Tân Nhạc VN – Thơ Phổ Nhạc – “Thà Như Giọt Mưa”, “Em Hiền Như Ma Soeur”, “Hai Năm Tình Lận Ðận”, “Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ”, “Hãy Yêu Chàng” – Nguyễn Tất Nhiên & Phạm Duy

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn các thi khúc “Thà Như Giọt Mưa” (“Khúc Tình Buồn”), “Em Hiền Như Ma Soeur”, “Hai Năm Tình Lận Ðận”, “Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ” (“Đám Đông”), “Hãy Yêu Chàng” của Thi sĩ Nguyễn Tất NhiênNhạc sĩ Phạm Duy.

Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên (1952 – 1992), tên thật là Nguyễn Hoàng Hải. Từ năm 1980, anh sang định cư ở Pháp và qua đời tại California, USA vào năm 1992.

Anh sinh ngày 30 tháng 5 năm 1952 tại xã Bình Trước, quận Châu Thành, Biên Hòa. Anh theo học trường trung học Ngô Quyền từ năm 1963 cho tới năm 1970. Lúc mới vừa lên trung học đệ nhất cấp, anh đã làm thơ. Theo lời những người bạn cùng trường lúc đó, thơ của anh đã rất hay. Lúc đó anh thành lập thi văn đoàn với người bạn học Đinh Thiên Phương, tên thật là Đinh Thiên Thọ. Cả hai thi sĩ học trò này cùng chung nhau xuất bản tập thơ “Nàng Thơ Trong Mắt” năm 1966, khi đó anh được 14 tuổi. Trong tập thơ này anh lấy bút hiệu là Hoài Thi Yên Thi. Đọc tiếp Tân Nhạc VN – Thơ Phổ Nhạc – “Thà Như Giọt Mưa”, “Em Hiền Như Ma Soeur”, “Hai Năm Tình Lận Ðận”, “Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ”, “Hãy Yêu Chàng” – Nguyễn Tất Nhiên & Phạm Duy

Tâm linh là giản dị

Chào các bạn,

Các môn học về tâm linh thường tràn ngập kinh sách, và chúng ta có thể nói tràng giang đại hải không bao giờ ngưng về các kinh sách này. Các bạn thử lên bất kỳ một trang web của bất kì tôn giáo nào, mọi thứ có trên trang đó đủ để làm các bạn điên cái đầu, dù rằng một trang web đồ sộ thường cũng chỉ có được 1/10 lượng kinh sách là cao. Chính vì vậy mà chúng ta dễ bị rối rắm với quá nhiều thông tin.

Tuy nhiên mỗi môn học có một tinh yếu, nếu chúng ta nắm được tính yếu đó, thì không điều gì có thể làm ta rối rắm hay lạc đường.

1. Tinh yếu của Phật giáo là vô chấp, còn gọi là vô trụ – không bám vào đâu, không dính vào đâu, không chấp vào đâu. “Ưng vô sở trụ” – không trụ vào đâu. Đọc tiếp Tâm linh là giản dị

Đón nhận những gì Chúa cho

Chào các bạn,

Nhìn vào bản thân gia đình và con cái mẹ Hreng, mình tự hỏi không biết Chúa muốn gì trên cuộc đời mẹ Hreng, bởi theo lời kể của mẹ Hreng mình cảm nhận sao cuộc đời mẹ Hreng có quá nhiều thử thách lớn! Mẹ Hreng kể:

Khi mẹ Hreng còn rất nhỏ mới có hai cái răng, mẹ của mẹ Hreng đã đi với ông bà. Không bao lâu bố lấy vợ kế và mẹ Hreng không được mẹ kế yêu thương nên tuổi thơ của mẹ Hreng rất cơ cực, cũng như không được đi học. Đọc tiếp Đón nhận những gì Chúa cho

Dân chủ Trực tiếp: Sổ tay IDEA – Viện Quốc tế Hỗ trợ Dân chủ và Bầu cử

International Institute for Democracy and Electoral Assistance

DOWNLOAD bản TIẾNG ANH

Difference-Between-Socialism-and-Democracy-Democracy.jpg (450×300)

Trong khi rất nhiều cuốn sách viết về dân chủ trực tiếp có phương pháp tiếp cận mang tính chất khu vực hoặc quốc gia, hay chỉ đơn giản là tập trung vào một trong nhiều cơ chế gắn liền với dân chủ trực tiếp, thì cuốn sổ tay này lại đi sâu vào một sự so sánh toàn cầu giữa các cơ chế dân chủ trực tiếp, trong đó bao gồm những cuộc trưng cầu dân ý, các sáng kiến của công dân, sáng kiến chương trình nghị sự và bãi miễn. Một cái nhìn chi tiết đối với mỗi công cụ được thảo luận trong một chương bằng việc phân tích từng công cụ, xem xét mỗi công cụ được áp dụng như thế nào trong việc định hình các quyết định chính trị và một phác thảo của các bước liên quan đến việc lập kế hoạch bất kỳ thủ tục nào.

