Chào các bạn,
Có một môn học ứng dụng trong các ngành kỹ thuật là môn tối ưu hóa – optimization mà mình rất thích. Cách đặt vấn đề trong các bài toán về tối ưu hóa là tối đa hóa hay giảm thiểu hóa cái gì đó, ví dụ trong sản xuất làm sao để thời gian ngắn nhất, tiết kiệm chi phí nhất.
Cái hay và khó của optimization là không phải là tìm ra one single best solution – một giải pháp duy nhất và tốt nhất, mà sẽ là một dãy kết quả và người ra quyết định phải lựa chọn thích ứng với điều kiện khác nhau.
1. Trong bài toán tối ưu hóa, luôn cần xác định những hàm phụ thuộc và các biến (objective functions and variables).
Lấy ví dụ Tối đa hóa môn học TDTC của bạn phụ thuộc vào những yếu tố là: thời gian – chăm chỉ kiên trì đầu tư bao nhiêu, vận tốc – tiếp thu nhanh chậm đến đâu, cường độ – rèn luyện làm bài tập nhiều đến đâu, các tham số định tính khác – thầy có giỏi hay không, mình hợp với thầy hay không.. Ví dụ vậy.
2. Trong tối ưu hóa, có phần gọi là giới hạn (constraint).
Những constraint này nhiều khi khiến cho bài toán trở nên khó khăn và cần lựa chọn ra quyết định. Vận tốc, cường độ phụ thuộc vào thời gian đầu tư cho môn học này hay môn học khác bao nhiêu. Với các môn học để đi thi thì chúng ta không có cả đời thực tập mà chỉ có vài tháng học rồi làm bài kiểm tra lên lớp, lên đai…
Riêng TDTC thì thực hiện được 24/7 và cả đời, tức là không có constraint giới hạn nào cả để gây khó khăn cho ta.
3. Việc tối ưu hóa TDTC sẽ không có đáp số duy nhất, hay lời giải duy nhất áp dụng cho tất cả mọi người.
Mình chính là decision maker cho mình. Anh Hoành hay bất cứ thầy nào chỉ đưa cho mình guideline và hướng để giải quyết. Tuy nhiên có những tham số mà bắt buộc cần có mà khi nắm vững được bạn sẽ học rất nhanh và chắc, đó là khiêm tốn, thành thật, yêu người, tĩnh lặng. Tham số này là bao nhiêu và trọng lượng như thế nào, trong hoàn cảnh nào, là hoàn cảnh của bạn quyết định.
Trong nhiều bài toán tối ưu, kỹ sư – nhà khoa học là người có cái nhìn và nắm bắt được một cách cụ thể chi tiết trong các thuật toán, bài toán. Tuy nhiên có những trường hợp khi các decision makers ra quyết định dựa theo kết quả có khi lại quyết định lại đưa ra lựa chọn ít mong đợi nhất – the least expected option. Ví dụ như là có người đang có việc này, bỏ việc và làm công việc khác, hay có người tự dưng bỏ người yêu đi tu. Trường hợp như vậy rất dễ bị người khác nói là hâm! Chỉ có người đó mới hiểu nhất và ra quyết định cho cuộc sống con đường đi của họ, người ngoài khó nói.
4. Trong mỗi bài toán tối ưu hóa luôn luôn có những nền tảng là bối cảnh hay context để dựa vào đó xây dựng bài toán, hay thuật toán.
Ví dụ nền tảng mà anh Hoành đã nhắc tới trong bài Nền để chinh phục thể giới là hạnh phúc đứng trên đó để làm mọi việc khác trên đời.
