Chào các bạn,
Bài hát này dễ thương. Có lẽ đây là lời của một anh chàng đang chuẩn bị lời tỏ tình cho một cô gái nào đó 😉
Chúc các bạn thấy được tình yêu của mình đã có a thousand years và sẽ vẫn có a thousand more.
Mời các bạn.
Chào các bạn,
Bài hát này dễ thương. Có lẽ đây là lời của một anh chàng đang chuẩn bị lời tỏ tình cho một cô gái nào đó 😉
Chúc các bạn thấy được tình yêu của mình đã có a thousand years và sẽ vẫn có a thousand more.
Mời các bạn.
Chào các bạn,
Xin lỗi có vẻ như là chuyện khó làm với người Việt. Có lẽ vì khi xin lỗi thì hay bị mắng mỏ?
Xin lỗi là việc ăn cơm bữa của người Mỹ, bởi vì văn hóa Tin Lành. Chúa Giêsu nói trong Thánh Kinh: “Con phải tha thứ cho người anh em của con, không chỉ 7 lần mà phải 77 lần.” (Matt 18:22). Cho nên người Mỹ xin lỗi nhau rất thường, như là người Việt hỏi nhau “Hôm nay thế nào?” Đọc tiếp Xin lỗi
Chào các bạn,
Mình đi Buôn KonHring huyện Cưmgar với các mẹ trong Buôn Làng về gần hai tháng nay, nhưng hình ảnh người phụ nữ bạn học của mẹ Xel từ thời học trung cấp vẫn lẩn quẩn trong tâm trí mình từ hôm đó đến nay.
Hôm đó trước khi về Buôn Làng, mẹ Xel nói muốn đến thăm một người bạn học nữa. Mình nói còn sớm, có thể ghé thăm được, không có vấn đề gì!
Vậy là mẹ Xel chạy xe trước dẫn đường. Đi được mười lăm phút, mẹ Xel dừng xe trước ngôi nhà nhỏ xây cấp IV nhưng khang trang, và một người phụ nữ chạy ra ôm chầm lấy mẹ Xel mừng rỡ. Nhìn cách hai mẹ gặp nhau, mình đoán đó là người bạn học mẹ Xel muốn đến thăm. Đọc tiếp Gặp bạn cũ
“Xung quanh ta có rất nhiều điều lí thú, chỉ cần để tâm tới một chút thì ta sẽ học hỏi được rất nhiều” – đây là những gì ba tôi thường nói với tôi khi tôi hãy còn là một chú bé thích tắm mưa. Bạn có từng quan sát diễn biến của một cơn mưa bão không? Trước khi cơn mưa bão bắt đầu, bầu trời sẽ kéo mây đen. Không khí cũng bắt đầu đổi dần, từ ấm chuyển sang lạnh hơn và đôi khi có sấm chớp kèm theo. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, những cơn mưa bão như vậy sẽ được đài khí tượng báo tương đối chính xác trước vài ngày. Còn một loại đài khí tượng sinh học khác cũng dự báo chính xác không kém. Đài khí tượng sinh học mà tôi nói đến là những chú kiến. Khi còn nhỏ mẹ tôi hay nói với tôi “Có thể chiều nay mưa, con canh để lấy đồ phơi ở đằng sau vào” và thường là những dự đoán của mẹ tôi đều đúng mặc dù sáng đó trời khá nắng và cũng ít mây đen. Điều đó đã làm tôi ngạc nhiên rất nhiều. Một hôm tôi mạnh dạn hỏi mẹ tôi “Làm sao me có thể biết trước là trời sẽ mưa”. Mẹ tôi mỉm cười và trả lời tôi “Đâu có khó gì đâu, chỉ nhìn những chú kiến đang dời tổ hàng đàng như vậy thì me biết thôi”. Đọc tiếp Đàn Kiến Và Cơn Bão
Trước khi tiếp tục các nước đăng cai các trận đấu tiếp tục, kính mời qúy vị lướt qua một vài điều thay đổi, điều chỉnh luật chơi bóng đá của thế giới.
– Năm 1886: Cầu thủ không bị phạt “việt vị”, nếu có 3 cầu thủ đối phương xuất hiện ở khung thành gần hơn so với cầu thủ của đội đối tượng.
– Thời gian trận đấu được quy định rút ngắn chỉ còn 1 giờ 30 phút (90 phút thi đấu, không tính những phút trọng tài cho thêm).
– Thủ môn chỉ được bắt bóng bằng tay trong khu vực của khung thành. Đọc tiếp Tản mạn về bóng đá thế giới – Worldcup (3)
Nghệ nhân Điểu Klung đọc lại tác phẩm sử thi do ông sưu tầm.
QĐND – Một ngày đầu Xuân Giáp Ngọ, trong ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào Ê Đê ở buôn Tul A, xã Ea We, huyện Buôn Đôn (Đắc Lắc), một lần nữa, tôi được trò chuyện và nghe nghệ nhân Điểu Klung hát kể sử thi M’nông (Ót N’rông). Nghệ nhân Điểu Klung, sinh ngày 15-1-1941, tại buôn Pu Prâng, xã Quảng Trực, huyện Đắc R’lấp, tỉnh Đắc Lắc (nay thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông). Ông là con út trong gia đình có truyền thống văn hóa và hiếu học nhất vùng Quảng Trực. Bố đẻ của ông là Điểu Tông, thuộc và diễn xướng được 6 sử thi. Nhờ vậy sau này, anh cả Điểu Knứt, anh thứ Điểu Kâu, chị kế Thị Doanh và Điểu Klung đều trở thành những người có uy tín, những nghệ nhân tiêu biểu của đồng bào dân tộc M’nông. Đọc tiếp Kho báu của buôn làng Tây Nguyên