Cung cấp năng lượng cho Trái đất – Chương 10: Năng lượng ở Ý (Phần 3)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone 

Chapter 10: Energy Italy – Chương 10: Năng lượng ở Ý (Phần 3)

Gió, Năng lượng Địa nhiệt, Sinh khối

Tính đến thời điểm cuối năm 2011, năng lượng gió ở Ý được lắp đặt với tổng công suất khoảng 6700 MW vào cuối năm 2011. Mục tiêu tối thiểu cho năm 2020 là tăng công suất đó lên 16 000 MW để sản xuất 27 TWh điện, tương đương với 8% nhu cầu điện quốc gia. Nhờ đó có thể cắt giảm lượng tiêu thụ khí gas thiên nhiên khoảng 3 tỉ mét khối (tức là khoảng 2.5 MToe) và tiết kiệm thêm 1 MToe của năng lượng hóa thạch. Một mục tiêu quan trọng khác là tăng gấp đôi sản lượng điện năng nhờ địa nhiệt cho đến khi đạt sản lượng khoảng 10 TWh/năm, nhờ đó tiết kiệm thêm 600 triệu mét khối khí tự nhiên.

Sinh khối có thể đóng vai trò chiến lược trong khuôn khổ năng lượng của Ý – đó là một nguồn dự trữ năng lượng mặt trời gián tiếp và vì vậy có thể được xem như là một phần thiết yếu trong hệ thống tích hợp quản lý năng lượng tái tạo ở Ý.

Vì khuôn khổ hạn hẹp, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến một vài con số mà không đi vào chi tiết. Tổng tiềm năng bền vững của sinh khối trong nước – không nhập khẩu – ước tính khoảng 15 MToe/năm: một nửa là từ chất thải nông nghiệp và công nghiệp, một phần tư là từ sinh khối rừng và một phần tư còn lại được tạo thành từ các loại cây trồng chuyên canh. Hiện nay, Ý mới chỉ khai thác được khoảng 15% tiềm năng này- để nhắm vào mục đích mong muốn sử dụng 50% tiềm năng này cần phải:

  • Bất cứ nơi nào có thể, sử dụng sinh khối gỗ để sưởi ấm trong nước và công nghiệp thông qua hệ thống sưởi ấm trung tâm;
  • Sử dụng khí sinh học được tạo ra từ phế liệu công nghiệp thực phẩm và đưa vào mạng lưới phân phối khí đốt tự nhiên quốc gia (việc này đã được áp dụng ở Đức – nhưng chưa được thực hiện ở Ý);
  • Sử dụng khí sinh học được sản xuất từ hệ thống tích hợp quản lý chất thải rắn đô thị; và
  • Sử dụng dầu diesel sinh học và ethanol sinh học được sản xuất từ ​​cây trồng chuyên canh (dedicated crops).

Việc thực hiện các cơ sở sản xuất năng lượng tái tạo đòi hỏi ba yếu tố cơ bản: tính khoa học chặt chẽ, lập kế hoạch, và sự tham gia tích cực của các công dân địa phương. Trong những năm gần đây, việc thực hiện các Dự án thường thiếu tất cả các yếu tố này. Không may là, không hiếm khi các tổ chức tội phạm đã thâm nhập vào lĩnh vực này, luôn luôn sẵn sàng để khai thác bất kỳ loại hình hoạt động nào mang lại lợi nhuận cao.

Thiết lập hệ thống mới cho sản xuất năng lượng tái tạo là điều cần thiết. Tuy nhiên, các nhóm công dân bị cáo buộc là chịu ảnh hưởng từ triệu chứng NIMBY (not in my backyard không phải trong sân nhà tôi – xem thêm Chương 5 Phần 1), bởi vì họ chống lại việc lắp đặt các thiết bị này, như các trang trại gió, đôi khi là đúng.

Thật không may, nước Ý được gắn với các Dự án được quản lý kém bởi các doanh nhân tham lam và không đủ năng lực và thường xuyên khai thác những tình huống được tạo ra bởi quy định không rõ ràng, điều mà không tương thích với quy hoạch năng lượng nghiêm túc. Trong những tình huống này, chính quyền địa phương thường bị kẹt giữa lợi ích kinh tế của người đề nghị và các cuộc biểu tình chống đối của công dân, những người đã phải trải qua các kinh nghiệm đau đớn trước đây.

