Chào các bạn,
Trong bài “Về với chính mình” chúng ta có câu chuyện:
Một đệ tử tới gặp thầy và nói:
“Xin thầy cho con một lời uyên thâm. Xin thầy cho con một điều để dẫn lối con hàng ngày.”
Hôm đó là ngày tĩnh lặng của thầy nên thầy lấy một tấm bảng nhỏ. Trên đó ghi: “Tỉnh thức.”
Khi đệ tử thấy vậy, anh nói, “Thật vắn tắt quá, thưa thầy. Thầy có thể giải thích thêm một chút nữa được không?”
Nghe vậy, thiền sư lấy tấm bảng lại và viết: “Tỉnh thức, tỉnh thức, tỉnh thức.”
Người đệ tử nói: “Vâng, nhưng điều đó có nghĩa là gì, thưa thầy?”
Thiền sư lấy lại tấm bảng và viết: “Tỉnh thức, tỉnh thức, tỉnh thức nghĩa là — tỉnh thức.”
Nếu thay “tỉnh thức” bằng “tĩnh lặng” thì ta có:
“Tĩnh lặng, tĩnh lặng, tĩnh lặng nghĩa là… tĩnh lặng”
Khi nói đến tĩnh lặng là ta tĩnh lặng, bất kì lúc nào, bất kì ở đâu, bất kì với ai, bất kì chuyện gì… Điều này nói ra nghe rất giản dị, nhưng trong thực hành thì cực kì khó.
• Có người chỉ tĩnh lặng khi không ai chọc, nếu bị chọc thì hết lặng.
• Có người chỉ tĩnh lặng đối với người đồng đạo, khác đạo là không lặng.
• Rất nhiều người “có đạo” chỉ tĩnh lặng với người “có đạo” và không tĩnh lặng với người “vô thần”.
• Rất nhiều người chỉ tĩnh lặng với Mỹ nhưng không tĩnh lặng với Trung quốc.
• Có nghiều người tĩnh lặng được với người ngoài nhưng không tĩnh lặng với người trong nhà.
• Có người tĩnh lặng với bạn gái nhưng không tĩnh lặng với vợ.
• Có người tĩnh lặng với chủ nhưng không tĩnh lặng với người làm.
• Có người tĩnh lặng khi không nói chuyện tiền, đụng chạm đến tiền là hết tĩnh lặng.
…
Các bạn, bài học rất giản dị:
Tĩnh lặng, tĩnh lặng, tĩnh lặng nghĩa là… tĩnh lặng.
Chúc cá bạn một ngày tĩnh lặng.
Mến,
Hoành
© copyright 2012
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com
Dear anh,
Anh dạy thêm giúp em sự khác nhau của chữ “tỉnh thức”” và “”tĩnh lặng”” a @.@
Đặc biệt là sự khác nhau của “”tỉnh”” dấu hỏi trong “”tỉnh thức”” và “”tĩnh”” dấu ngã trong ” tĩnh lặng”” 🙂 Em nghĩ “”tĩnh lặng”” có thể là bổ ngữ trạng thái cho “”tỉnh thức””, có nghĩa là người ta có thể “”tỉnh thức”” (quán triệt và biết hết mọi điều đang xảy ra xung quanh mình”), một cách “”tĩnh lặng””, nghĩa là ý thức được những điều ấy trong sự “”lặng”” của tâm, đúng không a? Rắc rối quá 😀
ThíchThích
@Vũ: chị lại hiểu là khi thầy nói con tĩnh lặng, tĩnh lặng, tĩnh lặng …nếu người học trò hiểu sẽ thôi ngay việc đặt câu hỏi mà nhiếp tâm quay về tĩnh lặng và…lắng nghe chính mình, lắng nghe cơ thể và nhận biết cảm xúc, nhìn cảm xúc, biết nó đến rồi đi, khi đã hiểu là nó vô thường thì biết mình phải làm gì.
Tỉnh thức có được khi tâm mình thực sự tĩnh lặng, tĩnh lặng ở mức cao là mọi hoàn cảnh bất ngờ ập đến mình đều biết phải làm gì mà không lo lắng, sân hận, đau đớn. Người tỉnh thức và có tâm tĩnh lặng là biết nhìn thấy tâm điểm của sự việc trong bất kì hoàn cảnh nào và phải hành động ra sao- khiêm nhường, từ tốn, dịu dàng…
Khi mình ở cạnh người tỉnh thức mình luôn cảm nhận được năng lượng mà người đó mang đến, một trạng thái bình yên mà không lời nói nào diễn đạt được.
Tóm lại chị nói là vậy mà chị thấy mình phải luyện tập hoài vẫn chưa đạt, vì lòng sân của chị đôi khi hơi lớn, Vũ đã gặp chị lần nào chị giận chưa ý nhỉ?:D
ThíchThích
Xin lỗi Ngọc Vũ và anh Hoành!
Thấy anh Hoành chưa trả lời, mình lại xin “cầm đèn chạy trước ô tô” một chút.
