Đêm nghe nhạc Phú Quang…

 

Nhạc sĩ Phú Quang không là nhạc sĩ mình yêu thích, dù nhạc ông khá hay, và mình cũng đã từng viết giới thiệu về ông trên mục nhạc xanh của đọt chuối non.

Thật tình cờ là mình lại có một đêm nghe nhạc Phú Quang tại phòng trà We (8- Lê Quý Đôn), và cũng rất tình cờ, mình lại ngồi cạnh ông và có dịp trò chuyện đôi chút về đêm nhạc và về nhạc của ông.

Đêm nhạc với ca sĩ Hồng Nhung, Ngọc Anh hát thật tuyệt vời, đặc biệt là Phú Quang cũng hát và giao lưu cùng người nghe. Tất nhiên là như đa số nhạc sĩ khác, ông hát …không hay (nếu không muốn nói là….dở :D) nhưng bù lại, ông rất có duyên sân khấu với cách ăn nói giản dị và chân tình. Cách nói của người Hà Nội, thường pha chút trào phúng tạo thành cái duyên riêng mà không dễ vùng miền nào khác bắt chước.

Mình sẽ nhớ và kể lại các bạn câu chuyện mà Phú Quang đã kể về một bài hát mang tên “Ngọn nến”…

Đọc tiếp Đêm nghe nhạc Phú Quang…

Quan tâm đến thế giới của mình

Chào các bạn,

Nếu ai đó nói rằng chúng ta nên quan tâm đến đất nước và thế giới của ta, có thể chúng ta sẽ trả lời: “Anh à, em còn lo học lo thi tối tăm mày mặt. Chỉ muốn nghỉ đi xem phim một buổi mà 3 tháng nay chưa đi được. Làm sao em quan tâm đến gì khác?” Hay là, “Anh à, em còn phải lo một vợ hai con, chạy ăn hàng ngày, phải làm một job rưỡi, còn quan tâm đến thế giới thế nào, anh nói sao nghe giống chuyện Tề Thiên Đại Thánh vậy?”

Đó là vấn đề thực tế của chúng ta. Chỉ cần lo học, lo làm, là ta đã đủ bận ngập đầu nhập cổ, thở không ra hơi, còn nói chi đến các chuyện… Phong Thần?

Đọc tiếp Quan tâm đến thế giới của mình

Biết chữ đã rồi hãy lấy chồng

 

Chào các bạn,

Các em gái H’Mông

Mình đến thăm gia đình các em học sinh dân tộc H’mông tại ĐăkHa, thuộc Thị Trấn Gia Nghĩa, trên đường đi về hướng Thành Phố Đà Lạt, đi sâu vào phía trong, và nằm dưới một thung lũng nhỏ, hai bên là những sườn núi rất khó đi.

Làng vỏn vẹn chỉ có 26 gia đình, khoảng trên 100 người.

Điều làm mình ngạc nhiên thứ nhất là trong 26 gia đình chỉ có một em nam học cao nhất là lớp 5, và một số rất ít em đã học lớp 1, lớp 2 rồi mà vẫn không biết đọc biết viết. Vì vậy, cả làng từ người lớn cho đến trẻ nhỏ gần như không biết chữ và cũng không biết nói tiếng kinh.

Đọc tiếp Biết chữ đã rồi hãy lấy chồng

Đánh mất chính mình để tìm thấy chính mình (Phần 2)

Tác giả: Anthony De Mello
Việt dịch: Phạm Thu Hương

“Mời ngồi, thưa Bệ hạ,” tôi nói.

Anh ta nói, “Được, người ta có nói với tôi, anh là người chỉ dạy tâm linh khá tốt. Tôi có vấn đề về tâm linh. Tôi lo lắng, tôi rất khó tin tưởng vào Chúa. Tôi đưa quân vào Nga, hiểu không, nhiều đêm tôi mất ngủ, băn khoăn cuộc chiến sẽ như thế nào.”

Tôi nói, “Vâng, thưa Bệ hạ, tôi chắc chắn có thể kê toa cho vấn đề đó. Tôi đề nghị là Bệ hạ nên đọc chương 6, Phúc Âm của Matthew: “Hãy để ý hoa lily trong vườn… chúng chẳng làm việc cũng chẳng quay tơ…”

Đến lúc này, tôi tự hỏi ai mới là người điên, anh chàng này hay là tôi. Nhưng tôi vẫn làm theo anh chàng điên này. Đó là điều mà vị thầy khôn ngoan làm với bạn lúc đầu. Thầy làm theo bạn, thầy tiếp nhận vấn đề của bạn một cách nghiêm chỉnh. Thầy sẽ lau một hay hai giọt nước mắt cho bạn.

