Thứ bảy, 17 tháng 10 năm 2009

Bài hôm nay

Tiếng đàn Koto
, Nhạc Xanh, Văn Hóa, Video, anh Trần Đình Hoành.

Lễ Hội Deepavali , Văn Hóa, chị Hằng Như.

Bạn là thế giới , Danh Ngôn, song ngữ, chị Anh Thư.

Hy vọng rồi sẽ tốt hơn , Danh ngôn, song ngữ, anh Vĩnh Thanh

Chiến Thắng Ngọt Ngào , Danh Ngôn, song ngữ, Harry Potter Thiên.

Tình biển , Thơ, chị Minh Tâm .

Sắc mầu tình yêu, Thơ, anh Hồng Phúc.

Lời nguyện cho thế giới tinh khiết , Trà Đàm, song ngữ, anh Nguyễn Minh Hiển.

Bàn tay cầu nguyện , Trà Đàm, Văn Hóa, song ngữ, chị Kiêm Yến.
.

Tin sáng quốc tế, chị Kiêm Yến tóm tắt và nối links.

Bầu 5 thành viên mới của Hội đồng Bảo an LHQ. Ngày 15-10, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) khóa 64 đã bỏ phiếu kín bầu 5 thành viên không thường trực mới của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2010-2011.

Tổng thống Mỹ thông qua gói viện trợ khổng lồ cho Pakistan. (Dân trí) – Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký thành luật một khoản viện trợ cả gói cho Pakistan trị giá tới 7,5 tỷ USD, sau khi Thượng viện Mỹ hành động để làm nguôi đi những chỉ trích ở Islamabad rằng đạo luận này vi phạm chủ quyền của Pakistan.

Italia bị tố trả tiền cho Taliban để “mua” hòa bình. (Dân trí) – Italia phản đối kịch liệt thông tin một tờ báo Anh đăng tải rằng nước này đã trả tiền cho chiến binh Taliban ở Afghanistan để “giữ hòa bình”.

“Triều Tiên mời phái viên Mỹ tới Bình Nhưỡng”. (Dân trí) – Hãng thông tấn Kyodo Nhật Bản hôm nay đưa tin, Triều Tiên một lần nữa mời đặc phái viên Mỹ Stephen Bosworth tới Bình Nhưỡng, trong một chỉ dấu cho thấy nước này muốn trở lại bàn đàm phán hạt nhân.

Triều Tiên tố Hàn Quốc xâm phạm lãnh hải. Bình Nhưỡng hôm qua tố cáo Seoul điều chiến hạm tới vùng lãnh hải của họ ở bờ phía tây bán đảo Triều Tiên và cảnh báo có thể xảy ra giao tranh trên biển.

Tiết lộ bí mật việc chọn trao giải Nobel cho Obama. Hầu hết những thành viên Hội đồng Nobel từng phản đối việc trao giải cho Tổng thống Mỹ Barack Obama về sau đã đổi ý, tờ báo bán chạy nhất của Na Uy tiết lộ.

Giới trẻ Mỹ ngưỡng mộ Steve Jobs nhất. (Dân trí) – Với giới trẻ Mỹ, Steve Jobs đáng ngưỡng mộ thậm chí hơn cả nữ hoàng talk show Oprah Winfrey và hai chị em sinh đôi triệu phú nhà Olsen.

Giới giàu châu Á sẽ “qua mặt” giới giàu Mỹ trong 4 năm nữa. (Dân trí) – Khi tốc độ phát triển kinh tế ở châu Á mạnh hơn Mỹ, vốn đầu tư của những người giàu nhất châu Á hiện đang thu nạp “năng lượng”, có thể đủ để đẩy họ vượt qua các “đối thủ” ở Bắc Mỹ trong vòng 4 năm nữa.

Vợ chồng nữ hoàng Anh hẹn hò bí mật. Nữ hoàng Elizabeth đã khiến những người đi xem kịch tại London bất ngờ khi bà và chồng nhẹ nhàng vào hàng ghế ngồi ngay trước khi mở màn.

Nhà Trắng sắp đón hàng nghìn khách. Vào mùa xuân và mùa thu, Nhà Trắng lại mở cửa cho người dân vào tham quan. Tour năm nay rơi vào ngày cuối tuần và dự kiến có tới 25.000 người tham gia.

Chuyện cảm động của nữ sinh chỉ còn… một chân. (Dân trí) – Câu chuyện về Bree cô nữ sinh bị mất một chân sau tai nạn khủng khiếp, những vẫn quyết tâm chơi bóng, đã gây xúc động cho nhiều học sinh trung học cũng như những khán giả bóng đá ở bang Orlando và ở khắp nước Mỹ…

Những bí mật về Osama bin Laden. (TNO) Osama bin Laden là một người cha cực kỳ nghiêm khắc khi cấm mua đồ chơi cũng như các thiết bị hiện đại trong gia đình, nhưng lại rất mê xe hơi siêu tốc, thích trồng hoa và nói tiếng Anh như gió, theo lời vợ cả và con trai của ông trùm khủng bố quốc tế.
.

