Tân Nhạc VN – Thơ Phổ Nhạc – “Khi Tôi Về” – Kim Tuấn & Phạm Duy

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn thi khúc “Khi Tôi Về” (“Những Điều Ghi Trong Giấc Ngủ”) của Thi sĩ Kim TuấnNhạc sĩ Phạm Duy.

Thi sĩ Kim Tuấn (1938-2003) là một nhà thơ nổi tiếng trước 1975. Ba ca khúc phổ thơ của ông nổi tiếng là “Anh Cho Em Mùa Xuân” (Nguyễn Hiền), “Những Bước Chân Âm Thầm” (Y Vân), “Khi Tôi Về” (Phạm Duy).

Thi sĩ Kim Tuấn tên thật là Nguyễn Phước Vĩnh Khuê, ông sinh tại Huế nhưng quê gốc ở Hà Tĩnh. Ông là hậu duệ 5 đời của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm nhà Nguyễn. Ông là con trai duy nhất của gia đình. Thuở nhỏ sống cùng gia đình ở Phan Thiết. Lớn lên vào Sài Gòn học. Ông có tính cách hiền lành; ngoại hình mập mạp, da hơi ngăm đen, nụ cười híp mắt. Năm 20 tuổi cưới người vợ đầu là bà Hồ Thị Mộng Sương (em gái Hồ Đình Phương). Sau 1975 hai người ly dị, bà Mộng Sương sang Pháp, ông cưới người vợ thứ nhì là bà Minh Phương và có hai người con trai. Đọc tiếp Tân Nhạc VN – Thơ Phổ Nhạc – “Khi Tôi Về” – Kim Tuấn & Phạm Duy

Bão đời

Chào các bạn,

Mấy hôm nay các kênh và chương trình thời tiết thông báo thường xuyên là cuối tuần này, bắt đầu từ tối thứ 6 cho đến sáng chủ nhật, Washington DC (và vùng Đông Bắc nước Mỹ) sẽ có bão tuyết lớn. Dự báo Washington sẽ có từ 4,5 tấc đến 6 tấc tuyết. Washington và các vùng phụ cận sẵn sàng tác chiến. Đội quân công chánh 600 người cùng tất cả xe trucks, máy ủi tuyết, và đủ mọi loại máy móc về chuyển tuyết và cây cối sụp đổ đã sẵn sàng chiến đấu. Dân chúng đã được căn dặn đừng ra đường, nên ở trong nhà. Hy vọng thiệt hại sẽ giảm bớt nhiều nhờ chuẩn bị kỹ. Đọc tiếp Bão đời

Sống lại

Chào các bạn,

Trong Buôn Làng Sêđăng nơi mình đang sống hiện có tình trạng gây nhiều lo lắng cho các bố mẹ: Nhiều em gái mới lớn tuổi từ mười bảy đến hai mươi đã nghỉ học khi chưa học hết cấp II. Sau vài tháng đi làm công nhân trong các công ty ở các tỉnh khác khi về thường có thêm chồng hoặc con chưa sanh, mặc dầu thời gian các em đi làm không lâu. Đây là nỗi lo gần như không bố mẹ nào có con gái lớn mà không lo! Mặc dầu vậy nhưng vì cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn, các bố mẹ đành để con gái đi làm thuê trong tình trạng bất an này. Đọc tiếp Sống lại

Ảnh sinh hoạt hằng ngày – Jan. 21, 2016 – Bố Lê ở làng Phung Ea – Lân _ Yale

 Xem toàn bộ Gallery

Ảnh bố Lê ở Làng Phung Ea – Lân _ Yale _ Gialai. Đã bị phong cùi ăn mất những ngón tay và những ngón chân bên bàn tay và bàn chân trái nhưng bố Lê vẫn bình an vui cười.
Ảnh bố Lê ở Làng Phung Ea – Lân _ Yale _ Gialai. Đã bị phong cùi ăn mất những ngón tay và những ngón chân bên bàn tay và bàn chân trái nhưng bố Lê vẫn bình an vui cười.