Đọc tiếp Đánh mất chính mình để tìm thấy chính mình (Phần 2)

Bỏ cửa hàng, đổ bộ ra vỉa hè kiếm sống

Không gánh nổi chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ, để sống sót và đảm bảo nguồn thu không bị hao hụt, nhiều ông chủ, bà chủ đã phải trả cửa hàng để ra bán hàng vỉa hè.
 >> Vỉa hè: “Đại siêu thị” đắt khách nhất thủ đô

Và lợi thế của bán hàng vỉa hè đã giúp được không ít người thoát khỏi thua lỗ, dồng thời dần chứng tỏ “bỏ hàng ra hè” đang trở thành một trào lưu thịnh hành trong thời kỳ kinh doanh ế ẩm.


“Thường xuyên phải chạy công an nhưng mình thấy rất vui vì bán được nhiều hàng”, Hương hồ hởi.

Nơi kiếm sống mới

Lê Thị Thu Hương, sinh viên năm cuối ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội vừa sang nhượng cả một shop quần áo lớn trên đường Chùa Bộc để đổ hàng ra vỉa hè bán rong. Địa điểm bán mới: ngay trước cổng chợ Xanh, Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội).

Theo Hương, việc bán hàng trong shop được giá hơn song phải chịu phí mặt bằng cao. Mấy tháng qua kinh doanh thua lỗ, mỗi tháng lại phải nộp 10 triệu tiền thuê nhà khiến số vốn ngày càng thâm hụt nặng. Không còn cách nào khác, Hương buộc phải sang nhượng cửa hàng sau 6 tháng mở cửa.

Đến nay, điểm bán hàng mới của Hương trên vỉa hè đường Xuân Thủy. Mặc dù tạm bợ nhưng đây đã trở thành nơi mua hàng yêu thích của sinh viên. Bán đồng giá 60.000 đồng/sản phẩm, khách hàng bình dân tìm đến chị đông hơn. Bán hàng từ 4h chiều đến 10h đêm, vì là hàng bình dân nên số lượng bán ra có thể lên tới cả 100 chiếc/buổi. Bán nhiều, lợi nhuận lớn nên Hương mừng ra mặt.

Cùng cảnh với Hương là chị Xuân Mai, chủ hiệu sách nhỏ trong ngõ 165 Xuân Thủy, Hà Nội. Đến nay, chị đã tiến hành xong thủ tục trả mặt bằng và thanh toán hết tiền thuê để đem sách, truyện tranh ra… hè phố. Địa điểm vừa mắt chị Mai nhất là khu vỉa hè ven sông Tô Lịch. “Nơi đây có nhiều người qua lại, không gian thoáng đãng và không phải mất tiền thuê mặt bằng”.

Chị Mai giải thích, việc buôn bán sách gần đây khá ế ẩm, ngày bán được vài cuốn, không đủ để bù vào số tiền 5 triệu thuê cửa hàng mỗi tháng. “Mới đầu, tôi cũng chỉ định bán hàng ở vỉa hè trong thời buổi khó khăn này thôi, chứ lúc nào kinh tế và sức mua của người dân tăng trở lại tôi sẽ quay về mở cửa hàng đàng hoàng như trước. Nay thấy bán sách ngoài vỉa hè hút khách hơn nhiều nên tôi sẽ suy tính lại”.

Cùng cảnh như chị Mai, anh Nguyễn Văn Ninh – một người bà con thân thiết cùng quê Ninh Bình với chị cũng vậy. Mở một nhà hàng chuyên hải sải nhưng do ít khách, tiền thuê nhân công cao, thuê mặt bằng hàng tháng đắt đỏ khiến anh Ninh không kham nổi. Sau hơn 3 tháng khai chương đã phải đóng cửa ngay.

“Giờ kiếm vài cái bàn nhựa ra bán hải sản ngoài vỉa hè đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài với vài món đơn giản như mực, ngao, sò nướng… nhưng quán lúc nào cũng đông khách. Tôi chẳng mất ngủ lo ế hàng như trước nữa”, anh Ninh cho hay.

Vỉa hè “biến” kinh doanh từ lỗ… sang lãi

Nhiều người vì bước đường cùng phải từ bỏ cửa hàng để ra bán hàng trên vỉa hè đã không ngần ngại khẳng định từ ngày chuyển ra vỉa hè, hàng hóa bán đắt gấp 5, gấp 10 lần thời kỳ còn bán trong cửa hàng. Lợi nhuận từ đó cũng được tăng lên.