Tin sáng quốc nội, chị Kiêm Yến tóm tắt và nối links.

Chưa báo cáo Quốc hội về các dự án bô xít. (Dân trí) – Phiên họp “chốt” trước ngày khai mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XII, Uỷ ban Thường vụ QH quyết định bác ý kiến đề nghị Chính phủ báo cáo việc triển khai dự án bô xít ở Tây Nguyên.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ báo cáo về kích cầu. Ngoài những nội dung về an toàn thực phẩm, thuế giá trị gia tăng, tại kỳ họp thứ sáu khai mạc tuần sau, đại biểu Quốc hội cũng sẽ bàn thảo về gói kích cầu thứ nhất và khả năng tiếp tục các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

‘Chính quyền không can thiệp nội bộ của tổ chức tôn giáo’. Tiến sỹ Nguyễn Thanh Xuân, Phó ban thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ trả lời VnExpress.net xung quanh cái gọi là “sự kiện tôn giáo Bát Nhã, Lâm Đồng”.

Kích nổ an toàn hàng nghìn quả bom, mìn. (Dân trí) – Hơn 1.000 quả bom, mìn đủ các loại, kích cỡ đã được lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế cho kích nổ an toàn vào ngày 14/10.

Rừng xanh mất trắng. TTCT – Đã hơn hai tuần sau bão lũ, nhưng tại nhiều địa phương ở miền Trung cuộc sống của người dân vẫn chưa thể trở lại bình thường. Bão lũ hoành hành ngày một khốc liệt, dữ dội hơn khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn. Đi tìm căn nguyên của thiên tai, câu trả lời cho thấy chính bàn tay con người đã khiến thiên nhiên cuồng nộ.

Vừa lo áp thấp nhiệt đới, vừa “canh” bão. TTO – Chiều nay 16-10, vùng áp thấp trên khu vực giữa biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Trong khi đó, theo Cơ quan khí tượng Philippines và trang dự báo Hải quân Mỹ, một cơn bão cực mạnh có tên quốc tế là Lupit đang di chuyển về phía bắc đảo Luzon (Philippines), hướng vào biển Đông.

Điện mất, giao thông Sài Gòn rối loạn vì cây đổ. Sự cố cây đổ trên đường Điện Biên Phủ trong cơn mưa to chiều 16/10 đã làm cắt điện gần như toàn quận 1, quận 3, TP HCM. Hầu hết ngã tư, vòng xoay mất tín hiệu đèn giao thông, lập tức các phương tiện trở nên rối loạn, kẹt đường xảy ra khắp nơi.

20 năm đi… bằng tay, nụ cười vẫn thật sáng. (Dân trí) – Hơn 20 năm đôi tay phải thay thế đôi chân tật nguyền nhưng chưa bao giờ Phương buông xuôi số phận. Suốt buổi ghé thăm, chúng tôi luôn nhìn thấy ở cậu nụ cười và sự cố gắng đầy nghị lực.

“Đừng đốt” chính thức tranh giải Oscar 2010. TTO – Ngày 15-10, trang web của Viện hàn lâm điện ảnh và khoa học Mỹ đã công bố có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ chính thức gửi phim đến tranh giải Oscar 2010 phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, trong đó có Việt Nam với phim Đừng đốt (Don’t Burn It).

Nỗi lòng người gieo chữ giữa “rừng xà nu”. (Dân trí) – Tuần nào lớp cũng có em bỏ học. Thầy cô phải lội bộ hơn 15km để đến nhà vận động các em trở lại trường. Nhưng 10 lần đến nhà thì có 9 lần cha mẹ các em say. Học sinh thấy thầy cô thì bỏ trốn…

Khởi công xây dựng ký túc xá 40.000 chỗ. (TNO) Ngày 16.10, khu ký túc xá (KTX) B thuộc Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP.HCM đã chính thức được khởi công xây dựng. Đây là dự án KTX sinh viên với 40.000 chỗ ở, có diện tích 38,8 hecta tại H.Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Bắt quả tang xe taxi vận chuyển 2 con hổ đông lạnh. (Dân trí) – Chiều nay 16/10, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an TP Hà Nội) kết hợp với Công an huyện Thanh Trì đã phát hiện, bắt giữ một nhóm đối tượng đang áp tải 2 xác hổ ướp lạnh còn nguyên con trên xe taxi.

