Category Archives: Giáo dục

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 7)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 12: Energy USA – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 7)

Năng lượng tái tạo – Năng lượng quang điện mặt trời

Sa mạc Mojave chắc chắn là một vị trí tuyệt vời để lắp đặt hệ thống phát điện quang năng vì có sẵn ánh nắng mặt trời. Một dự án quang điện 230-MW đang được xây dựng trong khu vực Antelope Valley của phía Tây sa mạc Mojave, sẽ được hoàn thành vào năm 2013. Dự án này có tính năng tiện ích sáng tạo – triển khai quy mô của biến tần với điều chỉnh điện áp và công nghệ quan trắc (monitoring), mà sẽ cho phép dự án có thể cung cấp điện ổn định và liên tục. Continue reading Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 7)

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 6)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 12: Energy USA – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 6)

Năng lượng tái tạo – Năng lượng nhiệt mặt trời

Khu vực phía Tây Nam của Mỹ là một trong những khu vực tốt nhất thế giới cho bức xạ mặt trời (độ chiếu nắng – insolation). So với các vùng khác, sa mạc Mojave nhận được gần gấp đôi ánh sáng mặt trời, do đó lắp đặt các nhà máy điện năng lượng mặt trời ở sa mạc là hợp lý và cung cấp năng lượng thay thế sạch hơn các nhà máy điện từ nhiên liệu hóa thạch truyền thống – không có khí thải, và không tiêu thụ nhiên liệu nào khác hơn ngoài ánh sáng mặt trời. Continue reading Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 6)

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 5)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 12: Energy USA – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 5)

Năng lượng tái tạo

Mỗi quốc gia trên con tàu vũ trụ Trái đất đều mong muốn về một hỗn hợp các nguồn năng lượng an toàn, đáng tin cậy, cải thiện sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, tạo ra công ăn việc làm, và cung cấp cho sự nghiên cứu công nghệ. Một nguồn tài nguyên đáp ứng các yêu cầu này là năng lượng tái tạo, mà như chúng ta đã ghi nhận tại một số nơi trong cuốn sách này bao gồm một mảng rộng đa dạng của các công nghệ gồm có quang điện năng lượng mặt trời, nhà máy nhiệt điện năng lượng mặt trời và hệ thống sưởi ấm/làm mát, các trang trại gió, thủy điện, nhà máy điện địa nhiệt, hệ thống năng lượng đại dương, và không thể thiếu việc sử dụng sinh khối. Continue reading Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 5)

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 4)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone 

Chapter 12: Energy USA – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 4)

Sự phục hưng của điện hạt nhân

Triển vọng của một sự phục hưng của điện hạt nhân làm hồi sinh các cuộc tranh luận về vấn đề chất thải hạt nhân. Mặc dù có vẻ là một sự đồng thuận quốc tế về tính chất thích hợp để lưu trữ chất thải hạt nhân sâu dưới lòng đất, chưa có một quốc gia nào tìm thấy một nơi như vậy cho đến nay. Mối quan tâm về việc phổ biến vũ khí hạt nhân khiến cho chính quyền Obama không cho phép tái chế chất thải hạt nhân bên trong biên giới của Mỹ. Continue reading Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 4)

“Đậu cái bằng và đặng cái bầu”

07/08/2014 02:33 (GMT + 7)
TTCách đây đã lâu, cô giáo chủ nhiệm lớp 12 trình bày với hiệu trưởng rằng lớp cô chủ nhiệm có một nữ sinh có thai đã hơn năm tháng.

TIN BÀI LIÊN QUAN

Em này đến lớp rất uể oải, mặc cảm với bạn bè, việc học giảm sút, ảnh hưởng xấu đến phong trào học tập và kết quả thi đua của lớp rất nhiều.

Cô giáo cho biết đã vận động nữ sinh ấy và gia đình cũng bằng lòng cho nghỉ học, giờ xin ý kiến quyết định của thầy hiệu trưởng. Tôi yêu cầu cô giáo đưa học sinh đến gặp tôi tại văn phòng.


Continue reading “Đậu cái bằng và đặng cái bầu”

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 3)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 12: Energy USA – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 3)

Điện hạt nhân – Vài lưu ý lịch sử

Việc sử dụng năng lượng hạt nhân đã phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ, không chỉ từ các nhà hoạt động môi trường mà còn từ các tổ chức khác nhau ở Mỹ như Liên minh thống nhất công nhân ngành tự động (United Auto Workers Union). Một trong những lò phản ứng hạt nhân đầu tiên phải đối mặt với sự phản đối là Fermi – 1 cơ sở được xây dựng vào năm 1957 gần Detroit, Michigan. Nhà máy điện hạt nhân thương mại hóa đầu tiên ở Mỹ được đã được dự kiến xây dựng vào năm 1958 tại một địa điểm nằm ở phía bắc của San Francisco, nhưng dự án bị phản đối mạnh mẽ bởi người dân địa phương trong gần 6 năm, cuối cùng dẫn đến việc bỏ hoang. Nỗ lực để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Malibu, California, chịu một số phận tương tự. Continue reading Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 3)

Hội thanh niên tích cực Minh Khai – PYA

Chào các bạn,

Sau hơn một năm hoạt động, hội thanh niên tích cực Minh Khai (Minh Khai PYA) vẫn đang hoạt động sôi nổi và tinh thần tích cực của Minh Khai PYA đang lan tỏa tới những người dân trong và ngoài xã.

