Sad Angel

 

Yakovlevich Igor Krutoy (sinh 1954) chỉ sinh ra trong một gia đình công nhân bình thường, nhưng sớm bộc lộ năng khiếu âm nhạc từ nhỏ. Năm học lớp 6, ông đã có một nhóm nhạc của riêng mình. 15 tuổi ông học chơi dương cầm và đàn phong cầm của Nga. Igor thi vào trung cấp nhạc viện năm 1970. Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia dạy đàn phong cầm Nga. Một năm sau, Igor thi vào khoa chỉ huy dàn nhạc của ĐH âm nhạc Nicolaev. 11 năm sau, ông tiếp tục học tập tại khoa sáng tác của Nhạc viện Saratov.

Igor Krutoy là một người tài năng và giàu óc sáng tạo. Thành công lớn đầu tiên của Igor Krutoy là vào năm 1987 khi ông và Rimma Kazakova đồng viết bài hát nổi tiếng “Madonna” được thực hiện bởi Alexander Serov.

Đọc tiếp Sad Angel

Truyền thông trong công việc

Chào các bạn,

Truyền thông là communication. Hôm nay chúng ta nói về nhu cầu truyền thông trong công việc. Truyền thông trong công việc là một kỹ năng truyền thông mà dân Việt chúng ta rất yếu. Người nước ngoài khi làm việc với người Việt là thường sợ khoản truyền thông này.

Năm 1992 mình hướng dẫn một lớp luật tại Bộ Tư Pháp ở Hà Nội và Sài Gòn cho các giáo sư và luật gia Việt Nam về một số luật căn bản của Mỹ để giúp Việt Nam “nhìn ra thế giới”. (Đây là lớp học của Mỹ đầu tiên ở Việt Nam – không tính trước 1975 ở miền Nam. Cực kỳ khó để mở vào thời đó, vì cả Mỹ lẫn VN đều không thích, mà còn nghi ngờ chính trị. Nhiều người nói là mình làm chuyện impossible. Nhưng chuyện impossible đã thành sự thật, sau nhiều cố gắng trầy vi tróc vẩy của mình. Nhưng chuyện này để khi khác kể). Mình là trưởng đoàn, hai giảng viên kia là Sesto Vecchi – nhiều người ở VN biết Sesto — và Stuart Lemle, một luật sư về thương mãi ở Washington DC. Lớp học dài 1 tuần ở mỗi thành phố. Trước khi mở lớp, mình soạn một tờ “định giá”, để cuối khóa các học viên định giá các giảng viên. Trong tờ định giá, mình có một câu về khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích các học viên tham gia thảo luận trong lớp. Stuart thì mù về VN nên chẳng nói gì, nhưng Sesto đọc câu đó là giật mình ngay: “Học viên VN có bao giờ thảo luận đâu mà có điểm thảo luận được?” Mình nói: “Tôi biết điều đó Sesto, chính vì vậy mà tôi có khoản đó để mỗi chúng ta phải nghĩ ra cách làm cho học viên thảo luận.” Sesto có vẻ rất stress. Nói đến chuyện này để các bạn hiểu, khi nói đến kỹ năng truyền thông của dân ta là các quý vị nước ngoài rất sợ.

Đọc tiếp Truyền thông trong công việc

Hà Nội Bốn Mùa – Xuân

Tùy bút điện ảnh – Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn


 
Mở đầu

Đối với rất nhiều người Việt Nam ở khắp đất nước và ở khắp các phương trời xa xôi, Hà Nội là nỗi niềm đau đáu nhớ thương…Và Hà Nội cũng đã trở nên gần gũi thân quen một cách lạ lùng đối với nhiều thế hệ người VN cũng như đối với không ít vị khách nước ngoài… Điều đó có thể lý giải bằng nhiều nguyên cớ- mà nguyên cớ trực tiếp nhất, và cũng sâu xa nhất, chính là bởi Hà Nội có bốn mùa thật rõ rệt và đặc sắc, mà người ta có thể cảm nhận được qua da thịt từng sự thay đổi nhỏ bé của hoa lá, mặt sông gương hồ, con đường lối ngõ, những gương mặt người…Và chúng góp phần tạo nên cái được gọi là Hồn sâu thẳm của Hà Nội.

Hà Nội có hoa phượng đỏ của đất cảng Hải Phòng, có ban trắng vùng núi rừng Tây Bắc, có mai vàng và nắng gió của phương Nam, có nét trầm tư mơ mộng của Huế… Nhưng Hà Nội lại có những vẻ đẹp riêng đến mê đắm hồn người, một Hà Nội cổ kính trầm tư và duyên dáng, một Hà Nội bốn mùa với những nét đẹp cuốn hút của thiên nhiên mà không đâu có – chúng gia nhập vào cái tầng văn hóa chiều sâu của một đô thành có ngàn năm tuổi …

Đọc tiếp Hà Nội Bốn Mùa – Xuân

Thấy gì qua: “NHÂN SINH DƯỚI BÓNG ĐẠI NGÀN”?

