05/09/2014 17:13 GMT+7
TTO – Sáng 5-9, lễ khai giảng năm học mới tại trường tiểu học xã Quang Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) diễn ra trong không khí đượm buồn.
![]() |
Điểm trường lẻ ở làng Vân Hà vắng bóng học sinh vì bị bỏ hoang 2 năm – Ảnh: Cảnh Phúc |
“Khai giảng”… không giáo viên
Nỗi buồn nặng trĩu với thầy cô, cán bộ chính quyền địa phương bởi 59 học sinh bị cha mẹ ngăn cản đến trường để phản đối việc sát nhập trường làng Vân Hà lên điểm trường chính.
Trong khi đó, cách điểm trường chính hơn 2km, phụ huynh 59 học sinh tiểu học đưa con đến điểm làng “khai giảng”… không có giáo viên.
Giữa một khoảng sân đất rộng, được đặt một chiếc bình hoa tươi, hàng chục học sinh mặc quần áo mới tinh tươm. Hai mùa khai giảng qua, các em không được hưởng niềm vui trọn vẹn của ngày hội trẻ đến trường.
Sự việc bắt đầu xảy ra từ cuối tháng 8-2013, khi chuẩn bị bước vào năm học mới thì người ở Vân Hà được thông báo chuyển toàn bộ học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 về trường chính.
Cả làng Vân Hà có 64 học sinh độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 3 nhưng chỉ có 9 học sinh là con các giáo viên, cán bộ xã tự nguyện về trường chính học, số còn lại không chịu đến trường.
Nhiều cuộc vận động, đối thoại của chính quyền, ban giám hiệu trường tiểu học Quang Sơn tới từng hộ dân, nhưng sau hai tháng chỉ có thêm ba học sinh chuyển tới trường chính.
“Sẽ tiếp tục cho con ở nhà”
Sáng 5-9, tiếp xúc với chúng tôi đa số phụ huynh làng Vân Hà đểu khẳng định “sẽ tiếp tục cho con ở nhà nếu điểm trường lẻ không mở lại”.
Lý giải cho việc tại sao không cho con em chuyển lên trường chính nhiều phụ huynh cho rằng, do đường sá đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa khu vực làng Văn Hà là vùng thường hay ngập lụt cục bộ nên các cháu không thể tự đến trường.
![]() |
Trường tiểu học xã Quang Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) – nơi 59 học sinh chưa tới trường đi học – Ảnh: Cảnh Phúc |
Còn các phụ huynh hiện tại đang có con học lớp 1, 2, 3 đều là những lao động trẻ, lao động chính, mùa màng bận rộn phải lo làm ăn để kiếm sống nuôi gia đình, không có thời gian đưa đi đón về ngày hai buổi vì trường không có chế độ ở nội trú.
Anh Nguyễn Hàm Lục (43 tuổi, ngụ ở xóm 9, xã Quang Sơn) có hai con Nguyễn Hàm Đại (7 tuổi) và Nguyễn Hàm Lượng (6 tuổi) năm nay bước vào lớp 2 và lớp 1 nhưng không được gia đình đưa đến trường khai giảng. Một năm qua, Đại không được đi học mà chỉ ở nhà quanh quẩn với bố mẹ.
“Một năm rồi cháu không được học nên không biết chữ. Chúng tôi tha thiết mong muốn xã giữ lại điểm trường này để con được học cho gần hơn. Hai vợ chồng lại bận mùa màng, đường sá xa xôi không thể để đưa con đến điểm trường chính được.”, anh Lục phân trần.
Học sinh chịu thiệt thòi
Thầy Nguyễn Văn Sơn – hiệu trưởng trường tiểu học xã Quang Sơn cho biết, năm học 2014-2015 trường có 422 học sinh với 14 lớp học. Sáng 5-9, chỉ có 357 học sinh đến trường khai giảng.
Số học sinh nghỉ học là 59 em của làng Vân Hà, trong đó có 21 em học sinh mầm non đến tuổi lên lớp 1 cũng không được phụ huynh đưa đi khai giảng.
“Trước thời điểm năm học mới, chúng tôi cùng với chính quyền xã đã tổ chức 11 đoàn về từng hộ gia đình có con em bỏ học một năm qua vận động đưa các em đến trường nhưng chỉ có 10 em đi học lại. Số em học sinh này được chúng tôi bồi dưỡng kiến thức và phải học lại với các em ít tuổi hơn”, thầy Sơn nói.
Thầy Sơn cũng chia sẻ, việc phụ huynh ngăn cấm không cho con đến điểm trường chính không chỉ làm các em học sinh chịu thiệt thòi, hổng kiến thức mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.
