Truyện về tiên tri Jonah – Kỳ 2

Chào các bạn,

Dưới đây là comment của mình về Jonah trong Book of Jonah – Sách của tiên tri Jonah trong Thánh kinh. Đây là câu truyện rất vui về một tiên tri ứng xử với Chúa như là trẻ em.

Sách này có 4 chương. Trong chương 1, chúng ta đã bàn về chuyện tại sao Jonah lại không muốn nghe lời Chúa. Qua đó, chúng ta có thể hiểu được phần nào cảm giác khó khăn của Jonah khi đứng trước yêu cầu mà Chúa giao cho. Trong chương 2 này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách Jonah trải qua điều khó khăn đó.

Chương 2 chủ yếu ghi lại lời cầu nguyện của Jonah trong bụng cá. (Bản tiếng Việt bắt đầu ở đây, click vào Giôna. Bản tiếng Anh ở đây.)

Jonah’s Prayer (*)

Now the Lord provided a huge fish to swallow Jonah, and Jonah was in the belly of the fish three days and three nights.

2[a]From inside the fish Jonah prayed to the Lord his God.

3He said:

“In my distress I called to the Lord,
and he answered me.
From deep in the realm of the dead I called for help,
and you listened to my cry.

You hurled me into the depths,
into the very heart of the seas,
and the currents swirled about me;
all your waves and breakers
swept over me.

I said, ‘I have been banished
from your sight;
yet I will look again
toward your holy temple.’

The engulfing waters threatened me,[b]
the deep surrounded me;
seaweed was wrapped around my head.

To the roots of the mountains I sank down;
the earth beneath barred me in forever.
But you, Lord my God,
brought my life up from the pit.

“When my life was ebbing away,
I remembered you, Lord,
and my prayer rose to you,
to your holy temple.

“Those who cling to worthless idols
turn away from God’s love for them.

10 But I, with shouts of grateful praise,
will sacrifice to you.
What I have vowed I will make good.
I will say, ‘Salvation comes from the Lord.’”

11 And the Lord commanded the fish, and it vomited Jonah onto dry land.

(*) The verse numbers have been changed – increased by 1 – to be the same as those in the Vietnamese version.

Lời cầu nguyện của Giô-na

1 Chúa khiến một con cá lớn nuốt Giô-na. Giô-na ở trong bụng cá ba ngày ba đêm.

2 Từ trong bụng cá, Giô-na cầu nguyện cùng Chúa, Thiên Chúa của ông.

3 Ông nói:

Từ cảnh ngặt nghèo, con kêu lên Chúa,
Người đã thương đáp lời.
Từ lòng âm phủ, con cầu cứu, Ngài đã nghe tiếng con.

4 Ngài đã ném con vào vực sâu, giữa lòng biển,
làn nước mênh mông vây bọc con,
sóng cồn theo nước cuốn, Ngài để cho tràn ngập thân này.

5 Con đã nói: “Con bị đuổi đi khuất mắt Chúa rồi!
Nhưng con vẫn hướng nhìn về thánh điện của Chúa.”

6 Nước bủa vây con đến cổ, vực thẳm vây bọc con,
trên đầu con, rong rêu quấn chằng chịt.

7 Con đã xuống tận nền móng núi non,
cửa lòng đất đã cài then nhốt con mãi mãi.
Nhưng Ngài đã đưa sự sống của con lên khỏi huyệt,
lạy Chúa là Thiên Chúa của con.

8 Khi mạng sống con hầu tàn, con đã nhớ đến Chúa
và lời cầu nguyện của con đã tới Ngài, tới đền thánh của Ngài.

9 Bọn thờ thần hư ảo, chớ gì chúng bỏ điều chúng vẫn tôn sùng.

10 Phần con, giữa tiếng hát tạ ơn, con sẽ tiến dâng Ngài hy lễ;
con xin giữ trọn điều đã khấn nguyền.
Chúa mới là Đấng ban ơn cứu độ.

11 Chúa bảo con cá, nó liền mửa ông Giô-na ra trên đất liền.

Câu hỏi trước hết ở đây có lẽ là: Có thật Jonah ở trong bụng cá ba ngày ba đêm không?