Đọc tiếp trên CVD

Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp – Thân Khôn khọn (khỉ) – phần 6A

Nguyễn Cung Thông

nguyencungthong@yahoo.com

chutieu_va_khi_con_jpg.jpg (1667×1194)

Trích một đoạn từ bài viết:

Trong lịch sử văn hóa TQ (Trung Quốc), phải công nhận là các học giả Hán xưa kia rất chịu khó viết lách và đã để lại nhiều tài liệu phong phú cho hậu thế. Tuy nhiên, các chủ đề được ghi nhận qua chữ Hán không có nghĩ là chúng có xuất xứ từ TQ, mà đa số từ quá trình giao lưu văn hóa ngôn ngữ theo dòng thời gian – càng lâu bao nhiêu thì lại càng khó truy nguyên và xác định nguồn bấy nhiêu. Thí dụ như chữ Phật 佛, nghĩa cổ nhất là người giúp (phụ tá, dùng như chữ bật/bột 弼) trong Kinh Thi, nhưng khi đạo Phật truyền đến Trung Nguyên thì Phật lại mang nghĩa mới chỉ tôn giáo (Phật giáo). Nghĩa mới này hầu như hoàn toàn thay đổi nghĩa cổ của Phật trong văn hóa Hán cổ. Đặc biệt là tiếng Việt chúng ta vẫn duy trì hai dạng Bụt và Phật1, phản ánh các giai đoạn tiếng Phạn (kinh Phật) nhập vào Á Châu: Bụt là âm cổ gần với động từ Phạn budh- có nghĩa là biết, ý thức được …

Đọc tiếp trên CVD

Ảnh sinh hoạt hằng ngày – Jan. 23, 2016 – Buổi chiều trong làng Phung Ea – Lân _ Yale

 Xem toàn bộ Gallery

Ảnh buổi chiều một số người lớn cũng như trẻ trong Làng Phung Ea – Lân _ Yale tụ tập ngôi chơi nói chuyện trước nhà của bố mẹ Miêng.
Ảnh buổi chiều một số người lớn cũng như trẻ trong Ảnh sinh hoạt hằng ngày – Jan. 22, 2016 -tụ tập ngồi chơi nói chuyện trước nhà của bố mẹ Miêng.

Matta Xuân Lành

In Asia, supporting women farmers crucial to fighting poverty, hunger and climate change

Oxfam International – Tue, 12 Jan 2016 11:35 GMT

Thomsonreutersfoundation – At the first Asia Women Farmer Forum, women farmers from 14 developing countries came together to exchange experiences on securing their right to land and enhancing their resilience in the face of climate change. Diah Dwiandani/Oxfam

On that same evening, in Colombo, Sri Lanka, women farmers from 14 developing countries – leaders and climate experts in their own right – were getting ready to head back home. They had just attended the first Asia Women Farmer Forum organized by Oxfam as part of its Asia GROW Campaign to bring women together to discuss the challenges they have faced in securing their rights and enhancing their resilience in a changing climate.

“A woman farmer who goes to bed hungry is just wrong,” said Janice Ian Manlutac, Resilience lead for Oxfam in Asia, “But this is a daily reality in many Asian countries, where women make up 50 per cent of the total agricultural workforce.”

Continue Reading on CVD

Tóm lược Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

29/04/2014 – TTWTO

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AEC

Lịch sử hình thành:

– Tại Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua tháng 12/1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hướng phát triển ASEAN thành một Cộng đồng ASEAN.

– Ý tưởng đó được tái khẳng định tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 tháng 10/2003, thể hiện trong Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II). Theo đó, ASEAN nhất trí hướng đến mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với 3 trụ cột chính là hợp tác chính trị – an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC) và hợp tác văn hoá xã hội (Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN – ASCC).

Đọc tiếp trên CVD