Jesus,
Our country should has Compassion Index.
How Compassion Index gauges,
I do not know.
Perhaps no one will throw a stone at sinners,
for we all are sinners in the sight of God.*
Amen.
PTH
* John 8:1-11 New International Version (NIV)
8 1 but Jesus went to the Mount of Olives.
2 At dawn he appeared again in the temple courts, where all the people gathered around him, and he sat down to teach them. 3 The teachers of the law and the Pharisees brought in a woman caught in adultery. They made her stand before the group 4 and said to Jesus, “Teacher, this woman was caught in the act of adultery. 5 In the Law Moses commanded us to stone such women. Now what do you say?” 6 They were using this question as a trap, in order to have a basis for accusing him.
But Jesus bent down and started to write on the ground with his finger.7 When they kept on questioning him, he straightened up and said to them, “Let any one of you who is without sin be the first to throw a stone at her.” 8 Again he stooped down and wrote on the ground.
9 At this, those who heard began to go away one at a time, the older ones first, until only Jesus was left, with the woman still standing there.10 Jesus straightened up and asked her, “Woman, where are they? Has no one condemned you?”
11 “No one, sir,” she said.
“Then neither do I condemn you,” Jesus declared. “Go now and leave your life of sin.”
Very good Thu Hương. Let’s think about creating a Compassion Index.
A. Hoành
ThíchThích
Em cảm ơn anh khuyến khích ạ.
Chỉ số Từ bi – Compassion Index – có lẽ nên đo theo mức độ một người cảm thấy mình được từ bi từ người khác.
(Có lẽ không nên hỏi anh/chị/em có thấy mình từ bi hay không, mà nên hỏi, anh/chị/em có cảm thấy mình được từ bi hay không?)
Một nước mà càng có nhiều người cảm thấy mình được từ bi từ người khác thì nước đó có Chỉ số Tổng Từ bi quốc gia cao.
Em Hương
ThíchThích
Có lý đó Thu Hương. Mình có thể biến câu hỏi thành một nhận xét “khách quan” của người được hỏi, về một hiện tượng khách quan là mọi người yêu nhau.
Ví dụ: Câu hỏi survey:
“Trong quãng điểm từ 0 đến 10, 0 là nhỏ nhất/ít nhất và 10 là lớn nhất/nhiều nhất.
Bạn cảm thấy người Việt thương nhau ở mức nào? Trả lời bằng số: _____”
Đây là hỏi để người được hỏi nói về một hiện tượng khách quan, nhưng đương nhiên trả lời thì rất chủ quan, vì nó lệ thuộc vào cảm tính của người trả lời. Tức là mọi câu trả lời là một bức tranh khách quan, do mỗi người định hình một cách chủ quan (có lẽ là cách định hình chính xác nhất).
Vấn đề: Giả sử mình hỏi trên mạng Internet, các câu trả lời có thể bị một chút thiên vị, vì những người trả lời có thể là những người có khuynh hướng cộng đồng hơn, tức là cảm thấy từ bi nhiều hơn, so với những người chẳng thèm trả lời.
Keep brainstorming.
A. Hoành
Keep brainstorming
ThíchThích
Hic, sao em cảm thấy mình bị hoa mắt vậy?
Em nghĩ lại, có lẽ nên đặt câu hỏi survey: Bạn thấy mình thực hành lòng từ bi ở mức độ nào? Bạn làm gì để nuôi dưỡng lòng từ bi?
Em Hương
ThíchThích
Chỉ số Từ bi Quốc gia có lẽ là khái niệm mới trên thế giới, chưa có nước nào có, nên nếu nước ta có, nước ta trở thành nước đầu tiên trên thế giới có Chỉ số Từ bi Quốc gia. Đây sẽ là điều tốt lành cho nước ta và cho cả thế giới.
Chỉ số này có thể được đo trên nhiều phương diện.
Ví dụ Về mức độ phát ngôn từ bi trên mạng xã hội, các diễn đàn công khai trên Internet: Nếu số lượng phát ngôn từ bi càng nhiều thì chỉ số càng cao, và ngược lại.
Nhưng em đang suy nghĩ. Điều mình thấy tồi nhưng sự thật chưa chắc tồi. Điều mình thấy tốt nhưng sự thật chưa chắc tốt. Và sự thật với người này có thể là sự giả với người khác.
Dù sao Bhutan cũng mất hơn 20 năm để xây dựng Chỉ số Tổng Hạnh phúc quốc gia, chúng ta nên keep brainstorming.
