Nhị Hà: Mẹ Tôi

Chào các bạn,

Bài này mình biết hồi học lớp năm (hồi đó gọi là lớp nhất) ỏ trường tiểu học Hà Dừa, Thành, Khánh Hòa. Chẳng biết vì sao mình biết bài này. Hồi đó chỉ có hai nguồn nhạc cho mình. Một là ba mình hai là các dì phước dạy học. Mà mình chẳng nhớ là nghe ba mình hát bài này bao giờ, vậy có lẽ là từ các dì phước. và mình nhớ là mình hát bài này thi hát trong trường, hình như trong dịp học sinh hai trường Hà Dừa và Cây Vông đấu (làm bài–toán, luận văn, sử ký, địa lý và hát).

Tôi nghiệp cho Cây Vông. Hổi đó ở Hà Dừa có một loạt cao thủ–hai người số một là Nhuận và mình, và vài người khác nữa mình quên tên. Cô bé Nhuận mặt mày lúc nào cũng rất là nghiêm chỉnh. Sau này thành dì phước ở Bình Can, Nha Trang. Cây Vông chẳng thể có cơ hội. Không hiểu mấy dì phước cho thi để hành Cây Vông làm gì.

Đọc tiếp Nhị Hà: Mẹ Tôi

Hiện tượng tạo cảm xúc hay cảm xúc tạo hiện tượng?

Chào các bạn,

Vì hai người đánh nhau nên có cảm xúc ghét nhau? Hay vì hai người có cảm xúc ghét nhau nên đánh nhau?

Nếu bạn đi ra đường thấy một người đi ngược chiều, bạn và anh ta chẳng có cảm xúc ghét nhau gì cả, nhìn nhau cứ như là nhìn… người lạ, thì làm sao hai người đáng nhau được?

Nhưng nếu hai câu đã ghét nhau từ trước, như là dành nhau một cô chẳng hạn, bây giờ đi ăn cưới ai đó, gặp nhau, ngồi uống vài chai bia là có thể có ẩu đả, đâm chém không biết chừng.

Đọc tiếp Hiện tượng tạo cảm xúc hay cảm xúc tạo hiện tượng?

Ngọn bí đỏ

 

Chào các bạn,

Trong cuộc sống có những chuyện đối với người này có thể là chuyện nhỏ không đáng nhớ, nhưng đối với người khác nó ghi đậm một dấu ấn mà thời gian khó có thể làm phai mờ.

Mình nhớ vào năm 1987 mình vào ở trong Buôn Eakmar cách Tp. Buôn Ma Thuột khoảng 22 km, đi về hướng Lạc Thiện và Đà Lạt, đây là một Buôn người dân tộc Êđê, mình vào đó giúp dạy các em học.

Vào một buổi chiều, mình đang soạn bài, nhìn ra cửa sổ, thấy một bé trai khoảng 10 tuổi, hai tay dấu sau lưng đứng thập thò đầu hành lang.

Đọc tiếp Ngọn bí đỏ

Bốn bước để sáng suốt (Phần 2)

Tác giả: Anthony De Mello
Việt dịch: Phạm Thu Hương

Điều này chẳng liên hệ gì đến “Tôi chủ thể”(“I”), không liên hệ gì hạnh phúc. Đó là “tôi đối tượng” (“me”). Nếu bạn nhớ điều này, nếu bạn nói với chính mình một ngàn lần, nếu bạn cố gắng làm 3 bước trên một ngàn lần thì bạn sẽ hiểu được điều đó. Bạn cũng có thể không cần làm điều đó thậm chí 3 lần. Tôi không biết; ở đây không có nguyên tắc nào cả. Nhưng hãy làm nó một ngàn lần và bạn sẽ hoàn thành cuộc khám phá lớn nhất trong cuộc sống của bạn. Tống vào địa ngục những mỏ vàng ở Alaska.

Bạn sẽ làm gì với đống vàng đó? Nếu bạn không hạnh phúc thì bạn không thể sống được. Vì thế bạn đã đi tìm vàng. Điều đó quan trọng gì ? Bạn là ông vua, bà hoàng. Bạn được tự do, chẳng cần quan tâm là mình được chấp nhận hay bị từ chối nữa, điều đó chẳng khác biệt gì. Các nhà tâm lý học nói với chúng ta tầm quan trọng như thế nào để có cảm giác thuộc về. Thật là vô lý! Tại sao bạn muốn thuộc về một người nào đó? Điều đó chẳng còn quan trọng nữa.

