Cung cấp năng lượng cho Trái đất – Chương 9: Fukushima và tương lai của năng lượng nguyên tử (Phần 4)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 9: Fukushima and the Future of Nuclear Energy – Chương 9: Fukushima và tương lai của năng lượng nguyên tử (Phần 4)

Số phận của năng lượng hạt nhân

Sau ba năm liên tiếp suy giảm, điện được tạo ra trên toàn thế giới bởi các cơ sở điện hạt nhân tăng 2.8% trong năm 2010 so với năm trước. Tuy nhiên, sau tai nạn Fukushima, dự kiến ​​trong năm 2012 sẽ có một sự suy giảm đáng kể.

Chính phủ Liên minh châu Âu đã đưa ra những cam kết long trọng để thực hiện kiểm tra và xác minh (stress tests – kiểm tra tính ổn định) trong đó, nếu thực hiện nghiêm túc, có thể dẫn đến việc đóng cửa một số lượng là 146 lò phản ứng hiện tại ở các nước EU. Đáng tiếc, các bài kiểm tra sẽ được thực hiện theo trách nhiệm của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia không bị yêu cầu phải tiết lộ các kết quả của các bài kiểm tra.

Sau Fukushima, Đức đã thực hiện một bước đi quan trọng là nhanh chóng đóng cửa một lò phản ứng vĩnh viễn và dừng lại hoạt động của một số lò khác để kiểm tra kiểm soát. Sau đó, Chính phủ Đức cũng đã quyết định ngừng hoạt động của 8 lò phản ứng khác và có lẽ những lò khác tiếp theo sau đó, duy trì hoạt động hoặc ở chế độ chờ chỉ cho 3 lò phản ứng cho đến năm 2022. Trong năm đó, Đức sẽ là sức mạnh công nghiệp đầu tiên từ bỏ năng lượng nguyên tử như một nguồn cung cấp cho 22% nhu cầu điện của nước này. Thụy Sĩ đã đình chỉ thủ tục để chấp thuận 3 cơ sở hạt nhân mới và sau đó đưa ra một kế hoạch cho việc ngừng hoạt động dần dần của 5 cơ sở hạt nhân vào giữa năm 2019 và 2034 mà cung cấp 40% nhu cầu điện của nước này.

Tại Pháp, thường được gọi là một quốc gia kiểu mẫu trong sự phát triển của điện hạt nhân, dự kiến ​​thị phần của hạt nhân trong tổng công suất điện lắp đặt sẽ giảm xuống còn 44.4% vào năm 2020 và 40.6% vào năm 2030 (đã ở mức 55.9% vào năm 2006). Trong khi 58 lò phản ứng của nước này không thể tránh khỏi sự già nua, chỉ có một lò phản ứng mới đang được xây dựng, sự gia nhập của lò phản ứng này vào mạng lưới, ban đầu dự kiến ​​cho năm 2013, rất có thể sẽ bị trì hoãn ít nhất là ba năm, với sự gia tăng đáng kể chi phí. Những sự thật này đã làm suy yếu uy tín của ngành công nghiệp hạt nhân của Pháp, như được chứng minh trong Báo cáo Roussely vào tháng 5 năm 2010. Trong tháng năm 2011, giá cổ phiếu của Areva giảm hơn một nửa so với giá cổ phiếu của tập đoàn này vào tháng Bảy năm 2008.

Tình hình của Pháp là rất mong manh, 44 trong số 58 lò phản ứng của nước này được đặt gần các con sông, do đó trong những tháng mùa hè có thể không có đủ dòng chảy để đảm bảo hiệu quả đầy đủ cho việc làm mát các lò phản ứng, như đã xảy ra trước đó vào năm 2003, 2005 và 2006. Có vẻ như tình hình đã bị đảo ngược ở Pháp – đó không phải là năng lượng hạt nhân giúp chống lại biến đổi khí hậu, mà biến đổi khí hậu dường như chống lại sự phát triển của năng lượng hạt nhân. Việc không thể tiếp tục nhập khẩu điện từ Đức, như Pháp đã thực hiện hàng năm kể từ năm 2004, không có nghi ngờ gì sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề của quốc gia này.

Tháng 6 năm 2012, Nhật Bản, một quốc gia có 30% sản lượng điện đến từ cơ sở hạt nhân trước sự kiện Fukushima, có tất cả 50 lò phản ứng hạt nhân có thể vận hành đang ở trạng thái ngừng hoạt động. Sáu lò phản ứng hạt nhân Fukushima Daiichi sẽ phải được tháo dỡ. Cơ sở Hamaoka rộng lớn, bao gồm 3 lò phản ứng mới dự định sẽ được cung cấp nhiên liệu với MOX, nằm trên một lỗi địa chấn và cách 200 km từ Tokyo. Thiết bị này sẽ ngừng hoạt động trong ít nhất hơn hai năm và có lẽ sau đó sẽ được đóng cửa mãi mãi. Các lò phản ứng khác sẽ không hoạt động trong một thời gian dài. Kế hoạch xây dựng mới 14 lò phản ứng trong vòng 20 năm tiếp theo đã bị bỏ ngỏ. Nhật Bản đã quyết định phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió, nguồn tài nguyên mà nước này có rất nhiều.

