Cho một rổ trứng ngan

 

Chào các bạn,
vitsieutrung
Mình có việc phải ra Buôn Ma Thuột. Mỗi lần đi mình ngại lắm vì đi xa gần sáu mươi cây số, mà hết hai phần ba là đường gồ ghề lởm chởm hố voi, ổ gà đủ loại chi chít. Nếu đi vào ngày trời mưa thì đúng là tai họa. Vì xa nên ít khi mình về trưa, thường ghé vào một cộng đoàn nào đó để nghỉ trưa. Trưa hôm đó mình cũng ghé qua nghỉ trưa tại nhà Lưu Trú dành cho các em sinh viên sắc tộc, ở cách trung tâm Tp. Buôn Ma Thuột khoảng hai cây số.

Nghỉ trưa xong, trước khi về mình đi một vòng thăm các sinh hoạt của Lưu Trú sinh viên này. Mình thấy tuy khuôn viên không rộng, nhưng các chị ở đây cũng chỉ cho các em trồng được rất nhiều rau và cũng chăn nuôi một số ngan, gà vịt… Nhìn khu chăn nuôi ở đây, mình nhớ lại ngày mình ở Lưu Trú sắc tộc, khi mới bắt đầu chăn nuôi chưa có giống, các chị ở đây cũng đã chia sẻ cho mình một con ngan mẹ đang đẻ để về nuôi cho mau lấy trứng!

Nhớ lại những ngày mình ở Lưu Trú sắc tộc, khi mới bắt đầu chăn nuôi, mình mua hai trăm con vịt lai ngan nhỏ để nuôi. Mình thấy nuôi nhỏ quá như vậy biết đến khi nào mới có trứng được! Vậy là trong khi nuôi các con nhỏ, mình biết cộng đoàn nào có ngan đang đẻ trứng là mình xin. Các chị trong các cộng đoàn khác cũng rất ưu tiên cho các cộng đoàn lo cho các em học sinh sắc tộc thiểu số nên các chị hỗ trợ hết mình. Thành ra mình xin được mười lăm con ngan đang đẻ trứng ở các cộng đoàn khác đem về nuôi. Như vậy khoảng hai ngày sau là mỗi sáng các em tổ trực nhà phấn khởi ra lượm trứng. Sau bốn tháng, đàn vịt lai ngan và đàn vịt siêu trứng đẻ nữa, nên các em ở các tổ trực nhà cứ mỗi sáng tha hồ ra lượm trứng.

Các em ở nhà Lưu Trú sắc tộc được chia tổ nam riêng, tổ nữ riêng. Trong các tổ có đủ các em lớn nhỏ để giúp nhau tất cả các công tác trong nhà: Từ khâu sinh hoạt văn hóa nghệ thuật đến các khâu chăn nuôi, tưới nấm, tưới vườn, làm bếp nấu nướng, dọn bàn ăn, rửa chén, vệ sinh nhà cửa… đều được chia theo tổ, làm theo tổ. Các công tác trong nhà mọi người đều làm giống nhau, được luân phiên theo thứ tự các tổ, không phân biệt tổ nam hay tổ nữ gì cả… Các anh chị tổ trưởng hoặc tổ phó có trách nhiệm báo lại khi trong tổ có các em đau hoặc các em không có mặt trong bàn cơm, cũng như các em không có mặt trong nhà vì những lý do nào đó. Nhờ vậy mà mình theo các em được sát và quản lý các em tốt hơn…

Có một hôm em A Pơ người sắc tộc Hmông làm mình cảm động quá.

Em A Pơ chín tuổi, học lớp một. Sáng Chúa Nhật, tổ năm – tổ của em A Pơ và em Y Rôn làm tổ trưởng – trực nhà. Mình đang làm việc trong phòng thì nghe tiếng gõ cửa. Mình ra và thấy em A Pơ bưng một rổ trứng ngan. Em A Pơ đến trước mình và nói: Cô ơi! Mình để trứng to cho mấy cô đã cho mình con ngan đẻ! Mình nhìn em A Pơ và nói: Các anh lớn trong tổ đã bày em đến nói như vậy phải không?

Em A Pơ nhìn mình lắc đầu và nói: Cô nói mình phải biết ơn những người giúp mình mà!

Matta Xuân Lành
 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s