Sau một đêm, vỉa hè biến thành… hố. (Dân trí) – Sáng nay, khi mở cửa nhà ra, chị Huỳnh Kim Ngọc (ở 428 Trưng Nữ Vương, phường Hòa Thuận Đông, Hải Châu) hoảng hồn khi thấy vỉa hè trước cửa nhà mình bị sụt lún thành hố sâu.

Gia đình người Mông có 7 Cử nhân, 1 Tiến sỹ. (Dân trí) – Đó là gia đình ông Mã A Lềnh, quê ở bản Móng Sến, xã Chung Chải, huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai), một trong số ít gia đình người dân tộc Mông ở khu vực Tây Bắc của tổ quốc có nhiều người đạt trình độ Cử nhân.

Vì sao hệ CĐ thiếu sinh viên? (TNO) Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2009 đã kết thúc, các trường ĐH, CĐ đang thu nhận hồ sơ thí sinh (TS) trúng tuyển nguyện vọng (NV) 3 đăng ký nhập học để hoàn tất công tác tuyển sinh năm học 2009-2010.

Hắt hủi nhân tài. TT – Tỉnh Nghệ An đang ban hành chính sách thu hút nhân tài. Một sinh viên, đảng viên trẻ vừa tốt nghiệp loại giỏi Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội theo tiếng gọi đó háo hức trở về quê nhà xin việc đã bị hắt hủi, không nơi nào nhận. Hàng trăm mail bạn đọc TTO đã bức xúc với sự kiện này.
.


Bài hôm trước >>>

Chúc các anh chị một ngày tươi hồng !

🙂 🙂 🙂 🙂 🙂 🙂

Đọt Chuối Non

Tiếng đàn Koto

Chào các bạn,
koto
Koto là đàn tranh của Nhật, tương tự như đàn tranh của Việt Nam hay Trung Quốc. Nhưng đàn Koto thường chỉ có 13 dây, thay vì 16 dây như đàn tranh Việt (thập lục huyền cầm) hay đôi khi lên đến 36 dây ở Trung quốc (tam thập lục huyền cầm).

Tiếng đàn Koto trầm hơn, cứng hơn, mạnh mẽ hơn, và đôi khi cô đơn hơn, tiếng đàn tranh Việt và đàn tranh Trung quốc.

Koto chiếm vị trí trung tâm trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản và thường song tấu với Shakuhachi, sáo Nhật. Đây là loại sáo tre thổi một đầu, phải gọi là “địch” mới đúng, có tiếng trầm buồn hơn tiếng sáo thổi ngang.

Trong âm nhạc New Age với âm hường đông phượng hiện thịnh hành ở phương tây, dùng như nhạc meditation, Koto và Shakuhachi cũng đóng một vai chính yếu.

Sau đây mời các bạn nghe vài bản nhac truyền thống Nhật với tiếng đàn Koto.
.

Sakura — Koto, Japanese traditional music

.

Zen Garden — Koto & Shakuhachi song tấu

.

Koto – Traditional Music với nhạc nền có nhịp điệu tân thời


.

Moments of Happiness (Flowers of Japan)

Lễ Hội Deepavali

Deepavali, còn gọi là Diwali là một lễ hội chính ở Ấn Độ và là lễ hội quan trọng nhất với người theo đạo Hindu.
Deepavali_Wishes-Diwali
Lễ hội Diwali được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Kartika theo lịch Ấn Độ vốn tính theo quỹ đạo của mặt trăng (âm lịch), thường nhằm vào tháng 10 hoặc tháng 11. Năm 2009 này, lễ Diwali nhằm vào ngày 17 tháng 10 (mồng Một tháng 9 âm lịch) và lễ cầu nguyện chính được mọi gia đình tổ chức vào đêm trước đó.

Lễ hội Diwali, với người theo đạo Hindu, là lễ hội lớn nhất trong năm. Người theo đạo Jain và đạo Sikh cũng tổ chức lễ hội này với ý nghĩa riêng của tôn giáo họ. Các lễ hội ở Ấn Độ đều gắn liền với các truyển thuyết và lễ hội Diwali cũng không là ngoại lệ. Ngày nay, tín đồ các tôn giáo Hindu, Jain và Sikh trên khắp toàn cầu coi đây là “lễ hội ánh sáng” với ý nghĩa đốt ánh sáng trí tuệ và thiện lành để xua tan bóng tối ngu muội và xấu ác nơi mỗi con người chúng ta.

