Cocierto de Aranjuez

 

Joaquín Rodrigo
Concierto de Aranjuez là một sáng tác dành cho guitar cổ điển và dàn nhạc của nhà soạn nhạc Tây Ban Nha được ông sáng tác vào năm 1939 và có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất của Rodrigo.

Rodrigo bị mù kể từ khi ba tuổi, là một nghệ sĩ piano. Ông không chơi guitar, nhưng ông vẫn nắm bắt một cách hoàn hảo cây đàn guitar Tây Ban Nha.

Khúc nhạc là một trong những sáng tác tiên phong khẳng định giá trị của cây đàn Guitar với dàn nhạc, và bởi được viết từ một nghệ sĩ mù, người nghe có thể cảm nhận được những âm thanh của thiên nhiên mà ông gởi gấm khi soạn khúc nhạc dựa trên cảm hứng từ khu vườn cung điện hoàng gia Aranjuez.

Các bạn nghe lại khúc nhạc quen thuộc này với Narciso Yepes:

Đọc tiếp Cocierto de Aranjuez

Unhappy – Đau khổ ?

Chào các bạn,

Happy là vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng unhappy thì dịch ra tiếng Việt thế nào? Không vui vẻ, không hạnh phúc?

Nhưng, chúng ta có nói chuyện như thế bao giờ không? “Tôi không vui vẻ”? “Tôi không hạnh phúc”?

Mình có cảm tưởng là rất ít khi chúng ta nói thế. Thường thì người ta nói “Tôi rất buồn”, “tôi rất đau khổ”, “tôi rất bức xúc”…

Vấn đề có vẻ như là văn phạm từ vựng này thực ra có ý nghĩa triết lý sâu sắc: Khi vắng bóng hạnh phúc (UN-happy) thì ta đau khổ. Đau khổ chính là sự vắng bóng của hạnh phúc, như là bóng đêm là sự vắng bóng của ánh sáng.

Đọc tiếp Unhappy – Đau khổ ?

Mất Diều

Chào các bạn

Chiều nay nhìn những cánh diều đủ sắc màu bay trên bầu trời làm mình nhớ đến em Y Choái. Em là học sinh lớp 1 và là thành viên nhỏ tuổi nhất trong nhà Lưu Trú năm đó. Em 7 tuổi, người nhỏ xíu, bố mẹ chết, em ở với bà, suốt ngày lang thang với bà ngoài chợ.

Mình đem em về và lo mọi thủ tục cho em đi học.

Khi mới đến nhà Lưu Trú, em sống rất hoang dã, không biết sợ ai, không chịu nghe ai, muốn gì là làm, không thưa trình chào hỏi ai cả, tất cả mọi thứ lễ nghĩa, luật lệ đối với em đều là zêrô…

Đọc tiếp Mất Diều

Đó là thực tế hay chỉ là cái tôi của bạn?

 

Tác giả: Anthony De Mello
Việt dịch: Phạm Thu Hương

Bạn có nghĩ tôi đang giúp một người nào đó không?

Ô không, không, không, không, không, không! Đừng trông đợi tôi sẽ giúp đỡ ai đó! Mà tôi cũng không mong sẽ làm hại ai. Nếu bạn bị tổn thương, thì chính bạn đã làm điều đó; còn nếu bạn được giúp đỡ, thì cũng bởi bạn đã làm điều đó. Bạn thực sự đã làm nó. Bạn nghĩ người ta giúp bạn ư? Họ không giúp bạn. Bạn nghĩ người ta hỗ trợ bạn ư? Người ta không hỗ trợ bạn.

Có một người phụ nữ – là nữ tu – trong nhóm trị liệu mà tôi đã từng hướng dẫn một lần. Cô ấy nói với tôi, “Tôi cảm thấy không được bề trên ủng hộ.”

Tôi hỏi, “Ý cô là gì?”

Cô nói, “Vâng, bề trên của tôi, trưởng địa phận, chẳng bao giờ xuất hiện tại viện tu sơ [nơi bắt đầu tu] do tôi phụ trách, chẳng bao giờ. Bà ấy cũng chẳng bao giờ nói một lời đánh giá cao nào cả.”

Đọc tiếp Đó là thực tế hay chỉ là cái tôi của bạn?

5 phút nữa anh đến

 

Mình vẫn nghe nói ở nước ngoài người ta rất đúng giờ. Còn ở Việt Nam, dù đã hội nhập từ rất lâu rồi mà cái không khí lề mề dường như vẫn còn đặc quánh quanh đây!?