Matta Xuân Lành

Vietnam’s ‘Putin’ Steers Country Away From China, Toward U.S.

nbcnews.com – 

BEIJING — Vietnam’s prime minister, a former child messenger for the Viet Cong, has spent his 10 years in power standing up to the Chinese and steering his country closer to the U.S.

Tipped as a strong candidate to become the head of Vietnam’s Communist Party at next week’s National Congress, Nguyen Tan Dung has already been dubbed his country’s “Putin.”

Image: Folks singers and dancers perform
Folks singers and dancers perform at a reception commemorating 60 years diplomatic relations between China and Vietnam in a hotel in Beijing on Tuesday. Eric Baculinao / NBC News

“No one in Vietnam has done a Vladimir Putin, who has served as prime minister and then president,” said Professor Carl Thayer, an expert on Vietnam affairs at the University of New South Wales at the Australian Defense Force Academy.

Continue Reading on CVD

Người Hàn đã xóa sổ tư tưởng trọng nam bằng cách nào

VEChỉ trong một thế hệ, Hàn Quốc từ một xã hội khát con trai trở thành một xã hội nơi các bé gái được chào đón tha thiết.

nguoi-han-da-xoa-so-tu-tuong-trong-nam-bang-cach-nao-2

Bà Lim Ki-ouk (thứ hai từ trái sang) một cựu giảng viên đại học 64 tuổi, chụp ảnh cùng hai trong số 4 cô con gái và 3 cháu gái của mình trong một quán cà phê ở Seoul. Con gái bà Ko Bo-min, 38 tuổi, ngoài cùng bên trái, cũng là giảng viên đại học, cho biết thái độ đối với con gái đã thay đổi. Ảnh: Wall street. 

Văn hóa thích con trai đã ăn sâu, bám rễ quá lâu đời ở châu Á. Theo một vài tính toán, con số các trẻ gái không được chào đời vì phá thai chọn lọc, vì chết do bị bỏ rơi… đã vượt quá 100 triệu người trên ở châu lục này ngày nay. Sức ảnh hưởng của việc này về kinh tế và xã hội đối với một số quốc gia đang lớn đến mức khó mà đo đếm nổi.

Trong nhiều thập kỷ, Hàn Quốc là điển hình về xu hướng đáng buồn này. Năm 1990, khi các tiến bộ y học đã hỗ trợ việc chẩn đoán giới tính, tỷ lệ trẻ nam – nữ khi sinh ở nước này tăng vọt đến mức cao nhất thế giới, với 116,5 bé trai so với cứ 100 bé gái sinh ra.

Rồi một điều kỳ lạ đã xảy ra. Hàn Quốc đã đảo chiều điều này.

Đọc tiếp trên CVD

Đo lường nghèo ở Việt Nam như thế nào?

Linh Hoang Vu's picture
Also available in: English

Thế nào là nghèo ở Việt Nam? Khi tôi lớn lên ở Hà Nội trong những năm cuối thập kỷ 1980, có thể thấy cái nghèo ở khắp mọi nơi. Hầu hết người dân Việt Nam khi đó hẳn là sống ở mức dưới chuẩn nghèo quốc tế (1,25 đô-la một ngày). Bởi lẽ vào thời gian đó chưa có các cuộc khảo sát mức sống để đo lường nghèo nên cũng không có một cách thức rõ ràng để xác định như thế nào là nghèo. Người giàu thời đó là người nào trong nhà có xe máy hay TV, còn người nghèo là những người ăn xin ngoài đường hay người nào không có đủ gạo để ăn. Trong cuộc khảo sát sớm nhất được thực hiện vào năm 1992 và 1993, có khoảng 64% dân số được coi là nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế. Sau hai thập kỷ thì chỉ có khoảng dưới 3% dân số là nghèo theo chuẩn nghèo này trong khi tình trạng đói ăn đã được xóa bỏ.

Đọc tiếp trên CVD