Lễ hội Diwali có nguồn gốc từ việc kết thúc vụ mùa thu hoạch trong năm. Lễ hội này đánh dấu thời điểm khép lại một năm trước khi bước vào mùa đông. Nông dân không ra đồng, người buôn bán không mở cửa tiệm trong suốt thời gian lễ hội diễn ra và sau lễ là bắt đầu một năm với mùa vụ mới và khởi điểm một năm cho công việc kinh doanh. Thần may mắn và hộ trì về tài lộc theo đạo Hindu là nữ thần Lakshmi được thờ kính trong ngày này như là biểu hiện của sự biết ơn chư vị thần linh. Vào ngày lễ chính, tượng nữ thần Lakshmi được tôn trí nơi thờ phượng và mọi người cầu nguyện vị thần này hộ trì cho họ được mọi điều hanh thông trong năm tới.
INDIA
Ở nhiều vùng khác nhau trên khắp đất nước Ấn Độ, lễ hội Diwali có ý nghĩa kỷ niệm lễ đón rước vua Rama của thành Ayadhya sau 14 năm lưu đày trên rừng trở về. Khi ấy, người ở thành Ayodhya (thủ phủ của kinh đô vua Rama) chào đón quốc vương của họ bằng cách đốt đèn thành dãy trên các lối đi. Dãy ánh sáng là ‘avali’ và đèn là ‘deepa’ nên lễ hội này có tên là ‘Deepavali’. Từ gốc ‘Deepavali’này, sau một thời gian, biến thành từ ‘Diwali’ trong tiếng Hindi. Từ gốc trong các ngôn ngữ khác ở miền Nam Ấn không có sự thay đổi, do đó, họ vẫn giữ nguyên từ ‘Deepavali’ để gọi tên lễ hội này. Về sử tích thì có một chút khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam. Người miền Nam tổ chức lễ hội này để ghi dấu ngày thần Krishna đánh bại quỷ thần Narakasura.

Người theo đạo Jain tổ chức Diwali để ghi dấu ngày vị giáo chủ Mahavira nhập Niết Bàn vào ngày 15 tháng 10 năm 527 trước dương lịch. Người theo đạo Sikh tổ chức lễ hội này với một lý do khác. Vào ngày này, vị đạo sư thứ 6 của tôn giáo này, đạo sư Hargobind vượt ngục thành công cùng với 52 vị vua đạo Hindu (tù chính trị). Sau khi được tự do, vị đạo sư này đến ngôi đền Darbar Sahib (đền vàng) ở thành phố Amritsar linh thiêng. Ở đó, các tín đồ đạo Sikh và dân làng vui mừng chào đón vị đạo sư này trở về bình yên. Trong niềm hân hoan ấy, mọi người đốt đèn để tiếp rước. Ở Ấn Độ, ngày nay, Diwali trở thành lễ hội quốc gia, mọi người, không luận là tôn giáo nào, vui mừng tổ chức lễ hội ánh sáng này.
diwali
Ý nghĩa tâm linh

Trong khi lễ Diwali được biết đến là “lễ hội ánh sáng”, ý nghĩa tâm linh quan trọng nhất là mong cầu một năm may mắn và thịnh vượng đến với mọi người và mọi nhà.

Triết lý căn bản của đạo Hindu là ngoài thân thể vật lý, con người có cái tâm thuần tịnh, không giới hạn, trường tồn gọi là ‘tiểu ngã’ (Atman). Như thể chúng ta tổ chức sinh nhật cho cơ thể vật lý, Diwali, cũng như nhiều lễ hội khác, là lễ hội cho tâm linh, để khơi dậy ánh sáng bên trong, ánh sáng có công năng tỏa sáng và chiếu soi mọi tăm tối (loại trừ những chướng ngại và xua đuổi vô minh), đánh thức con người trở về với bản tánh của mình, thuần tịnh, không giới hạn, bao trùm hết thảy và siêu việt. Khi tiểu ngã được nhận thức rõ ràng, tiểu ngã này hòa nhập vào tình thương yêu rộng lớn và nhận thức được tất cả là một thể nhất như (Brahman). Điều này đem lại cho họ một niềm vui lớn trong nội tâm.

Chuẩn bị tổ chức lễ hội

Dấu hiệu Diwali đến trên đất Ấn trước ngày lễ chính thức chừng một tháng. Không khí lễ hội ngày càng đậm nét, nhộn nhịp nhất là một tuần trước Diwali, chợ quán bắt đầu mang tấp nập người mua kẻ bán để chuẩn bị lễ hội. Tất cả các mặt hàng đều được bày bán rất nhiều và giảm giá đáng kể. Trẻ con, và cả người lớn nữa, đều mua quần áo mới trong dịp lễ này. Trẻ con thích nhất là sở hữu pháo một vài chùm pháo và đợi đến ngày lễ chính, đốt ngay sau khi gia đình làm lễ cầu nguyện xong.

