Tầm nhìn mắt chim

Chào các bạn,

Cái nhìn của con người chúng ta luôn luôn là cái nhìn trực diện, tức là nhìn thằng ra trước mặt. Thỉnh thoảng ngước lên trời ngắm mây một chút, hay cúi xuống đất tìm hòn sỏi, nhưng nói chung là cả đời ta nhìn thẳng đến trước. Nhìn trực diện thì ta chỉ có thể thấy cái gì trước mắt, cái gì sau đó là bị chắn. Vì thế ta có thể có vũ khúc Quán Âm Nghìn Tay, thấy chỉ một người nhưng hàng trăm cánh tay, dù là thực ra có hàng mấy mươi vũ công sắp hàng một trước mắt khán giả.

Muốn có được cái nhìn toàn cảnh ta phải có được cái nhìn mắt chim, tiếng Anh là bird’s eye view, tức là nhìn từ trên cao xuống. Nghĩa là ta phải ở trên đỉnh núi hay trên máy bay nhìn xuống.

Trong tư duy tinh thần cũng thế, nếu ta cứ theo kiểu nhìn trực diện trời sinh thì ta sẽ chẳng thấy gì ngoài mấy thứ hiện ra mấy thước trước mắt. Ta cần đưa mình lên một đỉnh điểm tinh thần cao hơn để có thể nhìn xuống và tư duy “toàn cảnh”.

Hãy quan sát một người mẹ và hai đứa con trai lên 5 và 6 đang đánh nhau, khóc la um sùm. Mẹ nhìn xuống hai đứa bé dưới chân đang biện hộ với quan tòa: “Anh Hải đánh con”. “Ai bảo nó giật bánh của con”. “Con không giật, con chỉ xem thôi”… Dĩ nhiên là mỗi đứa bé đang chờ quan tòa quyết định công lý cho phần mình. Nhưng mẹ thì biết hơn vậy. Mẹ biết hai đứa này chưa biết cách sống hòa thuận, cho nên mẹ thường giảng cho cả hai, và nếu phạt thì phạt cả hai.

Cái nhìn từ trên xuống, thấy được toàn cảnh, luôn luôn khác với cái nhìn trực diện, chỉ thấy được có một mặt nhỏ xíu của vấn đề, mà chúng ta hay gọi là “phiến diện”. Nếu mỗi chúng ta có thể tạm nâng tinh thần chúng ta lên đỉnh núi để nhìn xuống mọi người, kể cả chính mình, đang đứng dưới thung lũng, thì chúng ta sẽ thấy mọi tranh chấp, tranh cãi, giành giật, ức hiếp, khóc lóc… chẳng qua chỉ là “mấy đứa này còn khờ quá, chưa biết cách sống chung”. Đó cũng là điều các triết gia gọi là si mê, dốt nát, khờ khạo của con người.

Và khi đã thấy được chân lý toàn cảnh như thế ta thấy rất nực người và tội nghiệp để tranh cãi tôi đúng anh sai, người ngày đúng người kia sai. Không cần công l‎ý đúng sai của những người phiến diện, mà cần người ta biết cách sống chung hòa bình với nhau.

Và cách sống chung hòa bình mẹ muốn hai đứa bé làm là gì? Yêu thương nhau, chia sẻ mọi thứ với nhau và nhịn nhục nhau. Đó cũng là điều mỗi người chúng ta cần làm để thế giới này có được hòa bình an lạc.

Chúng ta không cần phải đứng ở trên bình diện “nhìn thẳng” để mà tranh cãi cho “công lý” của ta cả đời. Chỉ cần đưa tinh thần ta lên đỉnh núi và nhìn xuống, ta sẽ có một cái nhìn hoàn toàn khác và sẽ thấy vấn đề hoàn toàn khác–tranh cãi rất là vô bổ, tình yêu là trụ cột. Điều quan trọng là ta có đủ tưởng tượng và trí tuệ để đưa tinh thần mình lên đỉnh núi để nhìn xuống không.

Và các bạn đừng mang tư tưởng lầm lẫn rằng tình yêu mà thôi, không có thêm quả đấm, thì chẳng làm gì được.

Tình yêu tạo ra năng lượng tích cực chuyển hóa thế giới.

Chúc các bạn một ngày đầy tình yêu.

Mến,

Hoành

© copyright 2011
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một bình luận về “Tầm nhìn mắt chim”

  1. Anh Hoành thân!
    Điều mà anh viết em có nghĩ đến. Ngay khi gặp vấn đề em biết là đến một lúc nào đó em sẽ thấy mình thật ngốc nghếch khi như vậy, nhưng ngay tại thời điểm đó em vẫn “nhìn thẳng”.Cám ơn anh rất nhiều về bài viết.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s