Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future
by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone
Chapter 10: Energy Italy – Chương 10: Năng lượng ở Ý (Phần 1)
Ở Ý, đường ngắn nhất giữa 2 điểm là một đường cong nghệ thuật Ả-rập.
In Italy, the shortest line between two points is the arabesque.
—Ennio Flaiano—
Trong một chiến dịch trưng cầu dân ý ngắn vào năm 2011, đài truyền hình Ý đã phát sóng một cuộc tranh luận nóng về năng lượng hạt nhân. Nhưng rất tiếc, một yếu tố quan trọng đã từ lâu đưa ra mệnh lệnh về một chiến lược cần thiết cho các lựa chọn năng lượng tại Ý nhưng hầu như vẫn luôn luôn không được đề cập đến trong các dịp tranh luận như vậy.
Chặn đứng sự định hướng mù quáng – Stop Navigating Blind
Theo Nghị quyết số 28 năm 2009 – hay còn được biết đến nhiều hơn với tên gọi 20/20/20 – đến năm 2020, Liên Minh Châu Âu sẽ phải đảm bảo tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo bằng 20% tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng, giảm thiểu 20% lượng phát thải khí CO2, và thông qua việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn để giảm thiểu 20% lượng năng lượng tiêu thụ. Điều này có vẻ như một giấc mơ đầy mong ước, nhưng thực tế nhiều quốc gia ở Châu Âu đang đẩy mạnh gia tăng định mức sản lượng tối thiểu từ năng lượng tái tạo thậm chí còn cao hơn – đến 30%.
Trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, các nước châu Âu đều có lộ trình sử dụng năng lượng tái tạo và giảm phát thải CO2 riêng dựa trên điều kiện về lịch sử và kinh tế. Trên nguyên tắc chia sẻ gánh nặng (burden sharing), chính quyền trung ương sẽ phân phối gánh nặng đồng đều cho các chính quyền địa phương (ví dụ, các vùng miền, tỉnh, chính quyền các thành phố tự trị). Không ai có thể nói rằng: Đó không phải trách nhiệm của tôi như điều thường xuyên được nghe thấy trong các vòng quan hệ của người Ý.
Từ năm 2005 (mốc so sánh) đến năm 2020, tỷ lệ mức năng lượng tái sử dụng ở Ý như là một phần của năng lượng tiêu thụ cuối cùng sẽ phải tăng từ 5.2% đến 17% – tỷ lệ này bao gồm không chỉ điện năng mà cả năng lượng tiêu thụ cho ngành giao thông vận tải và cho việc sưởi ấm.
Những quốc gia nào không đạt được định mức thoả thuận về năng lượng tái tạo sẽ phải mua năng lượng từ các nước sản xuất vượt định mức từ các nguồn năng lượng tái tạo. Bắt đầu từ năm 2020, các quốc gia sản xuất vượt mức năng lượng tái tạo này sẽ quyết định giá cho các nước không đạt định mức. Việc áp định giá này được tuyên bố là sẽ không khoan dung về mặt tài chính.
Trong bối cảnh ràng buộc này, chính quyền được bầu chọn ở Ý được trông đợi là có thể hành động mạnh mẽ để hoàn thành sứ mệnh vào năm 2020. Điều hoàn toàn ngược lại đã xảy ra! Một mặt, Ý đã mất thời gian trong các cuộc thảo luận vô ích về năng lượng hạt nhân, một công nghệ dựa trên các nguồn không thể tái tạo mà Ý chỉ có thể bắt đầu sản xuất dự kiến trong 20 năm nữa (có thể), nếu không trễ hơn. Mặt khác, kế hoạch hành động năm 2010 của Chính phủ Ý đã phất cờ trắng thua cuộc, chờ đợi để nhập khẩu năng lượng tái tạo cho năm 2020, dự kiến là điện năng – loại năng lượng vận chuyển dễ dàng hơn – tương đương với một hạn ngạch sản xuất năng lượng từ một nhà máy điện lớn 1500 MW. Thất vọng hơn nữa, trong năm 2011 chính phủ Ý đã giảm trợ cấp cho các nguồn năng lượng tái tạo, tạo ra sự hoang mang cho một trong những ngành công nghiệp dồi dào nhất của nền kinh tế đất nước.