Trong khi mình làm các bài toán lên kế hoạch về phát triển năng lượng cho một vùng chẳng hạn, có những bài toán đặt ra là phát triển năng lượng tái tạo 100%. Nhiều sinh viên không hiểu và hỏi lại rằng: “Nhưng nhỡ không có gió, có nắng thì vẫn phải dùng than đá và dầu mỏ hay nguồn khác đề phòng hay gọi là làm backup chứ?”. Mình giải thích lại nếu đưa than đá, dầu mỏ vô đây thì lại là bài toán khác, đưa tham số than đá dầu mỏ vào bài toán này là hoàn toàn sai. Nếu không đặt vấn đề ngay từ đầu như vậy thì sẽ không phát triển được các nguồn lực từ công nghệ, kỹ thuật xã hội để phát triển các sáng chế cho năng lượng tái tạo mà vẫn bị phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch và sẽ rất lâu để xã hội sử dụng được năng lượng tái tạo.
Trong TDTC, nhiều khi xảy ra những thỏa hiệp như là cả xã hội người ta gian dối vậy trong lúc làm việc, mình cũng đôi lúc gian dối, miễn là không bị ảnh hưởng đến ai và người khác hạnh phúc là được. Đó là cái hạnh phúc giả dối. Hay là thiên hạ làm gì cũng có qua có lại, tại sao lại chỉ yêu người một chiều. Việc đưa cái tham số gian lận giả dối với chính mình hay là việc đáp trả qua lại vào bài toán TDTC là sai ngay từ đầu rồi và sẽ khiến ta rất mất thời gian để master môn học.
Theo mình thấy rằng, khi ta đưa các tham số chỉ trích, phàn nàn, thù hận, bạo động, gian dối bài toán tối ưu hóa TDTC này sẽ làm cho bài toán sai ngay từ ban đầu và không giải được, hoặc rất mất thời gian và phải làm lại từ đầu. Đó cũng không phải là constraint giới hạn gì cả mà chỉ làm nhiễu loạn thêm bài toán.
5. Trong bài toàn tối ưu hóa: Càng nhiều tham số và các vấn đề phụ thuộc bài toán càng phức tạp.
Để đơn giản hóa, người lên kế hoạch, giải bài toán hay programmer phải biết chọn những tham số có ảnh hưởng lớn nhất để rút ngắn thời gian và có hiệu quả. Trong môn học TDTC, để tối ưu hóa, chúng ta đã may mắn là không phải mất thời gian đau đầu lựa chọn các tham số đó mà đã được anh Hoành và ĐCN chỉ ra sẵn những tham số cơ bản nhất cần có rồi – đó là tĩnh lặng, khiêm tốt, thành thật, yêu người. Nắm được điều đó các bạn sẽ học rất nhanh. Những tham số còn lại là hệ quả sẽ theo đó mà ra.
Chúc các bạn tối ưu hóa TDTC.
Thân,
Thu Hằng
Hằng thật sáng tạo. Liên hệ từ môn tối ưu hoá và môn Tư duy tích cực thật hay.
Mình chưa học môn này – môn tối ưu hoá nhưng nhìn lại, mình thấy mình đang vô thức học môn này, có lẽ vì mình thường hay nghĩ “Practice makes perfect”. 😀
Cám ơn những chia sẻ hằng ngày của Hằng.
ThíchThích
Bài này của Hằng thật vui và sáng tạo!
ThíchThích
cảm ơn Hương và anh Hoành đã chia sẻ.
Hương ơi đúng là practice makes perfect, đó ko phải là vô thức. practice đó là quá trình tối ưu hóa đó ;). Thuật ngữ có thể dùng là training process, nên không phải lăn tăn là vô thức hay chủ ý. Hằng thấy môn ngày thú vị. Lấy ra minh họa cho vui 😀
Mình thấy là áp dụng được mọi nơi. Ai mà master môn này từ trong tâm thì có lẽ là học gì cũng nhanh và chắc.
Về mặt giáo dục và đào tạo, có lẽ tư duy về tối ưu hóa cần phổ biến nhiều hơn để tránh cho ta bị học nặng và nhiều tràn lan mà không biết mình học gì rất lãng phí thời gian công sức tiền của. Em quan sát và cảm nhận rằng các nước có nền kinh tế và công nghiệp phát triển, hay các công ty mạnh họ áp dụng tư duy tối ưu hóa này rất thực dụng để tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian
ThíchThích