    Đậu Thị Dung
    (BTV – TTVH Tràng An)

    Nhận định “Nhân Sinh Dưới Bóng Đại Ngàn –
    Những mỹ tục của người Thái Tây Bắc
    ” của Trần Vân Hạc
    (NXB Văn học, 2011, Trung tâm văn hóa Tràng An phát hành)

Mường Lò (Yên Bái) – vùng đất tổ của người Thái Đen, nơi có câu chuyện về Ải Lậc Cậc (tức Bố khổng lồ – một dị bản khác của Thần trụ trời), sự tích Nàng Han – người lãnh đạo dân bản chống quân xâm lược, sử thi Cầm Hánh đánh giặc Cờ Vàng, nhất là có thiên truyện thơ Sống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu) nổi tiếng với những đêm xòe nồng say, điệu “khắp” trữ tình, rượu cần ngọt lựng, bếp lửa bập bùng gọi dậy cả ngàn năm huyền thoại. Đất ấy mênh mông núi rừng, những nếp nhà sàn thấp thoáng trong sương; đâu đó tiếng chim lảnh lót mang bình yên về; nơi em vừa kịp lớn, ta vừa kịp yêu, chiếc khăn piêu dịu dàng như một lời hò hẹn. Vùng đất với những phong tục tập quán độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc ấy được thể hiện một cách sinh động trong cuốn sách “Nhân sinh dưới bóng đại ngàn” của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Vân Hạc.

Đọc tiếp Thấy gì qua: “NHÂN SINH DƯỚI BÓNG ĐẠI NGÀN”?

Buddha Spa, dịch vụ massage cao cấp lạm dụng tôn xưng Đức Phật giữa lòng thủ đô Hà Nội

Lúc 09:50, sáng thứ Ba, ngày 11/10/2011, trang tin 24h.com.vn do Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H (trụ sở tại tầng 16 – TT giao dịch CNTT Hà Nội, K1 Hào Nam, Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội) chủ quản, cho hay: “Ngày 08/10 vừa qua, lễ khai trương Buddha Spa đã diễn ra thành công tốt đẹptrong không khí long trọng và thân tình tại trụ sở của spa, số 9 ngõ 27 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội.”

Ở một đất nước Phật giáo du nhập hơn 2000 năm với hơn 80% dân số là Phật tử và những người yêu đạo Phật, việc một công ty kinh doanh lạm dụng tôn xưng Đức Phật để khai trương cái gọi là “Buddha Spa’ mà không vấp phải bất kỳ một sự phản đối nào của hàng Phật tử và các chức sắc Phật giáo thủ đô, lại có thêm sự hiện diện cổ vũ của ông cán bộ lãnh đạo – Cục trưởng Cục Quản trị A (thuộc văn phòng Chính phủ?), thì sao không xem đó là sự “thành công tốt đẹp” được?

Cắt băng khai trương Buddha Spa ở Hà Nội ngày 8-10-2011

Đọc tiếp Buddha Spa, dịch vụ massage cao cấp lạm dụng tôn xưng Đức Phật giữa lòng thủ đô Hà Nội

Lái, phụ xe buýt bắt hành khách quỳ xin mở cửa

vnexpress
Chiều 22/10, cho rằng bị nhân viên bán vé xe buýt “lừa” đi nhầm tuyến, nam thanh niên thắc mắc và đòi xuống liền bị lái, phụ xe hành hung, bắt quỳ xin trước sự chứng kiến của hàng chục hành khách.
> Cứ 10 người thì có 7 từ chối đi xe buýt vì ‘chậm giờ’

Nạn nhân là anh Nguyễn Ngọc Phúc (quê Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) đi xe buýt 34 (BKS 30K-1550) của Xí nghiệp Xe điện Hà Nội chạy tuyến Mỹ Đình – Gia Lâm.

Anh Phúc cho biết, khoảng 14h ngày 22/10, anh cầm đôi chiếu cói lên xe 34 đang đậu trong bến Mỹ Đình và hỏi về đường Lê Văn Lương thì được phụ xe cho biết xe chạy qua tuyến đó. Nhưng đi qua khách sạn Daewoo, biết là nhầm đường, anh Phúc chạy lên thắc mắc và đòi xuống thì bị lái, phụ xe chửi mắng.

Ảnh: Tiến Dũng.
Lái, phụ xe buýt tuyến 34 (BKS 30K-1550). Ảnh: Tiến Dũng.

Xe chạy qua ngã tư Ngọc Khánh – Kim Mã, tài xế dừng lại và cùng với phụ xe lao xuống đạp, chửi hành khách này, bắt phải quỳ xuống xin thì mới mở cửa. Do anh Phúc nhất quyết không quỳ xin nên họ dọa đưa anh về tận bến xe Gia Lâm mới cho xuống. Trước phản ứng của nhiều hành khách, đến điểm dừng trên phố Nguyễn Thái Học, tài xế mở cửa trước cho anh Phúc và một số người xuống xe.

Đọc tiếp Lái, phụ xe buýt bắt hành khách quỳ xin mở cửa