Đọc tiếp Bốn bước để sáng suốt (Phần 2)

Bao la tình mẹ

Tùy bút của Phan Trang Hy

 

Tháng Bảy lại về. Một chút nắng vàng ươm, một chút gió heo may chuyển mùa sang Thu, một chút bâng khuâng ngọt lòng thơm thảo. Nhìn các Phật tử chuẩn bị lễ gần cả tháng trời, tôi cũng náo nức lòng theo tháng Bảy Vu Lan.

Dẫu tất bật mưu sinh, dẫu nặng mang kiếp người trần thế, lòng tôi vẫn vang lên điệu Bông Hồng Cài Áo. Dẫu là người ngoại đạo, nhưng mỗi khi nghe lời bài hát, tôi luôn thấy bóng dáng Mẹ hiền. Mẹ như chuối chín cây, Mẹ như mây như gió, Mẹ như ánh nắng trời, như biển Đông ngời ngời của lục bát ca dao…

Trước mắt tôi hiện lên bao người Mẹ. Này đây nước mắt Mẹ mừng vui khi con khôn lớn, khi con nên vợ nên chồng; này đây dáng Mẹ cánh cò, cánh vạc xăm xăm sớm tối đi về; này đây bóng Mẹ liêu xiêu giữa mùa giông bão; này đây mắt Mẹ ngóng dõi mòn trông chồng, ngóng con trong mùa bão biển… Này Mẹ mừng vui khi con lớn khôn; này nước mắt Mẹ mặn xốn xang khi con theo chồng về xứ lạ… Và biết bao hình bóng của những người Mẹ trên đời này đang hiện ra trong tâm thức của tôi.

Đọc tiếp Bao la tình mẹ

Hy vọng chữa lành


 

Ngày 05 -08 vừa qua, tại Giáo xứ Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, hội Y Tế Hy Vọng (Hope Clinic) phối hợp với đoàn Y Bác sĩ thiện nguyện Thành phố HCM đã tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo đến từ các sóc trên địa bàn thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng. Những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn còn nhận được một phần quà gồm mì gói, bột ngọt, dầu ăn, nước tương…

Đọc tiếp Hy vọng chữa lành

The terrible legacy of Agent Orange

The Independent

Forty years after war ended, Washington begins decontamination of worst-affected areas in Vietnam
Sunday 12 August 2012
 Tran Thi Hoan, 26, studied medicine only to be told that she couldn’t become a doctor because of a war fought 20 years before she was born. The ostensible reason was that she had no legs or left hand, but the main reason, and the cause of so much misery blighting the lives of millions of other Vietnamese, is the 20 million gallons of Agent Orange sprayed in her country by US forces in the Sixties.

Đàn ông Việt ‘lười, ham nhậu’ trong mắt người nước ngoài

vnexpress
“Tôi đến TP HCM bất kể giờ tan sở hay trước khi tan sở cũng thấy trong những quán cafe, quán nhậu, quán cóc, nhà hàng đều đầy ắp đàn ông ngồi túm 5 tụm 3 uống bia”, Alex (người Australia) phản ánh và nhận xét “đàn ông Việt Nam lười quá”.

Cảnh tượng sau giờ tan tầm tại một quán nhậu trên phố Sơn Tây (Hà Nội) chiều 13/8. Trong quán chỉ toàn đàn ông. Ảnh: Phan Dương.

Là một doanh nhân và thường xuyên sang Việt Nam công tác, Alex cho biết đây không phải lần đầu mà hầu như lần nào đến TP HCM ông cũng thấy cảnh những người đàn ông bù khú nhậu nhẹt với nhau, bất kể là giờ nào.

Ông kể: “Có hôm nhìn đồng hồ đã 6h chiều, lúc này là lúc cần ở nhà để xem có phụ giúp được gì cho vợ con không. Nếu vợ có con nhỏ thì mình nên giúp nhiều hơn, tại sao họ lại rảnh rỗi ngồi nhậu với nhau như vậy?”.

Đọc tiếp Đàn ông Việt ‘lười, ham nhậu’ trong mắt người nước ngoài

Trung Quốc với chiến lược ‘chiếm dần từng đảo’

vnexpress
Cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm có thể là bàn đạp xuống phía nam để Trung Quốc lập các thành phố khác, thực hiện chiến lược chiếm dần từng nhóm đảo, rồi ôm trọn cả Biển Đông.
> Trung Quốc đang tính gì ở Biển Đông
> 5 ngòi nổ trên Biển Đông

Tàu và máy bay quân sự Trung Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh: Xinhua

Đây là nhận định của nhà phân tích Sarabjeet Singh Parma, học giả thuộc Viện nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ. Bài viết được đăng trên tạp chí Eurasia Review tháng này.

Đọc tiếp Trung Quốc với chiến lược ‘chiếm dần từng đảo’