Để trả lời câu hỏi này có lẽ chúng ta nên nhìn về hoàn cảnh ra đời của câu truyện. Câu truyện này nằm trong Cựu ước. Cựu ước là tập hợp nhiều cuốn sách được viết trước thời điểm Chúa Jesus ra đời, nghĩa là cách đây ít nhất 2.000 năm. Và vì Jonah sống vào khoảng những năm 800–750 trước khi Jesus ra đời nên truyện về Jonah có lẽ ra đời cách đây khoảng 2.750 năm. Thế nên đây là một trong những cuốn sách rất cổ.

Khi đọc sách cổ, chúng ta không thể nhìn các “sự thật” của người xưa bằng đôi mắt người hiện đại. Ta nên nhìn bằng đôi mắt của người xưa. Trong nền văn hóa nhấn mạnh vào Chúa như Do Thái giáo thì cần nhìn bằng đôi mắt nhấn mạnh vào quyền năng của Chúa.

Trong truyện về Jonah (và cụ thể trong chương 2) thì quyền năng của Chúa được nhấn mạnh ở đâu?

Có lẽ ở chi tiết Jonah bị nuốt vào bụng cá ba ngày ba đêm.

Vì sao?

Vì lời cầu nguyện của Jonah khi ở trong “bụng cá” chẳng nói gì về cá, mà nói về “bụng biển cả” thì đúng hơn. Nào là: “Ngài đã ném con vào vực sâu, giữa lòng biển; làn nước mênh mông vây bọc con; sóng cồn theo nước cuốn, Ngài để cho tràn ngập thân này.” Nào là: “Nước bủa vây con đến cổ, vực thẳm vây bọc con; trên đầu con, rong rêu quấn chằng chịt.”

Phải chăng Jonah bị trôi trên biển và bị “vùi dập” trong lòng biển ba ngày ba đêm rồi mới dạt vào bờ?

Có lẽ đối với người có lòng tin thời xưa, ở trong lòng biển ba ngày hay ở trong bụng cá ba ngày cũng như nhau, cũng đều có cảm giác chết chóc, nếu còn sống và được lên bờ thì mọi sự đều là phép lạ của Chúa. Cho nên, nếu lấy bụng cá làm biểu tượng để nhấn mạnh đến quyền năng của Chúa, thì cũng là chuyện thường.

(Cũng như chuyện Moses đưa tay lên và gạt nước biển, chừa đường cho dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ, chạy khỏi lính Ai Cập. Ngày nay người ta nghĩ rằng thời đó có thể dưới Biển Đỏ có một doi đất cao, lúc nước triều xuống thì doi đất đó nhô lên khỏi mặt nước. Nhưng chưa ai tìm ra doi đất đó ở đâu. Cũng có thể là ngày nay mực nước cao hơn thời đó rất nhiều.)

Như vậy, bụng cá ở đây là biểu tượng để nhấn mạnh đến quyền năng của Chúa. Bên cạnh đó, bụng cá, hay bụng biển cả, cũng đều mang cảm giác chết chóc, nên bụng cá cũng có thể là một hình ảnh biểu tượng cho cái khổ (đến chết) trong tâm trí Jonah.

Và Jonah chỉ miêu tả cái khổ, kiểu như: “Nước bủa vây con đến cổ, vực thẳm vây bọc con; trên đầu con, rong rêu quấn chằng chịt.” Jonah chẳng nói một lời về Nineveh và dân ngoại đạo, dù đây là nguyên nhân dẫn đến khổ. Có lẽ Jonah biết rằng, nguyên nhân sâu xa của cái khổ là do Jonah chưa có lòng tin mạnh vào Chúa. Khi Jonah chưa có lòng tin mạnh thì nếu không khổ vì Nineveh cũng sẽ khổ về điều khác (nghĩa là nếu không khổ chuyện này cũng sẽ khổ chuyện kia).

Thế nên trong cơn khổ (mà cảm giác khổ đến chết), Jonah nguyện cầu (tâm sự) với Chúa: “Con đã xuống tận nền móng núi non; cửa lòng đất đã cài then nhốt con mãi mãi. Nhưng Ngài đã đưa sự sống của con lên khỏi huyệt, lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của con.”