Chung nho nhỏ bằng đất nung gọi là diya, tim bấc và dầu, những thứ chính yếu làm nên ý nghĩa trong ngày lễ ‘ánh sáng’ này, được bày bán khắp nơi từ nhiều ngày trước. Bên cạnh đó, bánh ngọt các loại cùng trái cây là những món không thể thiếu để bày cúng trong ngày lễ trọng đại này. Nhà cửa được quét vôi mới, dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất từ trong ra ngoài để để chuẩn bị đón rước thần linh. Cách người ta chuẩn bị lễ hội chu đáo như những ngày lễ Tết cổ truyền ở các làng quê Việt Nam. Dùng bột nhuộm tạo những hoa văn có nội dung phản ánh lễ hội bằng đủ các màu sắc gọi là rangoli là cách trang trí trong nhà và thềm cửa không thể thiếu trong những dịp lễ trọng đại này. Giới thương gia, bên cạnh những bận rộn phục vụ hàng tiêu dùng cho lễ hội, tặng quà đối tác và khách hàng như là một nghi lễ không thể thiếu trong dịp này.
deepavali1
Thờ cúng nữ thần Lakshmi

Diwali đánh dấu cuối mùa thu hoạch của một năm ở hầu hết các nơi trên lãnh thổ Ấn Độ. Người nông dân bày tỏ lòng biết ơn đến các thần linh về những gì người ta thu hoạch được trong năm và cầu mong cho mùa màng bội thu vào năm tới. Nữ thần Lakshmi tượng trưng cho sự may mắn, giàu có thịnh vượng được tôn trí nghiêm trang trong lễ hội này. Ai cũng mong sự hộ trì của nữ thần này sẽ đem lại nhiều vận may cho năm tới.

Ngày nay, trong lễ hội Diwali, bên cạnh thờ cúng thần Lakshmi, người ta cũng thờ cúng thần Ganesha (thần đầu voi) tượng trưng cho trí tuệ và giàu sang để thể hiện mong ước có được một cuộc sống viên mãn hơn.

Lễ hội

Sau nhiều ngày chuẩn bị, ngày chính của lễ hội Diwali đến vào ngày đầu tháng Kartika (thường là ngày Mồng Một tháng 9 âm lịch) trong sự nô nức, vui mừng và bận rộn của tất cả mọi người. Ngay tối trước (đêm cuối cùng của tháng Ashwina, tương đương đêm Trừ tịch của Tết Việt Nam), không khí trong nhà bao trùm một màu linh thiêng và huyền bí. Xung quanh nhà, những diya bằng đất nung chứa dầu và tim bấc sắp xếp ngay ngắn thành từng dãy quanh nhà, được đốt lên sáng rực khắp nơi khi trời vừa kịp tối.
deepavali2
Khoảng sau 8 giờ, tất cả mọi thành viên trong gia đình chí tâm chí thành làm lễ cầu nguyện chung. Ở càng làng quê, khung cảnh lễ hội càng có vẻ thâm trầm hơn. Ánh sáng lung linh của vô vàn ngọn lửa nhỏ trong màn đêm cô tịch càng tạo nên vẻ linh thiêng và huyền bí trong khói nhang quyện tỏa và lời cầu nguyện may mắn vang lên ở mỗi nhà.

Sau lễ cầu nguyện, các loại bánh ngọt và trái cây đã cúng được soạn vào trong các khay và phủ lên trên một chiếc khăn màu trắng rồi vài thành viên trong gia đình chia nhau mang đến từng nhà quyến thuộc ở gần nhà và hàng xóm để tặng quà và trao nhau những lời chúc mừng và cầu nguyện. Nhà nào cũng có người đem đồ cúng đi biếu và nhận lại đồ cúng từ nhà người khác dường như trong cùng một thời điểm. Ngoài đường, khói pháo quyện trong không khí một màu trắng đục bao phủ khắp nơi. Pháo nổ đì đoành hầu như suốt đêm. Chẳng ai ngại bầu không khí nồng nặc mùi thuốc pháo, người người mang quà biếu tới lui, qua lại gặp nhau chào hỏi trông thật vui và ấm cúng, nhất là ở các miền quê. Họ đến nhà nhau, trao quà, chúc mừng, lưu lại đôi phút để dùng chén trà nóng giữa đêm khuya hay ăn tí bánh ngọt rồi quay về nhà, tiếp tục mang bánh trái đến các nhà hàng xóm khác.

Trong lễ hội này, trẻ con có vẻ rất hạnh phúc. Tối mới đến giờ làm lễ chính mà chúng đã tụ tập nhau từ chiều, xúng xính quần áo mới, thưởng thức thức ăn ngon và nhất là em nào cũng có pháo trong tay, nôn nóng đợi cho gia đình làm lễ cầu nguyện xong là đốt ngay.

