng. Con lạc đà đi qua lỗ kim dễ hơn một người giàu đi vào nước Thượng đế!”

Ở câu nói này quý vị có một quy tắc sống vĩnh cửu được bày bỏ trong những từ cao quý nhất mà Anh ngữ có khả năng tạo ra. Nhưng các môn đệ lắc đầu không tin, như cách chúng ta phản ứng ngày nay. Các đệ tử nói với Giêsu như những gì chúng ta nói hôm nay: “Nhưng hãy nhìn xem luật pháp thất bại ra sao trong thực tế. Nếu chúng ta bán hết (tài sản) và chằng có gì, chúng ta sẽ chẳng có gì ăn. Chúng ta phải có tiền hoặc thậm chí không thể có đạo đức một cách hợp lý.” Như thế, họ tuyên bố tư duy của họ như vậy. Và họ ngạc nhiên không tưởng, tự nói với nhau: ‘Ai là người có thể được cứu rỗi’. Và Giêsu nhìn các đệ tử nói: “Với con người, điều đó là không thể, nhưng không đúng với Thượng đế, vì với Thượng đế, tất cả đều có thể.” Sau đó, Peter bắt đầu nói với Giêsu: “Chúa tôi, chúng con đã bỏ lại tất cả, và đang đi theo Người.” Giêsu trả lời và nói: “Quả thật thầy nói với anh em, không có ai đã rời khỏi nhà cửa hay bỏ lại anh chị em, cha mẹ, vợ con hay đất đai vì thầy và vì Tin mừng, mà sẽ không nhận được gấp trăm lần, nhà cửa, anh chị em, mẹ và con cái, đất đai, ngay trong thời này, và cuộc sống vĩnh cửu trong thế gian sẽ tới. Nhưng nhiều người cao nhất sẽ ngừi thấp nhất và người thấp nhất sẽ cao nhất.”

 

Quý vị có ở đây kết quả hoặc phần thưởng, nếu quý vị thích các từ này, nếu quý vị sống theo luật đó. Tôi đã không gặp khó khăn khi sao chép các đoạn tương tự từ các kinh sách khác ngoài Ấn giáo và tôi sẽ không xúc phạm quý vị bằng cách trích dẫn ra, để ủng hộ luật Giêsu đưa ra, các đoạn văn từ các bài viết và câu nói của các hiền nhân Ấn giáo thậm chí còn mạnh mẽ hơn, các trích đoạn Kinh Thánh tôi đã lấy ra để thu hút sự chú ý của các bạn.

 

Có lẽ điều mạnh mẽ nhất trong tất cả các minh chứng để khẳng định câu trả lời cho câu hỏi của chúng ta là cuộc sống của những người thầy vĩ đại nhất thế giới. Giêsu, Mohammed, Phật Thích Ca, Nanak, Kabir, Chaitanya, Shankara, Dayanand, Ramakrishna là những người có ảnh hưởng vô kể và hình thành tính cách của hàng ngàn người. Thế giới giàu có hơn vì những người thầy đã sống. Và họ đều là những người cố tình đón nhận nghèo đói như là số mệnh của họ.

 

Bài nói chuyện của Gandhi, trang 350-53, Natesan & Co., Madras, 1933

 

One thought on “Gandhi on Jesus – Gandhi viết về Giêsu (Chương 8-9)”

  1. Cảm ơn Hằng đã dịch những lời Gandhi viết về Giêsu để mình hiểu rõ hơn về cội nguồn tâm linh sâu sắc trong ông làm nền cho phương pháp đấu tranh bất bạo động tuyệt đối.

    “Những đức hạnh của lòng thương xót, bất bạo động, tình yêu và sự thật trong bất cứ ai chỉ có thể được kiểm chứng thực thụ khi họ đối đầu với tàn nhẫn, bạo lực, thù ghét và dối trá.

    Nếu điều này đúng, thì thật sai lầm khi nói rằng Ahimsa [tên gọi về nguyên tắc bất bạo động và từ bi trong Hindu giáo, Phật giáo, Kỳ na giáo tại Ấn Độ] không có tác dụng trước một kẻ giết người. Chắc chắn có thể nói rằng thử nghiệm với Ahimsa khi đối mặt với một kẻ giết người là tìm cách tự hủy diệt. Nhưng đây là kiểm chứng thực sự của Ahimsa. Tuy nhiên, người tự giết mình vì bất lực tuyệt đối, không thể được cho là đã vượt qua bài kiểm chứng. Người mà khi bị đánh đá vẫn không có sự giận dữ với kẻ giết mình và thậm chí cầu xin Thượng đế tha thứ cho kẻ sát nhân thực sự là bất bạo động. Lịch sử chỉ ra điều này trong Chúa Giêsu Kitô.

    Với hơi thở hấp hối trên Thập giá, Giêsu cầu nguyện: “Lạy Cha, tha thứ họ, vì họ không biết họ đang làm gì”.

    CẦU NGUYỆN CHO HONG KONG
    Trong hoàn cảnh bạo lực đang leo thang ở Hong Kong, như một lịch sử lặp lại của cuộc thảm sát Thiên An Môn, những lời của Mahatma Gandhi về phương pháp đấu tranh bất bạo động càng cần được nhắc đến nhiều hơn. Chỉ cần một người hiểu đúng Giêsu, sống được tinh thần Giêsu là có thể chuộc tội cho cả một dân tộc/đất nước. Ví như cuộc phản kháng bất bạo động của Mahatma Gandhi đã giành độc lập cho Ấn Độ từ sự đô hộ của đế quốc Anh mà không đổ máu. Cầu nguyện cho Hong Kong sẽ có người lãnh đạo biểu tình đúng theo tinh thần Giêsu, để chính quyền Trung Quốc không thể có một cái cớ hợp pháp cho sự đàn áp, không thể dùng lý do ổn định bạo lực để dùng quân đội can thiệp nữa. Cùng cầu nguyện cho Hong Kong!

    Link Sáng 18/11: Xung đột lại xảy ra, Đại học Bách khoa Hồng Kông như biển lửa

    Link Cập nhật biểu tình Hồng Kông ngày 17/11

    Cảm ơn em,
    c. Hường

    Like

Leave a comment