Chương trình mới cần rất nhiều đến phòng học thực hành, vì thế thầy Nguyễn Văn Sơn rất mong phụ huynh hiểu và tạo điều kiện để con em được đến học ở điểm trường chính, nơi điều kiện cơ sở vật chất và trang, thiết bị dạy học đảm bảo.
Còn ông Lê Văn Vĩnh – chủ tịch UBND xã Quang Sơn cho rằng: “Quy mô học sinh ở làng Vân Hà quá ít, chỉ 19-25 học sinh/lớp nên không đảm bảo quy định. Hơn nữa, điều kiện phòng học tại điểm trường lẻ này không đảm bảo. Việc sáp nhập điểm trường lẻ vào điểm trường chính là cần thiết và nhất định phải làm để đạt mục đích xây dựng trường chuẩn quốc gia và triển khai đề án ngoại ngữ quốc gia với học sinh tiểu học theo đúng lộ trình”.
Để tạo điều kiện cho con em đến trường, đoạn đường từ làng Văn Hà đến trường tiểu học Quang Sơn đã được nâng cấp, đổ đá dăm theo đúng kế hoạch. Chính quyền huyện, xã và nhà trường cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh làng Văn Hà như tổ chức dạy phụ đạo miễn phí, hỗ trợ học sinh học bán trú…
“Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động để các phụ huynh sớm đưa con đến trường học tập”, ông Vĩnh cho biết thêm.
Công an vào cuộc
Chiều 5-9, công an huyện Đô Lương cho biết đang tiếp tục điều tra hành vi vận động, xúi giục các phụ huynh không cho con em mình đến lớp học để ngăn cản việc sáp nhập trường.
Từ ngày 16 đến 27-8, tại làng Văn Hà xảy ra 4 vụ cây rơm của người dân bị cháy, 3 mảnh ruộng với diện tích hơn 900m2 bị phá hoại chưa rõ nguyên nhân. Các vụ việc đều xảy ra tại gia đình đưa con em quay lại trường sau một năm nghỉ học.
Dù thiệt hại về tài sản không lớn, nhưng những hành động phá hoại của các đối tượng này khiến bà con hoang mang. Trước sự việc trên, chính quyền xã Quang Sơn đã cắt cử người xuống trực tiếp thăm hỏi, động viên bà con, đồng thời trích một phần ngân sách để hỗ trợ.
Các quý vị nhà nước này làm việc kiểu gì nhỉ… Nhà nước tạo điều kiện dễ dãi cho các em đi học. Sao ngang nhiên đóng cửa trường và ép các em (và phụ huynh) đi xa là sao?
Chuyện này chỉ xảy ra ở VN. Ở Mỹ mọi em đều có xe bus của trường đón đi và về. Không có xe để đưa đón thì ít nhất cũng không nên đóng cửa trường.
ThíchThích
Em theo dõi chuyện này 1 năm qua. Em không hiểu tại sao chuyện này lại thành phức tạp đến thế, làm các em học sinh không được đến trường cả 1 năm và có thể tiếp tục ở nhà nữa?!
Nhà trường, chính quyền xã và phụ huynh có thể góp tiền để thuê xe chở các em đến trường hằng ngày được mà.
ThíchThích
Cái này cũng là do bệnh thành tích mà ra cả.
Đầu tiên là người ta ký cam kết để đưa trường của xã vào trường chuẩn quốc gia. Không ký không được vì cái này là chủ trương chung, cả nước phải theo, cả tỉnh, cả huyện đều phải theo. Hơn nữa, ký vào cái cam kết này thì các vị quản lý cũng có tí lợi ích, không lợi ích vật chất thì cũng có ít lợi ích về thành tích thi đua khen thưởng.
Rồi người ta sẽ đầu tư tiền của vào trường của xã để đạt các tiêu chí của một trường chuẩn quốc gia (cũng lại căn bệnh hình thức). Như vậy đương nhiên không còn nguồn lực để đầu tư vào cái trường làng heo hút hẻo lánh.
Và người dân có con đang học ở trường làng phải tự mà lo việc vận chuyển xa hơn để đưa con đến trường của xã. Vì trong dự án đầu tư người ta chỉ bố trí kinh phí cho các tiêu chí của trường xã đạt chuẩn chứ không bố trí kinh phí cho việc đi lại của những học sinh khi phải chuyển đến trường ở xa nhà hơn. Vì việc đi lại không nằm trong các tiêu chí đạt chuẩn của trường xã.
Còn cái chuyện đốt rơm, phá hoại ruộng của những nhà đưa con đến trường xã chưa chắc đã phải là do người dân họ làm đâu. Khi công an muốn vào cuộc thì họ cần phải có cái cớ. Vậy đó.
Bởi việc dân chống lại chủ trương là một việc nguy hiểm. Thế thôi.
Tôi cầu nguyện cho những người dân, họ là những con người hiền lành, thật thà và chất phát. Họ sẽ được sống bình an.
ThíchThích
Ngạc nhiên là các vị ở bộ kể cả bộ trường giáo dục giả mù, không nhưng tay vào việc khi đóng cửa trường cho cả 69 em như thế. các vị giáo dục này xem giáo dục của các em chỉ là một trò chời “kế hoạch” của các vị
ThíchThích
Các vị bình luận vớ vẩn mà không hiểu thực tế. Một điểm trường lẻ lèo tèo 50 học sinh thì mọi hoạt động sinh hoạt thế nào khi không thể đầu tư công trình phụ trợ. Xã Quang Sơn đã có trường tiểu học chuẩn, phụ huynh cần có trách nhiệm đưa đón con đến nơi có điều kiện học tập tốt hơn, ở thành phố người ta còn đua nhau chọn trường cho con, mặc dù ở xa nhà và học trái tuyến. Đúng là tư duy sau lũy tre làng. mình không cho con đi học thì thôi lại còn lôi kéo, dụ dỗ, gây áp lực các gia đình khác muốn đưa con đi học, sinh con ra thì phải có trách nhiệm chứ. Nhà nước ta quá dân chủ rồi, họ không thích cho con học thì thôi, sau này tự lĩnh lấy hậu quả, chỉ một làng không ảnh hưởng đến cái chung, đừng ai nhắc đến thì thôi, coi như là bỏ học.
ThíchThích
Hi Thanh,
Có lẽ các vị nhà nước lý luận như Thanh, và lý luận đó thì ai cũng thấy được.
Nhưng 59 em là rất nhiều, và gia đình cần các em ở gần, và đã có trường gần mà xóa đi trong khi dân không đồng ý, là làm chính sách giáo dục kiểu vua tôi — vua có ý vua, tôi tớ phải theo vua. Trong khi dân là chủ, và trẻ em là vốn liếng quốc gia, mà tôi tớ của dân lại hành động như vua dân.
Chỉ có chế độ độc tài thì dân mới bị coi thường như thế. Trong một chế độ dân chủ điều đó không xảy ra. Ở Mỹ, trường tiểu học tràn ngập trong các khu dân cư, vậy mà còn có xe bus chở các em đi về. Người ta đầu tư cho tương lai đất nước thế đó.
Dân ta thì nhà nước thường làm khó cho dân, độc tài như cha chú dân, và dân thì bị làm cho dốt mãi.
Ở Mỹ mà các vị có quyết định đóng trường kiểu này thì đã bị đuổi việc hết rồi.
Ta dốt thì nên học theo các nước văn minh.
ThíchThích
Cám ơn comment của anh Hoành, nó làm em nhớ ra có những điều người khác nói mãi mình chẳng bao giờ hiểu cho đến khi mình được thực chứng.
ThíchThích
Hi Thanh.
Khi đặt mình vào hoàn cảnh và địa vị của 59 phụ huynh trường làng ta mới có phản ứng như vậy.
Bởi 59 phụ huynh trường làng cũng đóng nộp thuế theo quy định như những phụ huynh ở trường xã.
Vậy nhưng tại sao phụ huynh trường làng đột nhiên bị ảnh hưởng bất lợi trong khi những phụ huynh ở trường xã lại ảnh hưởng có lợi hơn.
Nên chăng phải tăng thu thuế của phụ huynh trường xã và giảm nộp thuế cho phụ huynh trường làng?
Hoặc trước đó nhiều năm, phụ huynh trường làng biết được rằng con họ sẽ phải học trường xã, bởi có thể họ sẽ cân nhắc không đẻ con hoặc sẽ xác định cho con bỏ học ngay từ nhỏ.
Đằng này các cháu lại đang đi học bình thường…
Nhìn rộng ra thì cũng thấy có nhiều người ở những nơi khác nhau nhưng địa vị của họ cũng giống 59 phụ huynh trên, cũng bị ảnh hưởng bất lợi đột ngột xảy đến…
Ôi thương thay!
ThíchThích
Nếu tư duy kiểu vài cá nhân lẻ tẻ, lại ở nơi xa xôi hẻo lánh, không thể ảnh hưởng đến cái chung đại cục được thì đó là tư duy rất chủ quan cảm tính.
Đã có nhiều nơi xa xôi hẻo lánh ở nước ta như Tây Bắc, Tây Nguyên xảy ra những vấn đề rồi.
Nguyên nhân của thế chiến 1 và 2 cũng bắt đầu từ việc nhỏ.
Bệnh tật gây nguy hiểm cho sức khoẻ cũng bắt nguồn từ nguyên nhân bé nhỏ.
Tu dưỡng và rèn luyện cũng phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt.
ThíchThích
Phản hồi sau cùng của Thắng hay lắm!
ThíchThích