Cầu nguyện cho nhau

Chào các bạn,

Các tôn giáo thường có dạy người ta cầu nguyện cho nhau—cầu nguyện xin bình an, sức khỏe, hạnh phúc cho bố mẹ, anh chị em, bạn bè, người thân… Vợ có chồng ra trận thường cầu nguyện cho chồng mỗi ngày. Bạn ta bị bệnh, ta cầu nguyện hàng ngày cho bạn…

Ki tô giáo đẩy cầu nguyện đến mức tối đa—khác với Phật giáo nói đến 84 nghìn pháp môn, Ki tô giáo chỉ có một pháp môn là cầu nguyện. Và trong truyền thống Ki tô giáo, có từ “hiệp thông” (in communion with), cùng thông cảm, cùng cầu nguyện cho nhau và/hoặc với nhau về một vấn đề nào đó.

• Tạm gác các yếu tố siêu nhiên qua một bên, trong bài “Cầu nguyện, Tư duy tích cực, và Luật Hấp Dẫn” chúng ta đã nói đến hai lợi điểm của cầu nguyện.

Continue reading Cầu nguyện cho nhau

Câu chuyện thật về Sad Movies

 

Đôi khi có những câu chuyện được người ta tưởng tượng ra, y như thật. Sad Movies cũng là một câu chuyện như thế.

Sad Movies được nhạc sĩ Loudermilk sáng tác từ câu chuyện của một cô bạn. Cô này kể lại, sau khi cô xem bộ phim Spartacus tại rạp, người ta đã bất ngờ bật đèn lên và cô phát hiện người phụ nữ bên cạnh cô đang khóc. Người phụ nữ ấy chỉ nói: “Sad movies make me cry” (phim buồn làm tôi khóc). Chỉ là một câu chuyện nhỏ không có ý nghĩa nhưng Loudermilk với trí tưởng tượng phong phú đã biến nó thành một câu chuyện về …nhân tình thế thái.

Được phát hành năm 1961, Sad Movies của nhạc sỹ John D. Loudermilk gắn liền với tên tuổi của ca sỹ Sue Thompson.

Continue reading Câu chuyện thật về Sad Movies

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Các bạn không thể ghét gốc rễ của một cây mà không ghét chính cây đó” – Malcom X

 

Các bạn thân mến

Tuần trước chúng ta đã đã đọc một bài giới thiệu dài dòng về chế độ nô lệ và sự phân biệt chủng tộc đối với người da đen trong lịch sử cận-hiện đại của Hoa Kỳ. Chúng ta đã biết về Martin Luther King, là 1 trong 2 người được xem là đóng góp nhiều nhất cho sự xoá bỏ phân biệt chủng tộc, thông qua bài diễn văn nổi tiếng thế giới “tôi có một giấc mơ” rung động lòng người

Hôm nay chúng ta có dịp biết về người khác, sống cùng thời, cùng địa điểm và có cùng chí hướng với ông: Malcolm X. Điểm giống nhau của King và MalcolmX là họ đều mong muốn giải phóng người da đen. Tuy nhiên nếu triết lý của King là: hãy làm cho người da trắng cảm nhận họ đã đánh cắp gì từ người da đen, từ đó làm họ rung động và mở lòng ra với người da đen, thì triết lý của Malcolm cực đoan hơn: nếu người da trắng có các không gian dành riêng cho họ, thì người da đen cũng sẽ liên kết chặt chẽ trong cộng đồng của mình (và mặc xác người da trắng cho đến khi nào họ chủ động muốn người da đen mở lòng mình), vì không có lý gì mà người da đen phải đi xin xỏ người da trắng!

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Các bạn không thể ghét gốc rễ của một cây mà không ghét chính cây đó” – Malcom X

Lịch sử Ngày Cây Gậy Trắng – History of the White Cane Day

 

Dịch từ History of White Cane Safety Day
của Philip Strong

Cây Gậy Trắng không chỉ là một công cụ có thể dùng để đạt được sự tự lập; nó còn là biểu tượng của người công dân khiếm thị trong xã hội chúng ta. Để tôn vinh biết bao thành đạt của những người Mỹ khiếm thị và để nhìn nhận ý nghĩa của cây gậy trắng trong việc thúc đẩy tinh thần tự lập, chúng ta mừng ngày 15 tháng Mười hàng năm là “Ngày Cây Gậy Trắng.”

Ngày nay cây gậy trắng vừa là công cụ cho người khiếm thị vừa là biểu tượng của người khiếm thị, thế nhưng ngày xưa thì không phải như thế.

Xuyên suốt dòng lịch sử các loại gậy đã tồn tại như một công cụ hỗ trợ đi lại cho người khiếm thị. Các ghi chép từ thời Kinh Thánh cho thấy cây gậy của người chăn chiên đã được dùng như một công cụ hữu hiệu trong những chuyến bộ hành đơn độc. Người khiếm thị đã dùng gậy để dò những chướng ngại trên đường đi.

Continue reading Lịch sử Ngày Cây Gậy Trắng – History of the White Cane Day

TQ lại phản đối dự án dầu Việt Ấn — Miến Điện tiến gần Ấn Độ, xa Trung Quốc

TQ lại phản đối dự án dầu Việt-Ấn

Người phát ngôn Lưu Dân Minh
Trung Quốc đã nhiều lần phản đối Việt Nam cùng các nước khai thác dầu ở Biển Đông

Ngay sau khi Việt Nam và Ấn Độ ký thỏa thuận cùng thăm dò dầu khí, người phát ngôn Trung Quốc một lần nữa khẳng định chủ quyền “không thể chối cãi” của nước này đối với nguồn tài nguyên ở Biển Đông.

Tập đoàn dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC vừa chính thức ký kết một thỏa thuận khai thác dầu khí thời hạn ba năm với PetroVietnam.

Continue reading TQ lại phản đối dự án dầu Việt Ấn — Miến Điện tiến gần Ấn Độ, xa Trung Quốc