Kết hợp giữa chính sách dân tộc & bảo vệ môi trường, thiên nhiên

Mùa xuân này, được nghỉ dài ngày, nhiều bạn chọn Tây Nguyên làm điểm đến ( Có bạn còn nói ” tại lời mời gọi trên mạng của LN nữa đấy”). Nhưng rồi cũng nhiều bạn thất vọng than thở với tôi về việc những thác nước cạn khô tại các điểm du lịch sinh thái.Vâng! Quả thật tôi cũng sốc khi chỉ cách vài tháng trước, đoàn làm phim của Đài TH TP HCM còn thật sự ” kính nể” vẻ đẹp hùng tráng của ngọn thác Drei Nu, thì bây giờ …chỉ còn là những bờ đá cao câm lặng. Tôi chưa có dịp kiểm chứng đó là ” thói thường” của mùa khô cao nguyên? hay kết quả của hàng chục công trình thủy điện trên những dòng sông cao nguyên? Nhưng xuân này, đọc lại những kiến nghị của ba tôi với Quốc hội từ hơn 20 năm trước, về vấn đề rừng và nước ở miền núi, vẫn thấy sự cảnh báo của ông còn nguyên tính thời sự… Thương cho thiên nhiên TN mỗi ngày một thêm kiệt quệ , càng thêm thương cho tấm lòng người thí thức dân tộc lão thành… Mời các bạn đọc và kiểm chứng lại ý kiến ông.

Miền núi & trung du chiếm đại bộ phận đất tự nhiên của nước ta, là căn cứ của cách mạng, là địa bàn chiến lược quan trọng của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, là quê hương của các dân tộc anh em. Nhưng lại là những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn nhất, nên việc thực hiện các chính sách dân tộc phải thể hiện trong sự đầu tư thích đáng, để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng của miền núi cao nguyên, đó là rừng. Câu nói “Rừng vàng biển bạc” đã có từ ngàn xưa. Trong quá trình phát triển, phải dựa vào thế mạnh của miền núi cao nguyên, đó là vựa cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thuốc, các giống vật nuôi phong phú,và các đặc sản khác của rừng, để làm giàu cho miền núi và cao nguyên, cũng là để làm giàu cho toàn bộ đất nước.

Vì nếu kinh tế miền núi và cao nguyên phát triển, sẽ tạo ra được nền kinh tế hàng hóa nhằm thoả mãn sự giao lưu giữa miền ngược và miền xuôi. Miền núi và cao nguyên sẽ có đủ gạo của đồng bằng, trong khi đồng bằng sẽ có đủ các sản phẩm của rừng.

Miền núi & trung du còn là quê hương của các nhà máy thuỷ điện, đang giữ vai trò then chốt của công nghiệp điện nước ta. Vì vậy tài nguyên thiên nhiên ở đây là tài nguyên chiến lược, không chỉ của riêng vùng, mà còn chi phối khắp mọi miền đất nước. Nên việc xử dụng phải hết sức thận trọng và cần được cân nhhắc kỹ theo ý nghĩa chiến lược của nó.

Về quan điểm, bảo vệ thiên nhiên, môi trường các tỉnh miền núi & trung du chứa đựng nhiều tiềm năng quyết định, trong việc bảo vệ và duy trì sự cân bằng sinh thái của toàn bộ đất nước, mà chủ yếu là các hệ thảm thực vật rừng, nhất là các hệ thống rừng đầu nguồn. Vòng luân chuyển thiên nhiên hùng vĩ này được tạo lập theo quy luật của chính nó. Miền núi & cao nguyên là vùng thu gom quy tụ nước tự nhiên, làm nên những bể chứa nước ngọt khổng lồ,nguồn sống của mọi sinh vật. Đó cũng là trạm điều tiết nước cho hàng ngàn khe suối và hàng trăm con sông lớn, nhỏ đưa nước về xuôi.

Chúng ta đã biết rằng, nếu hệ thống rừng đầu nguồn không được bảo vệ, thì các cơn lũ sẽ xảy ra liên tục sau những trận mưa nguồn, làm cho các vùng phụ cận và các tỉnh đồng bằng chịu hậu quả đến mức nào. Bài học thực tiễn này đã được chứng minh trong những năm gần đây ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, miền trung du, và đồng bằng sông Cửu Long, do rừng ở Tây bắc & Tây Nguyên bị tàn phá nghiêm trọng. Nếu Tây Nguyên là mái nhà chung của các tỉnh đồng bằng miền Trung và Nam Bộ, thì Tây bắc là mái nhà chung của các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Những mái nhà này cần phải được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt, Khi rừng đã tàn phá, sau những cơn mưa nguồn, đất ở các tỉnh miền núi và cao nguyên sẽ bị xói mòn và nước thì không được rừng giữ lại nữa. Cả hai tài nguyên quyết định sự sống của con người và mọi sinh vật là đất & nước, thì cả hai đều không còn.Điều đó nói lên tính tất yếu của việc phải bảo vệ thiên nhiên & môi trường, phải gìn giữ sự cân bằng sinh thái của thiên nhiên. Con người không thể đảo ngược quy luật khắc nghiệt của tạo hoá.