Chú ý: Lúc này Jonah vẫn còn trong “bụng cá”, nghĩa là Jonah vẫn còn trong tình trạng “chết”, nhưng Jonah cầu nguyện rằng: “Ngài đã đưa sự sống của con lên khỏi huyệt”. Jonah dùng thì quá khứ: “đã đưa” – “brought” để diễn tả một hành động ở tương lai, và hành động này không phải của Jonah, mà là hành động của Chúa.

Hơn nữa, Jonah đã dùng thì quá khứ cho hành động tương lai của Chúa ngay từ những lời cầu nguyện đầu tiên: “Từ cảnh ngặt nghèo, tôi kêu lên Đức Chúa; Người đã thương đáp lời. Lạy Chúa, từ lòng âm phủ, con cầu cứu, Ngài đã nghe tiếng con.” Jonah đã nguyện cầu: “Người đã thương đáp lời” – “answered“, “Ngài đã nghe tiếng con” – “listened“.

Điều này chứng tỏ rằng: Jonah rất tin ở Chúa, tin rằng Chúa sẽ cứu sống Jonah. Dù Jonah có đang ở âm phủ đi chăng nữa, Jonah vẫn tin Chúa sẽ cho Jonah sống lại.

Trong cơn khổ (đến chết) đó, Jonah đặt trọn niềm tin vào Chúa, hát lời tạ ơn và nguyện dâng chính mình cho Chúa – “…giữa tiếng hát tạ ơn, con sẽ tiến dâng Ngài hy lễ [hy sinh thân mình làm của lễ]; con xin giữ trọn điều đã khấn nguyền.”

Jonah nghĩ việc đi tiên tri ở xứ mình không muốn thì giống như đi chết. Nhưng vì Jonah tin Chúa thương Jonah, dù Jonah có chết cũng cho Jonah sự sống, để Jonah được sống lại. Nên Jonah nguyện dâng chính mình cho Chúa.

Chú ý: Jonah lúc này vẫn còn trong “bụng cá”.

Sau khi nghe lời nguyện cầu của Jonah trong “bụng cá”, Chúa mới bảo con cá mửa Jonah ra. Nhưng Chúa chỉ bảo cá mửa Jonah ra sau khi Jonah ở trong bụng cá ba ngày ba đêm.

Ở đây có một câu hỏi. Ba ngày ba đêm này có nghĩa là sao? Nghĩa là Jonah khi mới vào bụng cá đã cầu nguyện ngay và cầu nguyện suốt ba ngày ba đêm thì mới thấy hành động trả lời của Chúa? Hay Jonah sau khi ở trong bụng cá ba ngày ba đêm mới cảm thấy tuyệt vọng, bắt đầu cầu nguyện và Chúa đáp lời ngay?

Có vẻ đáp án đầu sẽ hợp lý với những người từng cầu nguyện, những người có kinh nghiệm về thời gian Chúa trả lời. Những người có kinh nghiệm cầu nguyện biết rằng: Chẳng ai biết được khi nào thì Chúa trả lời. Chúa có khi trả lời nhanh, có khi trả lời chậm. Trả lời nhanh hay chậm là kế hoạch của Chúa, con người chỉ cần đặt lòng tin vào Chúa và cầu nguyện luôn luôn.

Tóm lại, nguyên cả chương 2 trong Sách của Jonah nói về lời cầu nguyện của Jonah trong bụng cá. Như trên đã nói, bụng cá có thể là biểu tượng tượng trưng cho bể khổ của Jonah và lời nguyện cầu của Jonah trong bụng cá thể hiện lòng tin của Jonah với Thiên Chúa. Hay nói cách khác, lời nguyện cầu này thể hiện sự khuất phục của con người trước Thượng đế.

“Khuất phục” – submission – trước Thượng đế, là “dâng chính mình” cho Thượng đế (như lời nguyện cuối của Jonah), là “giao phó” cuộc đời của mình cho Thượng đế, hoàn toàn. Khi đó cái tôi của mình không còn nữa. Cái tôi thuộc về Thượng đế. Điều này có lẽ gần giống với “vô ngã” trong nhà Phật và khiêm tốn trong nhà Chuối.

Nhưng Jonah có thực sự submission trước Thượng đế hay không?

Mời các bạn đọc tiếp comment của chương 3 và 4 nhé.

Chúc các bạn một ngày tốt lành.

Phạm Thu Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s