Hương – ĐH Mỹ thuật Công nghiệp cũng vui mừng chia sẻ: “Bán ngoài vỉa hè chẳng phải lo tiền thuê mướn mặt bằng hàng tháng, khách hàng cũng dễ tính hơn nhiều. Trước, khi còn ở cửa hàng, cầm cự giỏi lắm cũng chỉ đủ tiền trả thuê cửa hàng, lỗ triền miên. Giờ bán hàng vỉa hè tuy vất vả hơn thời kì trước nhưng đổi lại, lợi nhuận hàng tháng hiện nay khoảng 20 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí sinh hoạt, đi lại”.

 

“Trước đi qua các con phố, nhìn thấy kiểu buôn thúng bán mẹt cứ nghĩ lời lãi cùng lắm chỉ đủ ăn thôi. Nhưng giờ ra vỉa hè buôn bán mới thấy hết được mức lợi nhuận siêu khủng của “kênh” bán hàng vỉa hè này đem lại”, Hương nhận xét

 

Còn với chị Xuân Mai, khi bán sách vỉa hè có cái bất lợi với những hôm gặp trời mưa nhưng đổi lại cái được lại nhiều hơn hẳn. Giờ đây hàng tháng, chị không còn phải lo tiền thuê cửa hàng, mặt bằng kinh doanh tại vỉa hè lại khá thông thoáng. Hàng từ ế ẩm chuyển sáng đắt khách…

 

Chị Mai chia sẻ: “Mặc dù đang là tháng giữa hè, sinh viên về quê nhiều nhưng mỗi ngày chị vẫn có thể bán vài chục quyển sách là chuyện thường, hôm nào may mắn đắt khách có thể bán tới cả trăm cuốn”. Theo lời chị, từ khi chuyển sách ra vỉa hè bán, trung bình mỗi ngày chị thu lời khoảng 500.000 đồng, ngày đông khách có thể cao gần gấp đôi. Cảnh ế ẩm, rồi thua lỗ nay đã dần lùi vào dĩ vãng”.

 

Nhiều người từng bước từ cửa hàng xuống hè phố để bán hàng giờ đây đều khẳng định vỉa hè đã trở thành cứu cánh cho dân kinh doanh nhỏ, lẻ trong thời kì khó khăn, giúp họ sống qua từng ngày để chờ đợi và hi vọng cơn bão khủng hoảng qua nhanh. Không những thế, lợi nhuận từ buôn bán trên vỉa hè ngày càng làm cho ví tiền của họ mỗi ngày một dày thêm.

 

Theo Bảo Hân

VEF

Sử dụng điện thoại di động tại trạm xăng: Quốc tế ứng xử ra sao?

(Dân trí) – Dùng điện thoại di động ở trạm xăng có gây ra cháy nổ vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi trên thế giới. Nhiều người cho rằng đây chỉ là tin đồn, không có bằng chứng khoa học rõ ràng, tuy nhiên, vẫn cần phải tắt điện thoại để đề phòng.
 >>  Sóng điện thoại có thực sự gây cháy nổ tại cây xăng?

Mặc dù lệnh cấm sử dụng điện thoại di động tại cây xăng ở Việt Nam bắt đầu có hiệu lực từ 5/8, nhưng nhiều người vẫn chưa chấp hành nghiêm (Ảnh: Trung Kiên)

Đọc tiếp Sử dụng điện thoại di động tại trạm xăng: Quốc tế ứng xử ra sao?

“Khi Việt Nam vững vàng, Trung Quốc không thể lấn tới”

dantri
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an, cho rằng sức mạnh của ta chính là gần 100 triệu dân yêu nước; khi Việt Nam vững vàng thì Trung Quốc không thể lấn tới.

Xin ông bình luận về động thái trước việc ngày 2/8, Trung Quốc đã xua 23.000 tàu cá ra đánh bắt cá ở biển Đông?

Thiếu tướng Lê Văn Cương
Thiếu tướng Lê Văn Cương

Đọc tiếp “Khi Việt Nam vững vàng, Trung Quốc không thể lấn tới”

“Việt Nam luôn tích cực, có trách nhiệm xây dựng ASEAN”

vnexpress
Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam luôn tích cực, chủ động và có trách nhiệm xây dựng ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết chặt chẽ.

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhân kỷ niệm 45 năm thành lập ASEAN được TTXVN đăng tải:

Thưa Quý vị và các bạn,

VN luôn tích cực, có trách nhiệm xây dựng ASEAN

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập ASEAN và 17 năm Ngày Việt Nam gia nhập ASEAN. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Cùng với Chính phủ và người dân các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hôm nay chúng ta vui mừng kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Hiệp hội. Đối với ASEAN, đây là mốc có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu một chặng đường xây dựng và trưởng thành với nhiều thành tựu đáng tự hào.

Đọc tiếp “Việt Nam luôn tích cực, có trách nhiệm xây dựng ASEAN”