Dù những câu chuyện nằm đằng sau lễ hội Diwali khác nhau tùy theo từng vùng và các cộng đồng khác nhau ở Ấn Độ, ý nghĩa của nó không thay đổi – thể hiện sự vui mừng khi đốt lên những ngọn đèn soi sáng nội tâm mỗi người và mong cầu ánh sáng soi đường cho con người hướng về nẻo lành và cầu mong nhiều thần thánh hộ trì, đem lại may mắn và bình an hơn trong cuộc sống.

Hằng Như

Hi vọng rồi sẽ tốt hơn

hope2
Khi gặp những chuyện rủi, ta tự an ủi với suy nghĩ chuyện đã có thể tệ hơn.
Và khi mọi chuyện trở nên tệ hơn, ta vẫn hi vọng với suy nghĩ sự việc nhất định phải tốt hơn vì đã quá tệ rồi.

Vĩnh Thanh dịch

When things are bad, we take comfort in the thought that they could always be worse.
And when they are, we find hope in the thought that things are so bad they have to get better.

Unknown author

Tình Biển

bienTrên bờ cát trắng vương màu nắng
Từng bước chân êm dãi lụa mềm
Gió ru thổi nhẹ mơn man khẽ
Sóng vỗ trao nhau mối tình đầu

Tàu buông neo đợi chờ ra khơi
Từng đợt sóng tràn òa vỡ tan
Lướt đùa trong gió con thuyền nhỏ
E ấp tầng mây ánh nguyệt ngày

Đầy vơi sóng vỗ lời tình hát
Cát trắng nhuộm vàng hạt nắng rơi
Vời tay hái nhẹ trăng mộng ảo
biendep3Dạo khúc lắng sâu mối tình đầu

Nắng chiều nghiêng nhẹ bờ vai
Khơi lòng viết lại vần thơ tình đầu
Dẫu rằng nắng vốn hai màu
Vần thơ ta nắng biết là một thôi

Minh Tâm

Sắc Màu Tình Yêu

Tình yêu ai biết mấy màu
colors_of_love_Thuở tình yêu chớm có màu xanh lơ.
Nhìn nhau bốn mắt ngẩn ngơ
Rồi tình yêu đến mộng mơ ai ngờ.

Con tim sưởi ấm vô bờ
Tô tình yêu thắm sợi tơ màu hồng.
Mong sao lòng gặp tiếng lòng
Bên nhau say đắm sắc hồng xanh tươi.

Tình yêu đang tuổi đôi mươi
Đoan hứa chung thủy sắc tươi màu cà .
Biển tình cuộn sóng phong ba
Sắc hoa màu tím ngọc ngà nhuốm đen.

Lòng người sao..? mãi bon chen
Lãng quên tình nghĩa bên ven cỏi đời .
Hãy mau quay gót người ơi
Bên nhau se kết màu trời yêu thương.


Hồng Phúc

Lời nguyện cho thế giới tinh khiết

Chúa ơi,

Thế giới thật không chắc chắn.
Con không biết tìm đâu được
sự an toàn con đang kiếm.landscape
Con sợ hãi khi con quan sát những rùng rợn
và bạo lực của thế giới.
Con cầu nguyện cho những người
bây giờ bị kẹt trong đó–
Con cầu nguyện rằng con sẽ không bao giờ bị kẹt trong đó–
Con cầu nguyện cho tất cả trẻ em,
rằng bóng tối đang đến với thế giới
bị quay ngược lại
và đẩy đi xa
vào khoảng trống vô cùng
là nơi chúng đã đến.
Chúa ơi ban cho con quyền lực,
để con có thể ra lệnh cho bóng tối—
trong danh Chúa và danh Thánh Linh–
Đi khỏi đây ngay!
Chúng ta bảo,
bạo lực,
và sự ác,
và tất cả các loại bóng tối,
đi khỏi trái đất,
bước ra khỏi hành tinh của chúng ta,
rời khỏi trí óc của chúng ta,
và từ bỏ đường phố của chúng ta,
bởi vì chúng ta tuyên bố quyền sở hữu chúng
cho Chúa,
cho tình yêu,
cho
hòa bình.
Ta ra lệnh cho các ngươi ngay bây giờ,
nhân danh Chúa,
hãy rời khỏi
con cái của chúng ta,
biến khỏi trái tim của chúng ta,
và không bao giờ trở lại.
Bởi chúng ta tuyên bố tên của Chúa,
và giành lại hành tinh này cho sức mạnh của tình yêu của Chúa.

AMEN.

.