Mình ghét thói lề mề! Nó là sự không trân trọng thời gian của người khác, là sự tham lam, cắt xén thời gian của người khác cho riêng mình. Mỗi phút anh lề mề là mỗi phút bắt người khác phải lãng phí thời gian của họ để anh có thêm thời gian của riêng anh. Càng ngày, khi tôi càng thấy ý nghĩa cuộc sống của mình, tôi càng thêm trân trọng và quý thời gian của mình, và càng như thế tôi lại càng thêm bực mình khi người ta lợi dụng lòng tin của tôi để hẹn trước từ nửa tiếng đến một tiếng đồng hồ, rồi nửa tiếng đến một tiếng đồng hồ sau mới đến. Đó là cách làm của một số người lãnh đạo trong một số tập thể…cứ lề mề ra mãi!

Đọc tiếp 5 phút nữa anh đến

Nghị lực phi thường của “người không chân” tại Olympic 2012

 

Khi bạn chán đời, hãy nhìn bức ảnh này.

OM MANI PADME HUM


Nghị lực phi thường của “người không chân” tại Olympic 2012

(Dân trí) – Với một VĐV bình thường, chuyện được góp mặt tại Thế vận hội đã là điều không đơn giản và nếu đó là một người mất cả hai chân như Oscar Pistorius, phải gọi anh là chuyện cổ tích ở thời hiện đại về nghị lực, khát vọng vươn lên trong cuộc sống.

Đọc tiếp Nghị lực phi thường của “người không chân” tại Olympic 2012

‘Chúng ta nợ xã hội một cuộc cải cách giáo dục’

vnexpress
PGS Trần Đình Thiên cho rằng, chúng ta đang loay hoay chưa dám từ bỏ những cái cũ kỹ. Còn TS Lê Trường Tùng đề xuất, cần tổ chức bình dân học vụ để mỗi người đều biết đọc – viết, biết tin học và tiếng Anh.
> ‘Đổi mới giáo dục không thể ngẫu hứng’

PGS Trần Đình Thiên: “Chúng ta đang nợ xã hội một cuộc cải cách về giáo dục”. Ảnh: Hoàng Thùy.

Ngày 11/8, tại hội thảo “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong môi trường công nghệ thông tin”, PGS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh, CNTT phải là công cụ mới để tổ chức lại hệ thống giáo dục đi kèm những thiết chế giáo dục tương ứng.

Đọc tiếp ‘Chúng ta nợ xã hội một cuộc cải cách giáo dục’

Đu dây cáp vượt sông dữ tới trường

vnexpress
Để qua dòng sông Nậm Na (Lai Châu) đang cuộn chảy, trẻ em, người lớn ở bản U Ra muốn đi làm, đi chợ, đi học… đều phải đứng trên miếng ván rồi trượt theo sợi dây cáp sang bờ bên kia, trong suốt 3 năm nay.

Bản U Ra, xã Huổi Luông (Phong Thổ, Lai Châu) nằm bên bờ sông Nậm Na, đối diện với quốc lộ 100 và cách trung tâm huyện chỉ khoảng 10 km. Cả bản có 61 hộ dân, với gần 400 nhân khẩu. Nhưng để sang được quốc lộ vào mùa mưa, người dân trong bản chỉ có cách duy nhất là vượt sông bằng sợi dây cáp và một tấm ván tại “bến cáp U Ra”.

Ảnh:
Người dân bản U Ra đu cáp qua sông. Ảnh: Thanh Hóa.

Mùa mưa, nước sông Nậm Na cuồn cuộn chảy. Người dân buộc chặt xe máy trên tấm ván rồi ngồi luôn lên xe để qua sông. Dù sợ độ cao và chóng mặt nhưng hàng ngày nhiều phụ nữ vẫn phải nhắm mắt qua sông để đi chợ và mua sắm những vật dụng cần thiết.

Đọc tiếp Đu dây cáp vượt sông dữ tới trường

Việt Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc

vnexpress
7 tháng đầu năm nay, cả nước xuất siêu 100 triệu USD nhưng riêng thị trường Trung Quốc lại thâm hụt 8,3 tỷ USD. Tình trạng nhập siêu bắt đầu từ 2001 đang tăng chóng mặt trong 3 năm gần đây.
> Việt Nam xuất siêu tháng thứ hai liên tiếp
> Nhà thầu nội thất thế trước Trung Quốc vì thiếu vốn

Câu chuyện thâm hụt thương mại với Trung Quốc bắt đầu được chú ý cách đây hơn 10 năm, khi Việt Nam chuyển từ xuất siêu 130 triệu USD năm 2000 sang nhập siêu gần 200 triệu USD một năm sau đó. Con số này tuy không lớn nhưng liên tục tăng dần trong những năm tiếp theo. Đồng thời, tỷ trọng trong tổng nhập siêu của toàn nền kinh tế ngày một cao.

Nhập siêu từ Trung Quốc so với tổng nhập siêu của Việt Nam giai đoạn. Số liệu: GSO
Nhập siêu từ Trung Quốc so với tổng nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012. Đơn vị: tỷ USD.(*) Tính đến hết tháng 7/2012. Số liệu: GSO

Đọc tiếp Việt Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc