Yêu mọi người vô điều kiện

Chào các bạn,

Mình thường xuyên có người hỏi: “Làm sao để yêu mọi người vô điều kiện?” Các bạn, có nhiều người hỏi là một điểm rất tích cực. Nếu chẳng ai hỏi han gì hết, thì đó mới là.

Yêu mọi người vô điều kiện là điều có thể xảy ra đối với mọi chúng ta, nếu chúng ta quan tâm đến thế giới và con người quanh ta.

– Khi thái tử Siddartha Gotama ra ngoài cung điện, đi thăm các nơi trong thành thấy nhiều người khổ sở – người ăn xin, người tàn tật, người nghèo khổ, người rách rưới, người bệnh tật – thái tử ngộ ra là kiếp người – sinh, lão, bệnh, tử – là nguồn gốc sâu xa của đau khổ. Thái tử yêu mọi người đau khổ của thế gian đến mức quyết chí đi tu tìm lời giải cho đau khổ của con người.

– Chúa Giêsu thấy người ta thường đau khổ, như khi thấy người nhà của Lazarus than khóc đau khổ vì Lazarus đã chết, Giêsu rất bối rối trong lòng, và khóc (dù rằng chỉ vài phút sau là Giêsu cứu Lazarus sống lại. Nghĩa là Giêsu khóc chỉ vì thấy người ta đau khổ). Hoặc khi thấy người của thành Jerusalem ngớ ngẩn, không biết những tai họa sẽ đến cho Jerusalem, Giêsu khóc.

Cả hai vị thầy này, có được yêu người vô điều kiện chỉ vì thấy được những nỗi đau của con người.

Các bạn, hãy nhìn thế gian. Có phải mọi người và mỗi người chìm đắm trong đau khổ không? Con người đau khổ vì si mê – chiến tranh, thù hận, giết chóc, tranh giành, áp bức, máu lửa, bất công, nghèo khổ, bệnh tật, tội ác. Vì con người si mê nên con người đau khổ. Vì mỗi người si mê nên mỗi người đau khổ. Thấy được như thế thì ta tự nhiên tội nghiệp cho cả loài người và cho mỗi người. Tội nghiệp và yêu thương chỉ là hai từ khác nhau cho cùng một cảm xúc của trái tim.

Nếu chúng ta đưa tâm trí lên đỉnh núi, nhìn xuống thế gian đau khổ, thì rất dễ, thì đương nhiên, là chúng ta tội nghiệp cho cả thế giới si mê, như mẹ. Mẹ nhìn các con – đứa thì hiền hậu, đứa thì hiếu thảo, đứa giết người, đứa thì trộm cắp, đứa thì thất tình điên loạn – mẹ yêu mọi đứa con như nhau, vô điều kiện. Dù con có làm gì, có tội lỗi gì, tốt hay xấu, mẹ đều yêu như nhau. Và có lẽ mẹ yêu những đứa con lạc lối và bệnh hoạn nhiều hơn những đứa con ngoan hiền khỏe mạnh.

Yêu mọi người vô điều kiện chỉ là tình yêu của mọi người mẹ cho mọi người con, mang ra ngoài để yêu cả thế giới, nhìn thế giới với trái tim của Mẹ.

Thực sự là không khó để yêu tất cả mọi người vô điều kiện – vì mọi người và mỗi người điều đau khổ vì si mê. Rất dễ để cho chúng ta tội nghiệp mỗi người và mọi người của thế giới, đến mức ta thường xuyên thổn thức trong lòng.

Các bạn, ai trong chúng ta cũng có đủ trí tuệ và tình yêu để nhìn thấy thế giới sâu sắc như thế, và tội nghiệp/yêu thế giới sâu sắc như thế.

Có gì là đáng ngạc nhiên?

Chúc các bạn yêu tất cả mọi người vô điều kiện.

