Khi em nói, em yêu anh

Chào các bạn,

Bản nhạc  “When You Tell Me That You Love Me” viết bởi Albert Hammond và John Bettis, trình diễn bởi nghệ sĩ lừng danh Diana Ross. Bản nhạc được coi là ca khúc đầy dấu ấn của Dinana Ross và sau đó được hát lại bởi nhiều nghệ sĩ khác.

Mời các bạn.

TH Continue reading Khi em nói, em yêu anh

Tỉnh thức

Chào các bạn,

Kinh sách nhà Phật nói đến hai loại người: si mê và tỉnh thức. Bạn muốn thuộc loại người nào?

Nếu bạn muốn là người tỉnh thức, thì đó là nhóm Bồ tát. Bồ tát là âm Việt hóa của chữ Phạn Bodhisattva, có nghĩa là người tỉnh thức.

Vậy muốn là Bồ tát chúng ta cần tỉnh thức.

Thế nào là tỉnh thức? Continue reading Tỉnh thức

Đừng quá chủ quan

Chào các bạn,

Bảy giờ tối đêm mồng mười tháng Hai dương lịch là những ngày cận Tết Nguyên Đán năm 2018, nhà Lưu trú sắc tộc Buôn Ma Thuột nơi mình đã ở trước đây tổ chức buổi tối giao lưu cuối năm giữa các em học sinh đang học, với những em cựu học sinh Lưu trú ra trường đang tiếp tục học, cũng như đã lập gia đình về sống ở thôn buôn. Continue reading Đừng quá chủ quan

Tại sao cần xoá bỏ án phạt tử hình

English: 10 reasons to oppose the death penalty

Án tử hình là hình phạt hợp pháp tại Hoa Kỳ, hiện đang được sử dụng tại 31 bang, chính phủ liên bang và quân đội. Sự tồn tại của hình phạt này có thể được truy lại từ sự khởi đầu thời các thuộc địa Mỹ. Hoa Kỳ là nước phương Tây duy nhất hiện đang áp dụng hình phạt tử hình, và là một trong 57 quốc gia trên thế giới đang áp dụng hình phạt này (trong đó có Việt Nam) , và là nước đầu tiên phát triển tiêm chích thuốc độc như một phương thức thi hành án tử hình – đã được thông qua bởi năm quốc gia khác.

Đọc tiếp trên CVD >>

Những học trò yếu kém muốn thầy cô và cha mẹ biết điều gì?

English:  What Failing Students Want Us to Remember

Nhìn học sinh hơn chỉ là điểm số
Em không phải điểm số của em
Em vẫn có thể có đóng góp đầy ý nghĩa
Em không phải là một sự thất vọng
Hãy để em là chính em
Đừng bỏ cuộc. Hãy tìm cách giúp em.

Bằng cách nhìn học sinh hơn chỉ là điểm số ở trường, chúng ta có thể giúp những đứa trẻ đạt được tiềm năng của các em.

Các trường học của chúng tôi ở Hoa Kỳ hoạt động chủ yếu như những trung tâm phân cấp thành tích: điểm số đạt được, học sinh được theo dõi bằng cách chia chúng vào các nhóm thành tích, theo đó phần thưởng được trao cho những học sinh thực thoả mãn được tiêu chuẩn. Nếu trẻ không đạt mức mong đợi (vì bất kỳ lý do nào), chúng thường bị gắn mác tiêu cực như ” không có khả năng đọc,” “yếu” hoặc ” kém “

Do hệ thống này, giáo viên bị đặt trong tình huống buộc phải đánh giá các em trước tiên và cao nhất là những “cỗ máy” làm bài kiểm tra, và tạo ra điểm số. Thật đáng chán nản!  Điểm số thực sự chỉ có vai trò rất nhỏ trong việc học. Người học được hưởng lợi nhiều hơn từ vô số cách đánh giá qua các bài kiểm tra không lấy điểm cũng như những nhận xét đều đặn, thường nhật.

Đọc tiếp trên CVD