Đêm đầy sao – Starry Starry night

Chào các bạn

Bài hát Starry starry night hay còn có tên Vincent của Don McLean viết để tưởng nhớ hoạ sĩ Vincent van Gogh, người Hà Lan. Bài hát mô tả tả bức tranh The Starry Night của Vincent và cũng mô tả nhiều bức tranh khác. 

McLean viết bản nhạc năm 1971 sau khi đọc cuốn tiểu sử của Vincent. Bài hát trở thành ca khúc đứng đầu bảng tại Anh. Bài hát được sử dụng trong bộ phim hoạt hoạ mới đây năm 2017 mang tên Loving Vincent. Kể về cuộc đời Vincent. Hoạ sĩ tài ba điên khùng, tự sát năm 37 tuổi. Vincent bắt đầu cầm bút vẽ năm 28 tuổi. Trong 10 năm, ông có hơn 1200 tác phẩm, hơn 800 bức sơn dầu và phần lớn được tạo ra trong 2 năm cuối đời. Tại Amsterdam Hà Lan, có một bảo tàng của Van Gogh.

Mời các bạn. Continue reading Đêm đầy sao – Starry Starry night

Xoá bỏ định kiến

Chào các bạn,

Có lần, mình nói chuyện vui với các bạn mình đến từ nhiều nước về mấy câu hài hước nói về đặc điểm của một số nước và người châu Âu. Đại loại về điểm mạnh và phong cách mỗi nước, đó là:

Bạn sẽ sống ở thiên đường nếu có một đầu bếp Pháp, thợ máy Đức, cảnh sát Anh, nhân viên Thuỵ Sĩ và… người tình Ý.

Bạn sẽ sống ở địa ngục nếu có một đầu bếp người Anh, thợ máy Pháp, cảnh sát Đức, nhân viên Ý và… người tình Thuỵ Sĩ.

Nói xong, một bạn từ châu Á nói: “Người châu Âu tụi mày có điển hình – stereotype – thú vị thật”. Continue reading Xoá bỏ định kiến

Đã hứa thì phải giữ lời

Chào các bạn,

Những ngày đầu của mùa Xuân Mậu Tuất 2018 mình và gia đình cháu của mình, đã học được bài học rất thú vị từ em Nari cựu học sinh Lưu trú của mình, và bài học cũng liên quan đến một trong những đặc tính thường được mọi người ca tụng khi nói đến con giáp của năm nay đó là con Tuất.

Gia đình người cháu gọi mình là cô ruột ở thành phố HCM về Gia Lai ăn Tết, là gia đình trẻ mới có một người con trai mười bốn tháng tuổi, cháu nhỏ mới biết đi vài bước. Continue reading Đã hứa thì phải giữ lời

Ước mơ thơ trẻ

Mình còn nhớ đó là khoảng năm lớp 3, khi mình được bước vào thế giới thú vị của cô bé Tottochan hiếu động đáng yêu cùng những ký ức trong trẻo về ngôi trường Tomoe độc đáo trên những toa tàu. Có lẽ những ai đã đọc “Tottochan, Cô Bé Bên Cửa Sổ” đều mơ ước về một môi trường giáo dục hướng tới sự phát triển tự nhiên như Tomoe, nơi trẻ em được tôn trọng, lắng nghe với tình yêu thương, khiến chúng lớn lên mạnh mẽ với lòng tự tin.

Phải chăng anh Bút Chì cũng đã được truyền cảm hứng từ Tottochan mà lập ra Toa Tàu“nơi người lớn được là trẻ con và trẻ con được là chính mình”; hay Hang Dao và Quỳnh Anh với Potato Kids – những lớp học ngoại khóa cho trẻ em ở Hà Nội và Vy Le với Trại Hè Trẻ Đồng Xanh ở Hội An, “nơi trẻ được sống trong thiên nhiên và học từ thiên nhiên”?

Đọc tiếp trên CVD

GS Võ Tòng Xuân: Chúng ta sẽ ăn Tết cổ truyền theo lịch dương như Nhật Bản

Thứ hai, 09/01/2017, 08:00 AM

(VTC) – Giáo sư Võ Tòng Xuân – người 11 năm trước làm “nóng” dư luận khi đề xuất gộp tết ta vào tết tây – cho biết, đã có những “tín hiệu cho thấy sự thay đổi” và ông tin rồi Việt Nam sẽ ăn Tết cổ truyền theo lịch dương như Nhật Bản.

Kết quả hình ảnh cho Giáo sư Võ Tòng Xuân Chúng ta sẽ ăn Tết cổ truyền theo lịch dương như Nhật BảnGiáo sư Võ Tòng Xuân. Ảnh CafeF

Giáo sư Xuân nói: “Tôi vẫn bảo lưu quan điểm về Tết hội nhập. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác trên thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, và giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê. Chúng ta đang là một nước nghèo so với phần còn lại của thế giới, làm thế nào để đất nước có thể bắt được những dòng chủ lưu của nhân loại?”

Đọc tiếp trên CVD

Tết của người Sài Gòn xưa

VNExpress Thứ bảy, 28/1/2017 | 00:00 GMT+7

Người Sài Gòn xưa đến Tết thường đi chợ hoa Nguyễn Huệ, đốt pháo, múa lân… mừng năm mới.

tet-cua-nguoi-sai-gon-xua

Nhắc đến Tết, người Sài Gòn từ xưa đến nay điều đầu tiên luôn nhớ đến là chợ hoa đường Nguyễn Huệ – sau này phát triển thành đường hoa.

tet-cua-nguoi-sai-gon-xua-1

Không chỉ là nơi đến mua hoa chưng Tết, chợ còn thu hút người dân đến tham quan, chụp ảnh dịp Tết đến xuân về.

Đọc tiếp trên CVD

Những bức tranh Việt làm “say lòng” thế giới

Dân trí Tranh Việt ở đầu thế kỷ 20 có rất nhiều bức được thế giới biết đến và sẵn sàng trả giá cao, trong đó, có bức đã được mua với giá lên tới hơn… 18 tỉ đồng.

Mỹ thuật Việt Nam đầu thế kỷ 20 chứa đựng vẻ đẹp nghệ thuật ấn tượng và vẻ đẹp văn hóa đậm đà. Sự kết hợp ý vị đã khiến tranh của các họa sĩ Việt ở đầu thế kỷ 20 luôn thu hút người mua trên khắp thế giới mỗi khi xuất hiện trở lại tại các cuộc đấu giá:

Bức “Bức màn tím” của
Bức “Bức màn tím” của họa sĩ Lê Phổ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1942-1945. Tháng 4/2012, tại Hồng Kông, bức “Bức màn tím” đã được bán đấu giá với mức giá 2,9 triệu đô la Hồng Kông (hơn 8 tỉ đồng). Tại thời điểm này, đây được coi là mức giá cao nhất từng được trả cho một tác phẩm mỹ thuật của một họa sĩ Việt Nam.

Đọc tiếp trên CVD