Dear God,

The world is so unsure,
I know not where to find
the safety that I seek.landscape1
I fear when I observe the horrors
and the violence of the world.
I pray for those
now caught in it—
I pray that I might never be—-
I pray for all the children,
that the darkness coming at the world
might be turned back
and sent away
to the nothingness
from whence it came.
Lord grant me power,
that I might command the darkness—
in the name of God, and the Holy Spirit—
Go now.
We say,
to violence
and evil
and all variety of darkness,
go away from earth,
disembark our planet,
leave our minds
and abandon our streets,
for we claim them all
for God,
for love,
for
peace.
I command you now,
in the name of God,
get away
from our children,
get out of our hearts,
and do not return.
For we proclaim the name of God,
and claim this planet for the forces of His love.

AMEN

Bàn tay cầu nguyện

village 3Vào thế kỷ thứ 15, có một gia đình với 18 đứa con sống trong một ngôi làng nhỏ gần Nuremberg . Mười tám! Chỉ lo đủ thức ăn cho đám trẻ này, ông bố – chủ gia đình, một thợ kim hoàn chuyên nghiệp, phải làm việc gần 18 giờ mỗi ngày ở cửa hàng và làm thêm bất cứ việc vặt nào ông kiếm được trong làng. Mặc dù điều kiện sống của họ có vẻ khó khăn, hai cậu con lớn nhà Albrecht Durer lại có một ước mơ. Cả hai muốn theo đuổi tài năng nghệ thuật, nhưng chúng hiểu rất rõ rằng cha chúng sẽ không bao giờ có khả năng tài chính gửi chúng đến học tại học viện Nuremberg.

Sau rất nhiều cuộc trao đổi dài trong đêm trên chiếc giường chật cứng, cuối cùng cả hai cậu vạch ra một thoả thuận. Chúng sẽ tung đồng xu. Người thua sẽ đi làm gần khu hầm mỏ, và với số tiền kiếm được, sẽ giúp đỡ người kia đi học tại học viện. Rồi sau đó, khi người thắng cuộc đã hoàn tất chương trình học 4 năm của mình, sẽ giúp đỡ người còn lại vào học ở học viện, bằng cách bán các tác phẩm nghệ thuật hoặc nếu cần thiết, cũng có thể làm việc tại khu mỏ. Họ tung đồng xu sau buổi lễ sáng chủ nhật. Albrecht Durer thắng và đi Nuremberg.

Albert làm việc trong một khu hầm mỏ nguy hiểm và, trong bốn năm tiếp theo, đã giúp đỡ tiền bạc cho cậu em trai, người có những tác phẩm gần như thành công nhanh chóng. Những bản chạm khắc kim loại, tranh khắc gỗ, và tranh sơn dầu của anh vượt xa những tác phẩm của hầu hết các giáo sư. Và vào lúc tốt nghiệp, anh bắt đầu kiếm được khá nhiều tiền nhờ các tác phẩm của mình.

Durer_self_portarit_28Khi chàng nghệ sĩ trẻ trở về làng, gia đình Durer tổ chức một bữa tiệc tối trên bãi cỏ để mừng Albrecht vinh quy. Sau bữa ăn dài và đáng nhớ, đầy tiếng cười vui và âm nhạc, Albrecht đứng lên từ chỗ ngồi danh dự ở đầu bàn, nâng cốc rượu chúc mừng người anh trai đã hi sinh ngần ấy năm để Albrecht hoàn thành tâm nguyện. Anh kết thúc bằng lời hứa: “Và giờ đây, Alberd, người anh trai thánh thiện, giờ đã đến lượt anh! Anh hãy đến Nuremberg để theo đuổi giấc mơ, và em sẽ ủng hộ anh.”

Mọi cái đầu háo hức chờ đợi quay về tận cuối bàn, nơi Alberd ngồi, lệ tràn trên gương mặt tái xanh, lắc mái đầu thấp bé trong tiếng nức nở lặp đi lặp lại: “Không… không… không… không.”

Cuối cùng, Alberd đứng lên và lau sạch nước mắt trên má. Anh nhìn vội dọc theo chiếc bàn dài vào những gương mặt anh yêu thương, và rồi, đặt bàn tay trên má phải, anh nói nhẹ nhàng, “Không, em trai. Anh không thể đến Nuremberg được. Đã quá trễ với anh. Nhìn này… Nhìn xem bốn năm trong hầm mỏ đã làm gì đôi bàn tay anh! Từng ngón tay đã bị vỡ xương ít nhất một lần, và gần đây anh đã phải chịu đựng chứng viêm khớp rất tệ ở tay mặt, đến nỗi thậm chí anh không thể cầm nỗi ly rượu uống chúc mừng em, càng không thể vẽ những nét mảnh mai trên giấy da hay trên vải với cây bút chì hoặc chiếc bàn chải. Không, em à… đối với anh, đã quá muộn rồi.”

