Tân Nhạc VN – Thơ Phổ Nhạc – “Còn Chi Nữa” (“Hoa Rụng Ven Sông”), “Tiếng Thu”, “Thú Ðau Thương”, “Sầu Rụng” (“Vần Thơ Sầu Rụng”) – Lưu Trọng Lư & Phạm Duy

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn các thi khúc “Còn Chi Nữa” (“Hoa Rụng Ven Sông”), “Tiếng Thu”, “Thú Ðau Thương”, “Sầu Rụng” (“Vần Thơ Sầu Rụng”) của Thi sĩ Lưu Trọng LưNhạc sĩ Phạm Duy.

Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991) là tên thật của ông. Ông người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Thuở nhỏ, ông học trường tỉnh, rồi học ở Huế (đến năm thứ ba tại trường Quốc Học Huế) và Hà Nội. Sau đó, ông bỏ học đi dạy tư, làm văn và làm báo để kiếm sống. Đọc tiếp Tân Nhạc VN – Thơ Phổ Nhạc – “Còn Chi Nữa” (“Hoa Rụng Ven Sông”), “Tiếng Thu”, “Thú Ðau Thương”, “Sầu Rụng” (“Vần Thơ Sầu Rụng”) – Lưu Trọng Lư & Phạm Duy

Tự ái vặt

Chào các bạn,

Tự ái thì có lẽ mọi chúng ta đều biết hết rồi. “Tự ái” là tự yêu mình. Người hay tự ái là người mà người ta chạm đến lông chân của mình là nổi trận lôi đình. Như là:

– Bạn dốt lắm,
– Bạn thiếu kinh nghiệm,
– Bạn không đủ thông minh để hiều,

Đại khái là vậy. Nhưng có lẽ các bạn không biết những điều trực tiếp đụng chạm đến cá nhân ta như trên chỉ là 10% của vấn đề tự ái. 90% còn lại là những điều gì liên hệ đến bản thân ta, như bố mẹ, anh chị em, bạn bè, trường học, nơi sinh ra, nơi đang ở, hiệu xe ta đang đi, hiệu giày ta đang mang, tôn giáo, chủ nghĩa chính trị, chủ nghĩa kinh tế, chủ nghĩa tâm lý, chủ nghĩa bờla bờla, bờla… Nói chung là tất cả những gì có liên hệ lớn nhỏ đến ta đều có thể là nguyên do của tự ái vặt của ta. Và đây mới là chuyện lớn. Đọc tiếp Tự ái vặt

Ở nhà cũ

Chào các bạn,

Buôn Làng Sêđăng mình đang ở có năm thôn, và được anh em Buôn Làng gọi tên thôn theo số thứ tự: Thôn Một, thôn Hai, thôn Tư và thôn Năm. Riêng thôn Ba anh em Buôn Làng không gọi thôn Ba nhưng gọi xóm Đào, mình hỏi một số bố mẹ tại sao gọi thôn Ba là xóm Đào nhưng các bố mẹ cũng không biết.

Đặc biệt hai thôn trong Buôn Làng có nhiều trâu bò nhất: Thôn Một và xóm Đào, có những gia đình trong thôn có mười mấy con trâu hoặc trên ba mươi con bò. Đọc tiếp Ở nhà cũ

Ta bà thi khúc

Trong vòng 10 năm, từ 2005 đến 2015, thế giới tăng 810.687.620 người. Mỗi năm tăng khoảng 81 triệu người. Nguồn: GeoHive

Số người thành Phật nhanh chóng chỉ đếm trên đầu ngón tay, mỗi năm được 10 người không? Đa số còn lại thuộc loại tham sân si, ăn tục nói phét, mỗi người phải vô lượng kiếp may ra mới thành Phật. Và số này tăng mỗi năm gần 100 triệu. Thế thì thế giới ta bà luôn luôn đầy kẻ tham sân si. Chẳng thành Phật hết được. (Cho đến khi Phật Di Lặc đến để độ trì?)

Bài thơ này là để các bạn đọc cho thư giãn

Ta bà thi khúc

Lũ chúng ta đầu thai lầm thế giới (*)
Bạn đồng hành lơ ngơ lẩn ngẩn gì đâu
Tham sân si nuôi dưỡng tự thuở đầu
Đời vậy đó có gì mà rắc rối Đọc tiếp Ta bà thi khúc

Tại sao chúng ta biết quá ít về vi phạm nhân quyền của các tập đoàn lớn?