Hội đang dần gắn kết được các bạn học sinh, sinh viên và thanh niên, cũng như kết nối với các đơn vị như trường cấp 1, đoàn xã, nhà chùa để kết hợp tổ chức các hoạt động, sự kiện liên quan tới việc phát triển giáo dục và văn hóa trong xã.

Hiện tại các hoạt động của hội như dạy học, câu lạc bộ tiếng Anh, sinh hoạt văn nghệ, chia sẻ tri thức, tổ chức sự kiện v.v. do các bạn trong Minh Khai PYA thực hiện với tinh thần làm việc tích cực vô điều kiện. Continue reading Hội thanh niên tích cực Minh Khai – PYA

“Má Mừng” săn học bổng

07/08/2014 04:19 (GMT + 7)
TT Ngoài 30 tuổi, hơn mười năm về trường giảng dạy là chừng ấy năm cô Mừng nổi tiếng ở Đông Thạnh, Hóc Môn, TP.HCM với biệt danh “má Mừng săn học bổng”!


Nguyễn Tấn Phát và cô Mừng vui vẻ trò chuyện – Ảnh: Thanh Tùng

TIN BÀI LIÊN QUAN

Vừa đi công tác Bà Rịa về, cô Nguyễn Thị Thúy Mừng – giáo viên hóa Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến – liền vội vã đến nhà Ngân – cô học trò mồ côi cha đang cần cô giúp đỡ.

Ngoài 30 tuổi, hơn mười năm về trường giảng dạy là chừng ấy năm cô Mừng nổi tiếng ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM với biệt danh “má Mừng săn học bổng”!

Continue reading “Má Mừng” săn học bổng

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 2)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future 

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone 

Chapter 12: Energy USA – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 2) 

Than đá – Cung và cầu

Nguồn than trong nước là nguồn cung cấp năng lượng chính ở Mỹ từ năm 1885-1951, với sự cạnh tranh của dầu thô và khí tự nhiên trong giai đoạn 1952-1982. Than dành vị trí hàng đầu trong các nguồn năng lượng nội địa vào năm 1982 và sau đó một lần nữa lại vào năm 1984, vẫn duy trì vị trí hàng đầu từ đó đến nay. Mỹ kỳ vọng về sự tự cung tự cấp nguồn năng lượng này và dự kiến sẽ kéo dài ít nhất vài trăm năm nữa.

Xu hướng sản xuất và tiêu thụ than tại Mỹ ngày càng tăng kể từ những năm 1950, và gần gấp ba lần vào năm 2006, một phần là do sự tăng gấp đôi dân số trong giai đoạn này ở Mỹ (Hình 41). Mức tiêu thụ tính trên đầu người đã giảm từ năm 1978. Continue reading Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 2)

Đà Nẵng: Giảng dạy về Hoàng Sa từ năm học 2014 – 2015

InfoCác trường học ở Đà Nẵng sẽ giảng dạy về quần đảo Hoàng Sa theo tài liệu do Sở GD-ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng biên soạn từ năm học 2014 – 2015.

Ngày 6/8, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho biết, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vừa ký văn bản chỉ đạo Sở GD-ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy biên soạn tài liệu giảng dạy về quần đảo Hoàng Sa trong các trường học của TP.


Học sinh Đà Nẵng tìm hiểu về quần đảo Hoàng Sa (Ảnh: HC)
Continue reading Đà Nẵng: Giảng dạy về Hoàng Sa từ năm học 2014 – 2015

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 1)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future 

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone 

Chapter 12: Energy USA – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 1)

Hãy bước ra phía trước đến với ánh sáng của muôn vật, hãy để thiên nhiên làm thầy của bạn.

Come forth into the light of things, let nature be your teacher.
William Wordsworth– 

Trước khi rời vị trí đương nhiệm, Tổng thống Nixon đã được nhắc đến với một câu nói rằng giá xăng sẽ không bao giờ quá một đô cho một gallon (gasoline will never exceed $1.00 per gallon). Để khỏi lép vế, Tổng thống Carter đã tuyên bố rằng nước Mỹ sẽ không bao giờ nhập khẩu thêm dầu thô nhiều đến mức như đã nhập vào năm 1977 (the United States will never again import as much oil as it did in 1977).

