
Không riêng Việt Nam, một số nước Châu Á cũng có những loại đàn Tranh tương tự với những tên gọi khác nhau (ví dụ đàn Koto của Nhật hay Gayageum của Hàn Quốc)
Vì có 16 dây, nên đàn Tranh Việt Nam còn có tên gọi là Thập Lục huyền cầm hay đàn Thập Lục.
Theo GS. Trần Văn Khê: “Nguồn gốc Đàn Tranh Việt Nam là đàn “Tranh” giống như đàn “Sắt” từ Trung Quốc truyền sang nước Việt có thể từ đời Trần hay trước nữa, dùng trong dân dã dưới dạng 9 dây, 15 dây, 16 dây và từ xưa đến giờ thay đổi số dây từ dây tơ sang dây cước (dây đồng) đến dây thép. Nhưng qua 7, 8 thế kỷ, người nước Việt dùng nó, tạo cho nó một phong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệu thức. Đàn tranh đã thành nhạc cụ hoàn toàn mang tính dân tộc Việt Nam vì đã được người Việt ưa dùng, truyền từ đời này đến đời kia hằng 7-8 trǎm nǎm, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người Việt, và thể hiện rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam.”