Toàn bộ sự việc này – mà nhiều người Ý vẫn chưa nhận thức được – sẽ đặt Ý vào một thế bất lợi nghiêm trọng về kinh tế và công nghệ trong 10 năm nữa. Giả sử như người Ý đã tham gia nghiêm túc và thay đổi hoàn toàn tiến trình, họ có thể làm gì? Các chuyên gia, như Leonardo Setti của Đại học Bologna và Tập đoàn Năng lượng và chiến lược của Đại học Bách khoa Milan, đã đề xuất một số hướng hành động về vấn đề này.
Bảo tồn năng lượng! Ở đâu? Làm thế nào?
Tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng ở Ý được phân bố khoảng 50% cho nhiệt, 30% cho giao thông vận tải, và 20% cho điện năng. Trong chừng mực liên quan đến những nguồn năng lượng sơ cấp, nhiên liệu khí chiếm ưu thế trong việc tạo ra năng lượng nhiệt (65%) và điện năng (50%), trong khi sản phẩm xăng dầu chủ yếu được sử dụng để cung cấp nhiên liệu cho ngành giao thông vận tải (97%).
Về cơ bản, các chỉ thị của EU đã yêu cầu mạnh mẽ để giảm 20% mức tiêu thụ năng lượng vào năm 2020. Lần đầu tiên trong lịch sử của Ý, một vấn đề thực tế không thể tranh cãi hiện nay đã được đưa vào luật. Công nghệ ngày nay cho phép người Ý sống thoải mái (thậm chí tốt hơn so với trước đây) trong khi tiêu thụ năng lượng ít hơn so với 10 năm trước đây. Nói cách khác, vào năm 2020 giỏ năng lượng tiêu thụ bởi châu Âu phải được giảm một phần năm so với lượng sử dụng hiện tại. Hiện nay, giỏ năng lượng này đầy các lỗ hổng.
Nước Ý sẽ phải giảm tổng mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng từ 135 MToe (135 triệu tấn dầu tương đương – trong năm 2005) xuống 108 MToe (vào năm 2020). Lượng 27 MToe tiết kiệm được tương đương với 310 TWh điện năng hoặc 33 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên – bạn có thể dùng đơn vị đo nào mà bạn ưa thích hơn.
Hết phần 1 – Chương 10 (còn tiếp)
Người dịch: Nguyễn Thị Phi Yến
Biên tập: Phạm Thu Hường
© copyright Zanichelli and Wiley-VCH
Permission granted for translating into Vietnamese and publishing solely on dotchuoinon.com for non-commercial purposes
Em cám ơn chị Hường, chị Phi Yến và team dịch đã tiếp tục dự án dịch sách rất công phu này.
Em chờ đọc những phần tiếp theo về nước Ý xinh đẹp. 🙂
Chúc các chị và team dịch một ngày đầy năng lượng.
ThíchThích
Cảm ơn Thu Hương,
Hình mặt trời của em truyền cảm hứng quá, thấy mặt trời là thấy sống động rồi 🙂
Chương 10 này có vẻ các tác giả rất desperated với chính phủ Ý, giống như là một sự thật dễ hiểu như thế về “lựa chọn hạt nhân là khỏi cần bàn” mà sao chính phủ vẫn cứ mãi struggle trong tranh luận. Cũng đúng y như hoàn cảnh nước mình.
Rât nhiều chuyên gia đã nhận định: Vấn đề điện hạt nhân không phải là một vấn đề kinh tế (trong nền kinh tế thị trường tự do thì điện hạt nhân sẽ không có đất sống vì tốn kém hơn), không phải vấn đề công nghệ, mà là một vấn đề chính trị.
Hầu hết bạn bè làm khoa học của chị đều đồng ý Việt Nam không thể làm điện hạt nhân (tại “nước mình vừa nghèo vừa lạc hậu, làm điện nguyên tử không khác gì chơi bom” – nguyên văn câu nói của anh bạn chị). Tuy vậy thực tế vẫn là nước mình đã quyết định theo lộ trình điện nguyên tử xây dựng từ bây giờ đến năm 2020, và mình chỉ có thể chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra!
Thân
Chị H
ThíchThích