Em Hương
ThíchĐã thích bởi 1 người
Hi Hương,
Khó hay dễ là do mình muốn chỉ số thế nào. Có lẽ mình nên định hình chỉ số trước khi tính chuyện survey và thống kê.
Có lẽ là mình đang nói chuyện chỉ số cho quốc gia, không phải cho cá nhân. Cho cá nhân, có lẽ đã có rất nhiều test tâm lý của các chuyên gia tâm lý làm việc đó.
Loại chỉ số khác là chỉ số quốc gia, nhưng có tính cách hoàn vũ, có nghĩa là mọi quốc gia đều có thể dùng cùng một phương cách để có chỉ số của mình (kiểu như GNP – Gross National Product – hay GDP – Gross Domestic Product).
Nhưng có hai vấn đề lớn với loai chỉ số quốc gia hoàn vũ này:
– Có những dữ kiện khách quan liên quan đến compassion có thể dùng dễ dàng. Nhưng có vẻ như rất phức tạp vì lệ thuộc vào văn hóa hay/và chính trị đặc biệt của mỗi nước. Ví dụ: số lượng các tổ chức phi chính phủ (NGOs), tức là các tổ chức bất vụ lợi làm từ thiện, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo… Nếu lấy con số này thì nước Mỹ có điểm cao nhất vì hệ thống luật pháp Mỹ khuyến khích người ta mở NGOs. Ngược lại VN đến nay vẫn chưa có luật cho NGOs rõ ràng, và số lượng NGOs cực kì ít. Nhưng có lẽ khác biệt lơn lao này thực sự chẳng nói gì về compassion, dù rằng nó liên hệ lớn đến compassion.
– Điều thứ hai còn khó khăn hơn là: Compassion là một khái niệm rất personal, tức là rất có thể đụng chạm đến con người của mình. Chẳng nước nào muốn để cho thế giới nói là “nước của you thiếu compassion, hèn chi you đánh nhau khắp thế giới”. Tức là một chỉ số Compassion “khách quan” đủ để tính toán và để cả thế giới đều dùng, có thể là làm cho thế giới có vấn đề thêm, và do đó chẳng ai muốn dùng.
Anh nghĩ là nếu Chỉ số Compassion chỉ dùng cho riêng từng nước và không thể so sánh được vì nó có tính chủ quan của người mỗi nước, thì có lẽ khả thi hơn. Trong trường hợp này, nếu thiên hạ muốn so sánh chỉ số các nước với nhau cho vui thì cũng được, nhưng ai cũng biết là so sánh đó chẳng có giá trị thực tế gì mấy.
Khái niệm “có tính chủ quan của mỗi nước” này là khái niệm rất thường xuyên trong các khảo sát xã hội. Ví dụ: Câu hỏi “Từ 0 đến 10, ban hạnh phúc cỡ số mấy?” hay “Từ 0 đến 10 bạn hài lòng với nhà nước của bạn cỡ số mấy?” Cách survey này lấy “ý tưởng” (chủ quan) của người trả lời là chính, nhưng để định điểm một hiện tượng khách quan mà họ nhìn vào. Tức là chỉ số Compassion loại này là chỉ số lấy từ cái nhìn của mọi người trong nước về tình trạng compassion của nước họ.
Loại survey này có giá trị là lấy cái nhìn của người trong nước về hanh phúc của họ, về khả năng của nhà nước, về khả năng của lãnh đạo của họ… rất tốt cho việc quản lý, cũng như công ty muốn biết các nhân công định giá môi trường làm việc của công ty, hay lãnh đạo công ty…
Nhưng khi so sánh với chỉ số tương tự của nước khác hay công ty khác, thì không được, vì các tu sinh trong tu viện chấm điểm viện trưởng thì có thể cực kì khắt khe, hơn là một băng đảng vị thành niên định giá đảng trưởng.
• Một ý tưởng nữa là, mình có thể bắt đầu với một chỉ số giản dị, và từ từ phát triển thành chỉ số phức tạp, qua nhiều thời gian. Không cần phải đợi 20 năm cho xong một chỉ số, mà có thể chỉ cần 20 phút để bắt đầu, và hoàn thiện từ từ mãi mãi.
Keep thinking!
A. Hoành
ThíchĐã thích bởi 3 người
Mình có “A Short Guide to Gross National Happiness Index” và “GNH Survey Report 2015” của Bhutan ở đây để các bạn tiện tham khảo.
ThíchĐã thích bởi 1 người