Dr.Zhivago – Some where my love

Bác sĩ Zhivago (tiếng Nga: Доктор Живаго, từ Живаго có nghĩa là “cuộc sống”) là tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nga–Xô viết Boris Leonidovich Pasternak (1890–1960).

Nhân vật chính của truyện là Yuri Zhivago, một bác sĩ và nhà thơ. Truyện kể cuộc đời của bác sĩ Zhivago qua những éo le tình ái của ông cùng hai phụ nữ lồng trong bối cảnh sự tàn khốc của cuộc cách mạng Nga năm 1917.

Bối cảnh xã hội truyện Bác sĩ Zhivago nằm vào khoảng 1910 – 1920 ở nước Nga, nhưng Pasternak hoàn tất vào khoảng 1956. Vì ông có vấn đề với chính phủ Xô viết lúc bấy giờ nên truyện này không được xuất bản. Năm 1957 bản thảo của truyện được tuồn ra ngoài Liên Xô và in ra sách tiếng Nga tại Ý (nhà xuất bàn Feltrinelli). Năm sau có ấn bản tiếng Ý và tiếng Anh. Pasternak nhờ đó mà được đề nghị nhận giải Nobel văn chương năm 1958, nhưng chính quyền Xô viết bấy giờ cho rằng giải thưởng được trao vì động cơ chính trị nên ép ông phải từ chối nhận giải thưởng. Mãi đến 1988, Bác sĩ Zhivago mới được cho in và xuất bản tại Nga.

Continue reading Dr.Zhivago – Some where my love

Yêu người để đạt đạo

Chào các bạn,

Các pháp tu tâm thường liên hệ mật thiết với nhau, tu một điều thật tốt thì tự nhiên đạt được những điều khác. Ví dụ: Tu thành thật, chú tâm vào ăn nói luôn luôn thành thật chính xác, thì tự nhiên các điều khác như yêu người, khiêm tốn, tĩnh lặng… cũng đều sẽ đến với mình.

Trong đường tu của Phật gia chúng ta thường lấy tĩnh lặng (Thiền định) là pháp môn chính, và những đức hạnh khác—như khiêm tốn, thành thật và yêu người—sẽ từ tĩnh lặng mà ra.

Hôm nay mình muốn nói với các bạn đảo ngược lại một chút, là ta nên dùng pháp môn “yêu người” để làm chủ, và từ đó đạt được những điều khác như thành thật, khiêm tốn, tĩnh lặng…

Tại sao?

Continue reading Yêu người để đạt đạo

Khi tình yêu được tôn thờ

(Nhân đọc bài “Thơ tặng người về”
của nhà thơ Nguyễn Thị Mai)

THƠ TẶNG NGƯỜI VỀ

Phút ngừng ký mọi chức danh
Là khi con chữ chỉ dành cho em
Là khi tình được tô tem
Vinh danh thi tứ anh đem tặng đời
Bàn tay đã với sao trời
Thôi, về chải tóc cho người ta thương
Dắt tay đưa cháu đến trường
Bật ga nấu bữa cơm thường chiều nhau

(trích trong tập Bàn tay ấm giọt sương đông- NXB Hội Nhà văn 2010)

Continue reading Khi tình yêu được tôn thờ

Những lương y xem nhẹ chiếc phong bì

vnexpress.net
Trong khi “lót tay” đã trở thành một thủ tục ở nhiều bệnh viện thì vẫn còn những cơ sở y tế mà người thày thuốc ở đó làm việc thực sự bằng cái tâm, dù đời sống của họ còn chật vật.
> Cựu bộ trưởng y tế: ‘Còn quá tải bệnh viện thì còn phong bì’

Đưa mẹ vào Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai điều trị vì cụ bị tràn dịch màng phổi, chị Nhan (xã Đồng Tâm, Ninh Giang, Hải Dương) tìm tới đưa phong bì cho bác sĩ điều trị nhưng bị từ chối thẳng thắn.

Các bác sĩ, y tá Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đang thăm khám cho bệnh nhân nặng. Ảnh: Minh Thùy.

“Bác ấy bảo, nếu mình có ý tốt thì cứ để khi mẹ khỏi, mang tới tặng giữa phòng, trước mặt mọi người, bác sẽ nhận ngay. Mình thực sự cảm động”, chị Nhan kể. Chị cho biết, hiện mẹ chị nằm trong phòng hồi sức cấp cứu, phải thở máy và được các y bác sĩ đến kiểm tra, chăm sóc tận tình.

Continue reading Những lương y xem nhẹ chiếc phong bì

Đầu năm đã tăng tiết, học thêm

Giáo Dục online TP HCM, Chủ Nhật, 02 Tháng mười 2011
 

Mới đầu năm học, học sinh từ tiểu học đến THPT đều đã xem trường học là nhà, bởi hằng ngày phải đến tối mịt các em mới xong chuyện học hành.

 

 

Hơn 21 giờ tối, học sinh rời lớp bồi dưỡng văn hóa của Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa Lý Tự Trọng đặt tại Trường THCS Minh Đức (TP.HCM) với bộ đồng phục còn nguyên trên người. Ảnh: Q.DŨNG

 

Dù Bộ GD&ĐT chủ trương năm học này điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải nhưng hiện tại nhiều trường đã tăng tiết, phụ đạo học sinh. Chưa mệt mỏi khi phải học cả ngày, nhiều trường còn “cưỡng bức” học sinh học thêm tại trường, phụ huynh thì chở con đến các trung tâm bồi dưỡng văn hóa.

 
Continue reading Đầu năm đã tăng tiết, học thêm

Biểu tình toàn cầu theo “Chiếm Phố Wall” — Vì sao người Mỹ biểu tình ?

 

Biểu tình toàn cầu theo “Chiếm Phố Wall”


Chịu ảnh hưởng từ phong trào phản đối Chiếm Phố Wall tại New York, hàng ngàn người biểu tình tại nhiều thành phố trên thế giới xuống đường bày tỏ sự tức giận về sự tham lam của các công ty và chính sách cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Phong trào biểu tình lan tới cả các thành phố Á châu, trong đó có Đài Bắc của Đài Loan.

Continue reading Biểu tình toàn cầu theo “Chiếm Phố Wall” — Vì sao người Mỹ biểu tình ?

‘Song phương với Trung Quốc chỉ có hại’

Lê Quỳnh

BBC, Manila

Thượng nghị sĩ Edgardo J. Angara
Thượng nghị sĩ Edgardo J. Angara muốn Việt Nam thương lượng đa phương về Biển Đông

Trước chuyến thăm Manila của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, một chính trị gia lâu năm của Philippines kêu gọi Việt Nam chọn thương lượng đa phương trong khuôn khổ Asean về Biển Đông, chứ không đàm phán song phương với Trung Quốc.

Continue reading ‘Song phương với Trung Quốc chỉ có hại’