Rõ ràng là sau đó thì cả hai vị Tổng thống đều đã bị chứng minh là sai lầm. Carter đã lập lên Cục Năng lượng vào năm 1977 như là một sự mở rộng của Ủy Ban Năng Lượng Nguyên Tử. Từ đó cho đến nay đã rất nhiều điều xảy ra tại nước Mỹ trong lĩnh vực năng lượng với một số chính sách được thực thi mà trọng tâm vào bảo tồn và phát triển năng lượng thông qua trợ giá và các hình thức khuyến khích của chính phủ cho nguồn năng lượng tái tạo cũng như không tái tạo. Những biện pháp khuyến khích này được tiếp tục thực hiện dưới thời của chính quyền tổng thống Obama với trọng tâm vào năng lượng tái tạo. Continue reading Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 1)

Du lịch… bom mìn

03/08/2014 09:00
TNỞ vùng đất có mức độ “ô nhiễm bom mìn” cao bậc nhất cả nước như Quảng Trị lại có hẳn một tour du lịch đưa khách tiếp cận với những thứ vũ khí chết người.

>> Độc đáo tour du lịch… bom mìn

Du lich... bom mìn 1
Giữa thời bình, những vụ hủy nổ bom mìn như thế này mang lại cảm xúc mạnh cho người chứng kiến

Không phải ai cũng biết đến loại hình du lịch mới và lạ này. Nhiều cư dân Quảng Trị, vốn được những kẻ thích đùa gán cho cái danh rất ngầu là “dân cưa bom” cũng lắc đầu khi được hỏi. Nhưng quả thật, đây không phải là cuộc chơi ngẫu hứng mà tour đã hoạt động hơn 2 năm, đón đưa 76 đoàn du khách, chủ yếu là người nước ngoài ra tận hiện trường hủy nổ. Chính Tổ chức Renew Quảng Trị với sự tài trợ của Quỹ viện trợ nhân dân Na Uy và Vietnam backpackers hostels (Ký túc xá “tây ba lô” Việt Nam) đã gầy dựng nên loại hình du lịch có một không hai này. Continue reading Du lịch… bom mìn

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 11: Năng lượng tại Canada (Phần 6)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future 

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone 

Chapter 11: Energy Canada – Chương 11: Năng lượng tại Canada (Phần 6) 

Năng lượng tái tạo – Điện gió

Sử dụng năng lượng gió giảm thiểu tác động môi trường của việc sản xuất điện bởi cách này không yêu cầu bất cứ loại nhiên liệu nào và không tạo ra bất cứ khí ô nhiễm hoặc khí nhà kính nào. Điện gió có lịch sử lâu dài tại Canada, bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước, đặc biệt ở các trang trại nông thôn vùng các địa phương Prairie (Manitoba, Saskatchewan và Alberta), đã sử dụng nguồn năng lượng tái tạo này để bơm nước và phát điện. Continue reading Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 11: Năng lượng tại Canada (Phần 6)

14 năm “tỏa bóng” giữa đỉnh trời đá xám

Phóng sự dự thi:
Thầy Nguyễn và em Dí sau khi được cứu về từ Trung Quốc() – Số 177

ĐỖ DOÃN HOÀNG – Năm 2000, anh giáo Mông Văn Nguyễn tạm xa mẹ già và vợ con, tự đẽo thang gỗ vượt núi lên tít đỉnh trời toàn đá tai mèo xám ngoét ở Lũng Mần (xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) để dựng trường, gọi trẻ con người Mông về dạy học. Không điện đường trường trạm, nước sinh hoạt, thầy Nguyễn lại nghĩ cách xây bể giữ nước mưa lại giữa biển đá tai mèo, cứu trẻ em, phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc…

Đẽo thang vượt núi

Trung tá Hoàng Anh – Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cốc Pàng – bắt tôi bỏ lại hai ôtô gầm cao, một cái u-oat ở lại đồn. “Ông đừng có nằm mơ. Đi được xe máy vào Lũng Mần là phúc lắm rồi. Xe tôi đây, đổ đầy xăng rồi đấy”. Đường dốc đứng, nếu đèo hai thì không xe nào đi được, thành thử, một là đi bộ, hai là “một mình một ngựa” trong trạng thái “sẩy chân là sẩy mạng”. Để yên tâm, anh gọi điện yêu cầu anh Lê Bá Hùng – Bí thư xã Đức Hạnh – một sĩ quan đồn Cốc Pàng đã nhiều năm “cắm bản” làm cán bộ lãnh đạo – phải ngược núi đón đầu để gặp và tư vấn cho chúng tôi cách leo lên đỉnh mây mù tìm anh giáo Nguyễn. Continue reading 14 năm “tỏa bóng” giữa đỉnh trời đá xám

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 11: Năng lượng tại Canada (Phần 5)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone 

Chapter 11: Energy Canada – Chương 11: Năng lượng tại Canada (Phần 5) 

Năng lượng hạt nhân và Điện

Năng lượng hạt nhân đóng góp gần 13.5% điện năng của thế giới trong năm 2011. Hạt nhân đã trở thành nguồn năng lượng quan trọng sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên xảy ra vào mùa thu năm 1973, do chi phí nhiên liệu hạt nhân thấp hơn các nguồn nhiên liệu năng lượng sơ cấp khác và bởi nguồn dự trữ uranium phong phú (khoảng 5.4 triệu tấn), một lượng lớn trong đó nằm tại các quốc gia ổn định chính trị. Continue reading Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 11: Năng lượng tại Canada (Phần 5)