Mai An Nguyễn Anh Tuấn
Trong bài “Đôi điều về bản Truyện Kiều kỷ niệm 250 năm của Hội Kiều học” ( tác giả Minh Minh, trên tạp chí Hồn Việt số 96, 9-2015), qua một số dẫn chứng đưa ra nhằm mục đích hạ bệ cuốn sách mà tác giả chế giễu là “tốt mã này”, có một dẫn chứng mà theo tôi chính là “cú điểm huyệt” của Hồn Việt: “Hoặc như: Mày xanh trăng mới in hằn (câu 1793). Chữ hằn nghe thô tục quá. Hai câu thơ xinh đẹp như ngọc: Mày xanh trăng mới in ngần/ Phấn thừa hương cũ bội phần xót xa mà để cho một chữ hằn lọt vào thật không khác gì một vết sẹo trên khuôn mặt của nàng Kiều. Lưu ý rằng trong chữ Nôm, chữ 痕 có thể đọc ngần, hằn – nhưng ngần mới là chữ “tuyệt diệu!”.