“Tỉnh” trong “tỉnh thức” là phản nghĩa với “mê”. Và “tỉnh thức” là phản nghĩa với “mê ngủ” (?).
“Tĩnh” trong “tĩnh lặng” là phản nghĩa với “động”. Và “tĩnh lặng” là phản nghĩa với “xung động” (?).
Mình chưa tin giải thích trên là đúng, nên nêu ra để có cơ hội hiểu chính xác hơn.
ThíchThích
Cảm ơn anh Thảo. Cảm ơn Ngọc Vũ hỏi một câu rất hay về ý nghĩa của hai từ phức tạp này.
Anh Thảo nói rất đúng. “Tỉnh thức” là phản nghĩa của “mê ngủ”. “Tỉnh thức” trong tiếng Anh là awake hay awakened and enlightened (giác ngộ). Người tỉnh thức hay người giác ngộ là the awakened hay the enlightened. Phật (Buddha) có nghia là the Enlightened, Người Giác Ngộ, Người Tỉnh Thức
“Tĩnh lặng” là phản nghĩa của “xung động”. “Tĩnh lặng” trong tiếng Anh là calmness, quietness, tranquility. “Tĩnh lặng” thì cũng là “tĩnh lự”, tiếng ngày xưa chỉ Thiền, tức là Dhyana trong tiếng Phạn, chuyển âm thành “Thiền na”, gọi ngắn lại thành “Thiền” hay Zen trong tiếng Anh. “Thiền” là “tĩnh lặng”, calmness, tranquility.
Hai nhóm từ này có nghĩa khá rõ.
Ngưởi có tĩnh lặng thì sẽ được tỉnh thức. Tức là tỉnh lặng trong tâm làm tỉnh táo, thấy rõ mọi vấn đề.
Ngược lại người tỉnh thức (là người thấy rõ mọi điều) thỉ sẽ được tĩnh lặng trong tâm.
Tỉnh thức là từ thiên về trí tuệ. Tĩnh lặng là từ thiên về cảm xúc.
Nhưng bây giờ ta thêm một từ mới làm cho câu chuyện phức tạp hơn một chút.
Người tỉnh thức thì có awareness. Awareness là nhận thức, nhận biết. Ví dụ: The awakened is aware of himself and his environment (người tĩnh thức nhận thức rõ về mình và môi trường quanh mình).
Tuy vậy, trong tiếng Việt người ta lại dùng từ “tỉnh thức” thường xuyên để dịch từ “awareness” của tiếng Anh. Cho nên khi dịch từ awareness đôi khi ta dịch là nhận thức, đôi khi ta dịch là tỉnh thức. Rất là confusing.
* Bây giờ ta nói thêm một chút về văn hóa của từ ngữ. Trong văn hóa và triết lý Tây phương, mỗi từ thường được xem là có một ý nghĩa rõ rệt và khác các từ khác. Cho nên các triết gia định nghĩa mỗi từ cực kỳ rõ, và đôi khi lý luận cả quyển sách vài trăm trang cũng chỉ thuần túy từ ý nghĩa của các từ.
Ngược lại trong văn hóa “không chấp vào danh sắc” của nhà Phật, thì ta không chấp vào tên (danh), tức là không chấp vào từ ngữ (mỗi từ là một “tên” của một điều gì đó), và từ ngữ cũng như mọi thứ khác đều là không (“nhất thiêt pháp giai không”). Điểm chính ta trái tim tĩnh lặng, tức là Thiền–đạt được bằng sống tĩnh lặng, không bằng lý luận chữ nghĩa. Cho nên trong truyền thống Phật triết các từ thường có nghĩa giống nhau–đưa đến tĩnh lặng–hơn là khác nhau–để tranh luận.
ThíchThích
Cảm ơn anh Hoành vì bài viết hay ..
Anh ơi, tĩnh lặng khác vô cảm ở chổ nào?
Em cũng đang tập tĩnh lặng nhưng hình như đã đi sai đường híc ..
ThíchThích
Hi Ngọc Anh,
Em đọc hai bài này xem em có trả lời cho câu hỏi của em chưa.
Tĩnh lặng giữa nghìn câu hỏi
Tĩnh lặng là gì?
ThíchThích
Càng đọc thấy em càng yếu, cần phải cố gắng nhiều lắm. Cảm ơn anh ..
Chúc anh và cả nhà cuối tuần vui nhé ..
ThíchThích
Mỗi lần về gặp mẹ là em lại nhớ lại được thế nào là vô điều kiện ,chị thấy Thuận nói về sự lây lan khi ở bên cạnh một người tâm tĩnh lặng mà lại nhớ đến mẹ chị.Mỗi khi ở gần mẹ chị,chị vẫn thấy như cách đây mấy chục năm ,mẹ chị vẫn thế,ai cũng như ai,đều hết lòng yêu quí.
Nên đọc bài nài này của anh Hoành thấy thấm thía thế 🙂
ThíchThích
🙂
ThíchThích