Nếu nước Ý thất bại trong việc chấm dứt các quy hoạch yếu kém, các mục tiêu của dự án EU năm 2020 sẽ vẫn là một ảo vọng, và sẽ bỏ lỡ một cơ hội duy nhất để hồi sinh công nghiệp, phục hồi kinh tế và môi trường cho nước Ý. Độ tin cậy của các Dự án là chìa khóa cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Ý. Ném cơ hội này qua cửa sổ chính là một hành động vô trách nhiệm. 

Bảo tồn và Năng lượng tái tạo – Tóm tắt

Trong trang trước, chúng tôi đã liệt kê một số mục tiêu tiết kiệm năng lượng và sản xuất năng lượng tái tạo mà Ý cần phải đạt được trong thập kỷ tới. Khái niệm này rất đơn giản: vào năm 2020 nước Ý phải tiết kiệm một lượng lớn khí tự nhiên, ước tính khoảng 45 tỷ mét khối và bằng 50% mức tiêu thụ hiện nay. Việc tiết kiệm này có thể đạt được thông qua hai chiến lược: (1) tăng hiệu quả tiêu thụ nhiệt và điện năng và thay thế (càng nhiều càng tốt) nhiên liệu hóa thạch sử dụng trong sản xuất điện, (2) khai thác toàn bộ các công nghệ hiện có để tận dụng nguồn tài nguyên miễn phí và vĩnh viễn như mặt trời, gió, nước, và nhiệt nội sinh của Trái Đất.

Nước Ý có thể làm những gì với trữ lượng nhỏ khí tự nhiên quý giá có thể tiết kiệm được bằng những hành động được nhắc đến ở trên? Lượng khí tự nhiên này có thể được sử dụng như một nguồn năng lượng cho giao thông vận tải, đẩy mạnh mê-tan hóa tối đa các phương tiện xe cộ lưu thông trên đường ở Ý hiện nay. Nói cách khác, Ý nên dựa vào hiệu quả và tài nguyên tái tạo để giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Một khi Ý đạt được mục tiêu tham vọng này, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ dễ dàng được thiết lập để đất nước này có thể lên kế hoạch chấm dứt việc sử dụng năng lượng hóa thạch vào cuối thế kỷ hai mươi mốt.

Hoạt động lịch sử này về mặt kỹ thuật là khả thi. Liệu Ý có được một lớp người quản lý có thể đảm trách thách thức này? Những gì đã xảy ra trong những năm gần đây dường như chứng minh điều ngược lại, nhưng thời gian sẽ trả lời!

Hết Chương 10.

Người dịch: Nguyễn Thị Phi Yến

Biên tập: Phạm Thu Hường

 

© copyright Zanichelli and Wiley-VCH

Permission granted for translating into Vietnamese and publishing solely on dotchuoinon.com for non-commercial purposes.

Một suy nghĩ 4 thoughts on “Cung cấp năng lượng cho Trái đất – Chương 10: Năng lượng ở Ý (Phần 3)”

  1. Đề tài này rất thú vị và hữu ích. Rất tiếc cuộc gặp chớp nhoáng vài phút với Đào Hằng tại BMT không đủ thời gian để 2 Chuối giành nhau nói về đề tài cả 2 đặc biệt quan tâm này. Cảm ơn Thu Hương đã chọn dịch cho chúng ta cùng đọc.

    Thích

  2. Em cảm ơn chị Thiên Nga ^^ Nhóm dịch vừa được thổi lửa từ năng lượng của em Hằng và khích lệ của Thu Hương, vừa thực hành kỷ luật teamwork anh Hoành dạy, vừa học kỹ thuật dịch, rất vui ạ ^^.

    Em phải cảm ơn ĐCN đã cho em và các bạn môi trường lành mạnh để thực hành nhiều kĩ năng như vậy.
    Em Hường

    Thích

  3. Em ơn chị Thiên Nga. Đúng thật là đợt này chớp nhoáng các Chuối chưa có dịp trò chuyện. Em cũng nghe Huấn kể thích lắm. Em tin là hữu duyên ta lại tương ngộ chị Thiên Nga he. Chúc chị Thiên Nga tiếp tục có những bài báo sắc sảo về môi trường và năng lượng.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s