Khi nói đến việc thực hiện chính sách dân tộc và nói đến đầu tư để phát triển bền vững các vùng dân tộc và miền núi, cùng đồng nghĩa với việc đầu tư để bảo vệ thiên nhiên & môi trường. Đây là sự đầu tư để mang lại lợi ích cho toàn bộ đất nước. Trong đó, đầu tư cho phát triển rừng là chủ yếu, đầu tư để giữ bằng được hệ thống rừng đầu nguồn. Vì rừng là lợi ích sống còn của cả nước trong sự duy trì cân bằng môi sinh. Phải có chính sách khuyến khích để rừng càng phát triển thì lợi ích của nhân dân ở miền núi càng cao. Phải có hướng đầu tư mạnh về công nghiệp, chăn nuôi… vào những vùng thích hợp để tạo ra nguồn thu nhập chính cho dân, để dân không phải phá rừng mà vẫn ấm no. Do đó, việc thực hiện chính sách dân tộc không thể tách rời việc bảo vệ môi trường sinh thái. Phải làm thế nào để hai nhiệm vụ nói trên gắn bó mật thiết với nhau, bổ xung cho nhau, tác động hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau để cùng tồn tại, vận động và phát triển.

Việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng thực chất là đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, bằng những việc làm cụ thể của Nhà nước, như các chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc 327, chương trình định canh định cư… hiện đang làm và bước đầu có hiệu quả. Việc thực hiện các chính sách dân tộc là biến đổi đường lối đổi mới của Đảng, vào các mục tiêu của sự phát triển kinh tế bền vững ở các tỉnh miền núi & cao nguyên. Là làm thế nào để đưa đời sống của miền núi tiến kịp miền xuôi, là làm thế nào phục hồi màu xanh cho miền núi và cao nguyên.

Chúng tôi tin chắc rằng, sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và sự nghiệp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên- môi trường của các tỉnh miền núi & cao nguyên, sẽ được thực hiện, bằng các chương trình đầu tư theo quy mô lớn của quốc gia, theo quy mô vừa của địa phương và theo quy mô nhỏ của kinh tế hộ gia đình. Chúng tôi cũng tin chắc rằng các mô hình về phát triển lâm-nông nghiệp, mô hình về rừng-vườn-chuồng, rừng-vườn-ao-chuồng… sẽ được triển khai khắp mọi nơi. Các mô hình về làng sinh thái sẽ xuất hiện ở các tỉnh miền núi và vùng cao nguyên , trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Các buôn làng, thị trấn, các thành phố sinh thái cũng sẽ được hình thành trên bất cứ vùng miền núi và cao nguyên nào. Vì vấn đề này chứa đựng tính hiện thực, tính khách quan trong sự nghiệp đổi mới của Đảng & Nhà nước ta. Trong thực tiễn, muốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, việc đầu tiên là phải giao đất khoán rừng cho nhân dân. Phải làm cho quyền lợi của dồng bào dân tộc thiểu số gắn bó với rừng và mãi mãi gắn bó với rừng.

Chúng tôi kiến nghị Quốc hội ra nghị quyết tạo điều kiện cho nhà nước ban hành được các chính sách cần thiết, để thực hiện cho bằng được những vấn đề này. Đây là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của đồng bào dân tộc, sự sống còn của đất nước. Thông qua luật, các dân tộc thực hiện nghiêm chỉnh các Luật về bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ rừng, hướng nhân dân vào việc sống và làm việc theo Hiến pháp & pháp luật

Chúng tôi kiến nghị với Nhà nước sớm xây dựng các chương trình về phát triển kinh tế -xã hội bền vững, đầu tư các chương trình về bảo vệ thiên nhiên & môi trường cho các tỉnh miền núi & vùng cao. Để đủ cán bộ khoa học là người các dân tộc thiểu số, trực tiếp phục vụ công cuộc đổi mới của các vùng dân tộc, cần thành lập thêm các trường đại học Tây bắc, đầu tư nâng cấp các trường đại học Bắc Thái & Tây Nguyên, củng cố các Trung tâm nghiên cứu khoa học và các trường dân tộc nội trú của các tỉnh miền núi & cao nguyên.

Linh Nga Niê Kdăm

Một suy nghĩ 3 thoughts on “Kết hợp giữa chính sách dân tộc & bảo vệ môi trường, thiên nhiên”

  1. cám ơn anh đã chia sẻ. Không phải là ý tôi đâu anh Hoành ơi, ý kiến cách nay 20 năm của ba tôi đó. vậy mà nó có cũ đi đâu, sự việc còn ngày càng tệ hơn nữa ấy chứ.Sức mình chỉ có đến vậy thôi… Chúc anh& P ngày càng thành đạt hơn trong mọi lĩnh vực nhé.

    Thích

  2. Hi chị Linh Nga, ba chị thấy rất rõ. Mình tin rằng chỉ nhũng người con của núi rừng biết giữ gìn núi rừng. Các đám khác thì chỉ nhìn núi rừng như là nơi làm tiền thôi. Đây là sự khác biệt rất lớn về tâm tình và triết lý sống.

    Nếu chúng ta không biết giữ gìn Tây Nguyên và tiếp tục để rừng chết đi, thì con cháu chúng ta sẽ trả nợ cho tội nghiệp của chúng ta thôi. Đời cha ăn mặn đời con khát nước. Đời cháu chết khát. Nhân quả trả vay. Không thoát nợ được.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s