ENGLISH: Why do we know so little about corporate human rights abuses?

Người ta gọi đó là “chiếc máy bay trở thành một chiếc xe mui trần”. Vào năm 1988, trên chuyến bay quen thuộc từ Hilo đến Honolulu, chuyến bay 243 của hãng hàng không Aloha đã bị xì áp suất, cuốn đi phần trên của máy bay. Một tiếp viên hàng không, người duy nhất không được thắt dây an toàn, bị hút ra khỏi máy bay cùng với phần trên máy bay.

Tai nạn xảy ra là tiếng gọi thức tỉnh ngành công nghiệp hàng không. Trong nhiều năm, việc bãi bỏ nhiều quy định đã thu hút nhiều công ty vào lãnh vực này, làm gia tăng áp lực lên các hãng hàng không để mở rộng vòng đời của các máy bay và bỏ qua việc bảo trì để duy trì hoạt động của máy bay trên không.

Sau tai nạn này, các hãng hàng không và các nhà làm luật quyết định giải quyết vấn đề an toàn trực tiếp. Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ yêu cầu mọi hãng hàng không báo cáo dữ liệu về việc bảo trì, kiểm tra và tai nạn, và lập ra những giới hạn theo luật định về số lần mỗi phương tiện được sử dụng trước khi ngưng hoạt động.

Đọc tiếp trên CVD

Opening borders and barriers

Nature 527, S80–S82 (12 November 2015) doi:10.1038/527S80a
Published online
11 November 2015

Collaboration may result in higher impact science, but are government initiatives the best way to promote such international and interdisciplinary connections?

Kavli Institute

Tea time at Kavli Institute allows for an organized and informal exchange of collaborative ideas.

Nature – An American physicist, a Japanese mathematician and a German cosmologist walk into a lab; what do you get? Based on recent outcomes, you’ll get ground-breaking science. And lately, governments have begun paying heed to evidence1 that suggests international, multidisciplinary collaborations such as these will yield high-impact results.

Policymakers from diverse countries, including China, Japan, Australia, Chile and Germany, have sought to foster excellent science and technological innovation — and reap the associated economic benefits — by promoting collaboration across borders and disciplines, and setting up specialist centres with the necessary resources (see ‘Conduits to collaboration’).

Tiến trình giảm thuế theo các cam kết mà Việt Nam đã ký kết

Cập nhật ngày 20/07/2015 – 08:11:34

KTVDBBài viết tổng hợp tiến trình giảm thuế theo các cam kết mà Việt Nam đã ký kết trong thời gian qua, khái quát các mức giảm thuế Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện trong thời gian tới.

Cam kết WTO

Việt Nam cam kết loại bỏ dần thuế nhập khẩu đối với nông sản trong vòng 3-5 năm kể từ khi ngày chính thức gia nhập WTO (ngày 1/11/2007). Việc giảm thuế đã hoàn thành trong giai đoạn 2009-2012 với nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Về sản phẩm thuộc phân ngành nông nghiệp: Thuế suất áp dụng trung bình đối với ngành nông nghiệp là 23.5% cho giai đoạn đầu mới gia nhập và thuế suất cuối cùng là 20%. Cam kết cắt giảm thuế trong giai đoạn từ 3-5 năm đối với tổng số 1118 dòng thuế.

Đọc tiếp trên CVD

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

NCQT – Posted on by The Observer

500_tranh-tet

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng ta còn thì nước ta còn!

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.

Đồng hóa dân tộc chủ yếu diễn ra dưới hình thức đồng hóa văn hóa, trong đó chủ thể đồng hóa thường là một nền văn hóa mạnh và tiên tiến (như đông dân hơn, kinh tế phát triển hơn, đã có chữ viết, có các hệ tư tưởng), đối tượng đồng hóa thường là nền văn hóa yếu và lạc hậu hơn. Đồng hóa ngôn ngữ là công cụ đồng hóa văn hóa thông dụng nhất, quan trọng nhất, hiệu quả nhất. Một dân tộc bị mất tiếng nói mẹ đẻ của mình và phải nói tiếng của một dân tộc khác thì không còn giữ được bản sắc dân tộc nữa.

Đọc tiếp trên CVD