Tại Hoa Kỳ, tất cả 104 lò phản ứng hạt nhân, đều đã được xây dựng trước năm 1980, hiện nay đang hoạt động. Hai mươi ba trong số các lò phản ứng là rất tương tự như Fukushima và đã dấy lên lo ngại nghiêm trọng, đặc biệt là trong trường hợp cơ sở hạt nhân nằm gần Đại Dương và những cơ sở nằm trong khu địa chấn. Ủy ban điều tiết hạt nhân Hoa Kỳ (United States Nuclear Regulatory Commission) đã ban hành một tá quy tắc an toàn mới. Có kế hoạch xây dựng hai lò phản ứng mới vào năm 2017, nhưng sau sự kiện Fukushima tỷ lệ phần trăm những người dân ủng hộ cho năng lượng hạt nhân đã giảm từ 49% xuống 41%, và quan trọng nhất là trong tất cả là các nhà đầu tư không có xu hướng đầu tư vào năng lượng hạt nhân.

Trung Quốc, với 16 lò phản ứng đang hoạt động và 26 lò đang được xây dựng, và Hàn Quốc, với 21 lò phản ứng hoạt động và 5 lò đang được xây dựng, sẽ tăng cường kiểm soát với các tiêu chuẩn an toàn. Rõ ràng, các nước này sẽ tiếp tục kế hoạch của họ để phát triển hạt nhân. Điều ít chắc chắn hơn là tình hình ở Ấn Độ, một quốc gia đã không ký hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (the nuclear non-proliferation treaty). Hiện tại có 20 lò phản ứng nhỏ đang hoạt động mà chỉ cung cấp 2% lượng điện tiêu thụ của Ấn Độ (đây là một trường hợp rõ ràng của năng lượng hạt nhân dân sự được sử dụng như một cái cớ cho quân đội sử dụng).

Ở các nước khác – Vương quốc Anh, Bỉ và Thụy Điển – có một cuộc tranh luận lâu dài về việc tiếp tục với năng lượng hạt nhân hay từ bỏ hoàn toàn. Chắc chắn, thảm họa Fukushima sẽ có tác động tiêu cực mạnh mẽ hơn nhiều so với Chernobyl trong tương lai của điện hạt nhân ở các nước này. Tai nạn Fukushima đã chứng minh rằng ngay cả một quốc gia đi đầu trong công nghệ không thể đảm bảo an toàn hạt nhân. Theo Chính phủ Nhật Bản, dường như việc tháo dỡ và làm sạch khu vực Fukushima có thể mất khoảng 40 năm để đạt được, khiến cho 80 000 người không thể trở về nhà của họ.

Hình 25 - wunderland-kalkar6Hình 25: Một vòng xoay ngựa gỗ (carrousel) bên trong tháp làm mát của trạm điện hạt nhân Kalkar ở Đức, hoàn thành vào năm 1986 nhưng chưa bao giờ hoạt động. Vòng xoay ngựa gỗ này bây giờ là công viên một vui chơi giải trí phổ biến với 600 000 lượt du khách mỗi năm. Một điều đáng tiếc là phóng xạ làm cho những cơ sở hạt nhân hết hạn sử dụng khác không thể được chuyển đổi theo cùng một mục đích! (Ảnh: Patrik Stollarz).

Trong khi đó, vấn đề của tất cả các loại chi phí khổng lồ tiếp tục ngăn chặn sự phát triển tương lai của phản ứng phân hạch hạt nhân dựa trên các lò phản ứng tái sinh neutron nhanh (fast-neutron breeder reactors – FNBR) như đã được đề cập trong Chương 6.

Sau những thất bại đắt giá của Super-Phoenix ở châu Âu và cam kết Monju của Nhật Bản, người ta hy vọng rằng số phận của cơ sở lò phản ứng tái sinh ở Kalkar, Đức, sẽ có một số giá trị tượng trưng. Sau khi được xây dựng với mức kinh phí là 3.5 tỷ Euro, cơ sở này đã không bao giờ đi vào hoạt động. Nhà máy này đã được chuyển đổi thành một công viên giải trí (xem Hình 25).

Hết phần 4 – Chương 9 (còn tiếp)

Người dịch: Nguyễn Mai Hảo

Biên tập: Đào Thu Hằng & Phạm Thu Hường

 

© copyright Zanichelli and Wiley-VCH

Permission granted for translating into Vietnamese and publishing solely on dotchuoinon.com for non-commercial purposes.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s