Mến,

Hoành

Bài cùng chuỗi:
Yêu mọi người vô điều kiện
Đời sống tâm linh
Hiểu đời sống tâm linh

© copyright 2019
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 7 thoughts on “Yêu mọi người vô điều kiện”

  1. Em chào Anh,

    Em hơi lạc đề về chủ đề hôm nay, tuy nhiên vẫn muốn anh khai sáng về vấn đề sau đây: em muốn chia sẽ suy nghĩa của em về: “sinh, lão, bệnh, tử”. Theo hiểu biết của em, thì các truyền thống yoga của Ấn Độ, họ cho rằng qui luật thật sự của con người không phải là “sinh, lão, bệnh, tử” mà là sinh ra, trưởng thành, sinh sản và chết (birth, grow up, re-produce and die) vì họ quan niệm cơ thể con người sinh ra vốn khỏe mạnh, đầy ơn phước. Chỉ khi con người si mê, không biết duy trì sự tráng kiện (well-being) của chính cơ thể mình mới sinh ra bệnh. Cho nên theo em qui luật “sinh, lão, bệnh, tử” là của mấy người hủ nho của Trung Quốc truyền dạy qua Việt nho, chứ thực ra “sinh, lão, bệnh, tử” không phải là qui luật phổ quát: có những người sống và rèn luyện tốt thì không có bệnh, mà chỉ có sinh ra, lớn lên, rồi chết tự nhiên, thậm chí những người giác ngộ còn ý thức được khi nào cần để thoát xác.

    Vậy thì nếu chúng ta chứ cho rằng “sinh, lão, bệnh, tử ” là qui luật tất yếu thì có phải là tiêu cực quá không ? Vì chúng ta sẽ có xu hướng cho rằng tình trạng bệnh của có thể là tự nhiên, và chấp nhận một cách tuyệt đối – đã là con người thì phải bệnh ?!

    Em rất mong nhận được sự chỉ dạy của Anh.

    Trân trọng,
    L.D

    Thích

  2. “Jesus wept.” Câu ngắn nhất Thánh Kinh này luôn làm trái tim em mềm lại, thổn thức và cảm thấy, trái tim được về với … tố chất trời ban của nó. 🙂

    Và khi đó, trái tim dễ yêu thương hơn, dễ yêu thương vô điều kiện hơn.

    Cám ơn anh.

    Thích

  3. Hi Du Le,

    Quan niện của riêng anh là sinh lão bệnh tử là tự nhiên. Chẳng có gì gọi là khổ. Anh mới viết ở đây:

    “Đổi mọi thứ thành tích cực”
    https://dotchuoinon.com/2019/09/10/doi-moi-thu-thanh-tich-cuc/

    “Sinh lão bệnh tử” là lời của Phật Thích Ca trong Kinh Chuyển Pháp Luân, kinh đầu tiên Thích Ca dạy sau khi đại ngộ, cho 5 anh em Kiều Trần Như, những bạn đồng tu của Thích Ca trước đó.

    Tại sao Phật Thích Ca lại nói Sinh lão bệnh tử là khổ. Đương nhiên ngày nay người ta thường nói Sinh lão bệnh tử là còn nằm trong vòng luân hồi, phải Ngộ mới thoát ra khỏi luân hồi. Nhưng anh rất nghi ngờ luân hồi kiểu kiếp sau kiếp trước không phải là của Thích Ca, nhưng là của Ấn giáo có trước đó cả nghìn năm, chui vào giáo pháp của Thích Ca.

    Nhưng tại sao Thích Ca lại nói “Sinh lão bệnh tử là khổ”? Đọc Kinh Chuyển Pháp Luân thì thấy kinh đó rất thực tế và khoa học. Anh nghĩ rất có thể đó chỉ là cách nói biểu tượng và nhấn mạnh: Sinh, lão, bệnh, tử là biểu tượng của “đời sống”. Thay vì nói “đời sống đầy khổ” thì rất yếu, nhiều người không thấm được. Nhưng nói “sinh lão bệnh tử” thì cụ thể như cái búa lên đầu, khó mà quên. Tức là Thích Ca không có ý nói sự sinh, sự già, sự bệnh và sự tử đều là sự khổ, mà có ý nói “cuộc đời là khổ” hay “cuộc đời nhiều khổ.” Nhưng các học trò thì ngớ ngẩn và chẳng hiểu thầy. (Thầy giỏi nào cũng có cả tỉ học trò ngớ ngẩn).

