Chào các bạn,
Đây là bài học ngoại giao dành cho các bạn đã đọc mình một thời gian. Mình định sẽ viết thêm thành một chuỗi bài “Bài học ngoại giao”. Nếu mình ngủ quên, nhờ các bạn nhắc.
Việc ngoại giao thông thường nhất là ngồi quanh một bàn với một nhóm bạn. Trong một bàn như thế, thường là mọi người nói chuyện ồn ào:
1. Nhiều người tranh cãi về một vấn đề.
Nhiều người muốn chứng minh kiến thức của mình về một vấn đề.
Nhiều người có chủ ý thích hay không thích về một vấn đề.
2. Phê phán chỉ trích ai đó.
3. Thông tin mới về điều gì đó.
Năm điều trên đây chia ra thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất gồm 3 điều đầu tiên, là về một vấn đề gì đó và ý kiến của mỗi người về vấn đề đó; đây là nhóm thường xuyên nhất. Nhóm thứ hai là nói về người khác. Nhóm thứ 3 là thông tin mới, như về một cuốn sách, một cuốn phim, một buổi hòa nhạc. Trong 3 nhóm này thì nhóm thứ 3 thường là tích cực nhất và ít tranh cãi nhất.
Hai nhóm đầu tiên là hai nhóm nhiều chủ quan và tranh cãi, thường là vô bổ và hay gây giận dỗi mất lòng giữa các bạn. Nhưng mọi người đều thích tham gia… tranh cãi. Và nếu bạn không tranh cãi thì cũng có thể là bạn có khuynh hướng hùa theo: Người này mắng mỏ ai đó hay điều gì đó thì ta hùa theo ừ ừ gật gật, thường là tiêu cực.
Cách dùng thời gian có ích nhất trong khi thiên hạ tranh cãi là:
(1) Không nhập cuộc tranh cãi, mà giữ vị thế quan sát viên. Quan sát các bạn tranh cãi, lắng nghe lý luận của mỗi người, cố gắng hiểu lý lẽ của mỗi người, đặc biệt là cố gắng hiểu lý do tại sao người này lại chống và người kia ủng hộ. Lý lẽ có thể rõ ràng như các bạn nói ra, nhưng cũng rất có thể lý do thầm kín không ai nói đến, như là cô ca sĩ người Quảng Nam, thính giả Trung thì ưa, thính giả Nam thì không thích.
(2) Không nên phán đoán các bạn mình, mà thầm cảm ơn là các bạn đã cho mình thấy được bức tranh toàn cảnh, từ những góc cạnh đối chọi nhau.
Làm như thế thì mình được gì?
– Mình được trí tuệ, thấy được toàn cảnh vì không bị mắc vào cái nhìn hạn hẹp nào.
– Không bực mình với ai vì mình không tranh cãi.
– Mình gần các bạn hơn nhờ mình biết ơn các bạn.
– Mình có aura bình tâm và an lạc. Aura tự động làm các bạn thích và quý mình.
– Thắng ngoại giao mà chẳng cần làm ngoại giao gì cả.
Sự im lặng quan sát quan trọng hơn chúng ta biết, vì thường là chúng ta thích nhào vào cuộc tranh luận. Hồi trước mình thường được mời đi họp với các vị hơn mình 20, 30 tuổi. Họp với các vị, các vị nói với nhau những chuyện xảy ra mấy mươi năm trước, mình chẳng biết gì cả, nên chỉ có một cách duy nhất là ngồi im để nghe. Một ngày nào đó, một vị trong đó hơn mình ít nhất là 30 tuổi nói với mọi người: “Luật sư Hoành tuổi trẻ tài cao, không nói gì cả, chỉ lặng yên để nghe. Rất là khôn khéo.” Mình chỉ mỉm cười, gật đầu cám ơn. Và từ đó mình nhớ rằng: “Mình lặng yên ngồi nghe, thiên hạ nghĩ là mình khôn, dù mình lặng yên vì dốt, không biết gì. Đó cũng là điều lợi.”
Chúc các bạn ngoại giao giỏi.
Mến,
Hoành
© copyright 2017
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com
Bài này thú vị quá, cám ơn anh Hoành
ThíchThích
Em cũng đang bị yếu mảng ngoại giao lắm anh ạ. Mong anh Hoành có nhiều bài hơn về chủ đề này.
ThíchThích
Cảm ơn anh Hoành nhiều ạ 😀 Bài viết giúp em học được nhiều bài học ạ
ThíchThích
Cám ơn anh Hoành !
Lại thêm một bài học, một cách để suy ngẫm cho câu thần chú “Khiêm tốn, thành thật, yêu người và tĩnh lặng”.
Chúc anh Hoành và mọi người sức khỏe.
ThíchThích
Cảm ơn Tuấn, Harmony, Thế Anh và Thọ chia sẻ với anh.
A. Hoành
ThíchThích
Thật hay quá anh à. Em thích nhất là câu “Không nên phán đoán các bạn mình, mà thầm cảm ơn là các bạn đã cho mình thấy được bức tranh toàn cảnh, từ những góc cạnh đối chọi nhau”
Lời anh nói giống như lời nhắc nhở từ Cha vậy 🙂
ThíchThích
Cảm ơn anh Hoành đã chia sẻ, mong anh luôn có sức khỏe để chia sẻ với mọi người như thế này 🙂
ThíchThích
Cảm ơn Bao HD.
A. Hoành
ThíchThích
Cảm ơn Nhàn chia sẻ với anh.
A. Hoành
ThíchThích
Cảm ơn Thọ chia sẻ.
A. Hoành
ThíchThích