Đã hơn 450 năm trôi qua. Giờ đây, hàng trăm bức chân dung tài hoa, bức phác họa bằng chì và nhũ bạc, màu nước, chì than, gỗ khắc và đồng đỏ của Albrecht Durer treo trong từng viện bảo tàng lừng danh thế giới, nhưng rất có thể bạn, cũng giống như mọi người, thấy thân thuộc với chỉ duy nhất một tác phẩm của Albrecht Durer. Còn hơn là chỉ cảm thấy thân thuộc, rất có thể bạn có một bản tranh chép treo trong nhà hay trong văn phòng.

praying hands

Một ngày, lâu lắm rồi, để tỏ lòng tôn kính Albert về đức hi sinh của anh, Albrecht Durer đã cẩn trọng vẽ đôi bàn tay lam lũ của anh trai với lòng bàn tay áp vào nhau và những ngón tay gầy guộc duỗi thẳng hướng lên trời. Ông gọi bức tranh tài nghệ của mình một cách đơn giản là “Đôi tay”, nhưng toàn thế giới gần như ngay lập tức đón nhận kiệt tác này và đặt lại tên cho tặng vật của tình yêu là “Bàn tay cầu nguyện.”

Khi bạn thấy bản sao của bức tranh gây xúc động này, xin bạn hãy ngắm lại lần nữa. Hãy để bức tranh nhắc bạn, nếu bạn cần một lời nhắc nhở, rằng không chỉ một người, không bao giờ chỉ có một người, đã một mình tạo nên bức tranh này!

Phạm Kiêm Yến dịch
(Trích từ “A Better Way To Live” của Og Mandino).

.

The Praying Hands

toss a coinBack in the fifteenth century, in a tiny village near Nuremberg, lived a family with eighteen children. Eighteen! In order merely to keep food on the table for this mob, the father and head of the household, a goldsmith by profession, worked almost eighteen hours a day at his trade and any other paying chore he could find in the neighborhood. Despite their seemingly hopeless condition, two of Albrecht Durer the Elder’s children had a dream. They both wanted to pursue their talent for art, but they knew full well that their father would never be financially able to send either of them to Nuremberg to study at the Academy.

After many long discussions at night in their crowded bed, the two boys finally worked out a pact. They would toss a coin. The loser would go down into the nearby mines and, with his earnings, support his brother while he attended the academy. Then, when that brother who won the toss completed his studies, in four years, he would support the other brother at the academy, either with sales of his artwork or, if necessary, also by laboring in the mines. They tossed a coin on a Sunday morning after church. Albrecht Durer won the toss and went off to Nuremberg.

hand worker 2Albert went down into the dangerous mines and, for the next four years, financed his brother, whose work at the academy was almost an immediate sensation. Albrecht’s etchings, his woodcuts, and his oils were far better than those of most of his professors, and by the time he graduated, he was beginning to earn considerable fees for his commissioned works.

When the young artist returned to his village, the Durer family held a festive dinner on their lawn to celebrate Albrecht’s triumphant homecoming. After a long and memorable meal, punctuated with music and laughter, Albrecht rose from his honored position at the head of the table to drink a toast to his beloved brother for the years of sacrifice that had enabled Albrecht to fulfill his ambition. His closing words were, “And now, Albert, blessed brother of mine, now it is your turn. Now you can go to Nuremberg to pursue your dream, and I will support you.”

All heads turned in eager expectation to the far end of the table where Albert sat, tears streaming down his pale face, shaking his lowered head from side to side while he sobbed and repeated over and over, “No … no … no … no.”

Finally, Albert rose and wiped the tears from his cheeks. He glanced down the long table at the faces he loved, and then, holding his hands close to his right cheek, he said softly, “No, brother. I cannot go to Nuremberg. It is too late for me. Look … look what four years in the mines have done to my hands! The bones in every finger have been smashed at least once, and lately I have been suffering from arthritis so badly in my right hand that I cannot even hold a glass to return your toast, much less make delicate lines on parchment or canvas with a pen or a brush. No, brother … for me it is too late.”

praying hands 1More than 450 years have passed. By now, Albrecht Durer’s hundreds of masterful portraits, pen and silver-point sketches, watercolors, charcoals, woodcuts, and copper engravings hang in every great museum in the world, but the odds are great that you, like most people, are familiar with only one of Albrecht Durer’s works. More than merely being familiar with it, you very well may have a reproduction hanging in your home or office.

One day, long ago, to pay homage to Albert for all that he had sacrificed, Albrecht Durer painstakingly drew his brother’s abused hands with palms together and thin fingers stretched skyward. He called his powerful drawing simply “Hands,” but the entire world almost immediately opened their hearts to his great masterpiece and renamed his tribute of love “The Praying Hands.”

The next time you see a copy of that touching creation, take a second look. Let it be your reminder, if you still need one, that no one–no one–ever makes it alone!

Quoted from: “A Better Way To Live” by Og Mandino