    Nhưng tại sao “Đời là khổ”? Đó là vì loài người si mê. Cho nên Thích Ca dạy cho mỗi người cách thoát khỏi si mê. Đó là Bát Thánh Đạo và sau này các đệ tử phát triển đến Thiền tông đại thừa dùng trí tuệ Bát Nhã là chính.

    Đây là lý thuyết của anh. Chẳng ai nói thế, cho nên nghe lạ tai thì đừng ngạc nhiên. Nhưng anh thấy nói như anh thì mới nắm được trí tuệ của Phật Thích Ca

    A. Hoành

    Thích

  4. Em chào anh Le Du,

    Em thấy câu hỏi của anh nên em thử trả lời theo cách hiểu của em ạ.

    Câu hỏi chính của anh là “Sinh, lão, bệnh, tử” có phải là qui luật phổ quát hay không?”
    Những câu hỏi về quy luật phổ quát rất dễ để kiểm chứng, chỉ 1 ví dụ mà nó không đúng thì đó không phải là quy luật phổ quát.

    Điều anh băn khoăn là “nếu chúng ta chứ cho rằng “sinh, lão, bệnh, tử ” là qui luật tất yếu thì có phải là tiêu cực quá không ? Vì chúng ta sẽ có xu hướng cho rằng tình trạng bệnh của có thể là tự nhiên, và chấp nhận một cách tuyệt đối – đã là con người thì phải bệnh ?!” là một băn khoăn về triết lý tuyệt đối. Nhưng đứng trước một người thân bị bệnh, ta không có xa xỉ đó, ta chỉ có thể tìm mọi cách để nếu có thể có cách nào điều trị tốt nhất, có cách nào lành nhất, và luôn luôn giữ phần tâm an nhất cho cả người bệnh và người thân trong nhà.

    Nguyên lý phổ quát về “sinh lão bệnh tử” và tính đầy đủ thì là Bát Khổ (8 mối khổ lớn của con người còn dính mắc) em thấy đây không phải là điều Đức Phật tìm kiếm, Ngài nhìn thấy người già, người bệnh, người chết, người khổ cực,… và điều đó là sự thực trước mắt: người ta đang sống trong đau khổ. Chân lý (quy luật phổ quát) đầu tiên Đức Phật nói đến là Khổ, vì nó hiển hiện trước mắt Ngài.

    Không giống như những triết gia đi tìm nguyên lý phổ quát, mục đích của Phật không phải là tổng hợp về những nỗi khổ của con người, dù rằng những lời dạy của Phật đều là triết luận về cuộc đời, nhưng bắt đầu và kết thúc đều là vì yêu người. Và chỉ một người thôi cũng đã đủ để “Thái tử yêu mọi người đau khổ của thế gian đến mức quyết chí đi tu tìm lời giải cho đau khổ của con người.” và tìm ra con đường.

    Con đường đó không phải là phủ định nỗi đau khổ, không phủ định thân xác, không phải là để “thậm chí những người giác ngộ còn ý thức được khi nào cần để thoát xác”, mà là con đường Trung đạo, không bị vướng mắc vào cực đoan nào, và biết cách thoát Khổ bằng cách nắm được chân lý về nguyên nhân của Khổ.

    Tình thương từ bi nguyên thủy tinh tuyền trong trái tim của chúng ta mới là mục đích Đức Phật hướng ta con đường tìm về, bỏ hết rác trong tâm để giúp mình và người bớt khổ.

    Em chia sẻ với anh một chút về suy nghĩ của mình ạ,

    e/ Hường

    Thích

  5. Chào anh Hoành và em Hường,

    Cảm ơn đã Anh và Em đã chịu khó đọc và trả lời khá chi tiết.
    D đã sáng tỏ rằng mình đã hiểu sai câu câu nói “sinh, lão bệnh, tử ” trong một ngữ cảnh khác nên bây giờ đã hết thắc mắc.

    Chúc mọi người tham gia dotchuoinon luôn luôn cảm thấu được chia sẻ và thấu hiểu.
    L.D

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s