Âm nhạc cho đêm khuya – Emi Fujita

 
Emi Fujita sinh ngày 15-05-1963, là một ca sỹ người Nhật Bản. Lần đầu tiên cô xuất hiện trước công chúng cùng với người chồng của mình (Ryuji Fujita) với cái tên nhóm nhạc là Le Couple (Ban nhạc gồm 2 vợ chồng). Album đầu tiên của họ được phát hành vào năm 1994. Cô thường cover lại những ca khúc nổi tiếng theo một lối riêng, theo thể loại audiophile – thể loại này có thể miêu tả như một thể loại folk, pop và jazz pop, nên nó tương đối nhẹ nhàng và dễ nghe tạo cho người nghe cảm giác thoải mái và mới lạ trong giai điệu. Ta có thể ví audiophile như người chơi cây cảnh, nếu chơi mà biết trồng, biết sáng tạo thì là nghệ nhân, còn thích ngắm cái hay cái đẹp nhưng không thể trồng cũng không tạo ra tác phẩm thì là người chơi cây cảnh đơn thuần. Điều đáng nói là đừng mải trống cây mà quên ngắm cây.

Danh từ audiophile thường xuất hiện trong các báo chuyên về nghe nhìn, dùng để chỉ dân nghiền thưởng thức âm thanh và tái tạo âm thanh. Song không chỉ có vậy, Đằng sau đó là cả một thế giới những điều thú vị, đáng để chúng ta tìm hiểu….

Đọc tiếp Âm nhạc cho đêm khuya – Emi Fujita

Có ánh sáng le lói cuối đường hầm?

Chào các bạn,

Khi ta đang lần mò trong đường hầm tối đen dài đăng đẳng, chợt xuất hiện một tia sáng ở cuối đường hầm, đó là tia hy vọng. Đó là sự sống trở lại từ trong cõi chết.

Nhưng nếu lần mò hoài mà chẳng thấy một tia sáng le lói nào ở cuối đường hầm thì sao? Làm sao có được tia hy vọng khi con đường mình đang đi chỉ là một khoảng tối vô cùng?

Đây mới là câu hỏi chính cho chúng ta. Nếu bạn đang học năm thứ 3 đại học và “hy vọng” là sẽ xong cử nhân, thì hy vọng đó có nghĩa l‎ý gì? Bằng cử nhân hầu như là đã chắc trong tay bạn, chỉ còn phải đợi một năm nữa thôi. Hay chàng và nàng đang yêu nhau, thì “hy vọng” sang năm sẽ làm đám cưới có nghĩa lý gì?

“Hy vọng” chỉ thực sự có nghĩa lý khi bạn bị ung thư và hy vọng là bạn sẽ chiến thắng ung thư, hay vừa đi học tiểu học vừa phải mót khoai hàng ngày kiếm sống và hy vọng mai sau sẽ làm bác sĩ, hay chồng bạn có người yêu bên ngoài và bạn hy vọng là anh ta sẽ sáng suốt lại và quay về với bạn…

Đọc tiếp Có ánh sáng le lói cuối đường hầm?

Thử mở một cánh cửa vào thế giới thơ Nguyễn Nguyên Bảy

THỬ MỞ MỘT CÁNH CỬA VÀO THẾ GIỚI THƠ
NGUYỄN NGUYÊN BẢY *

Đạo diễn điện ảnh Nguyễn Anh Tuấn

Trong một bài thơ, NNB hé lộ cho người đọc thơ biết lai lịch đời anh cùng xuất xứ những vần thơ đầu tiên của anh:

Nơi ấy, các cô gái đều là tiên nữ
Áo quần mớ bẩy, mớ ba
Yêu nhau bắc cầu giải yếm

…Nơi ấy các bà tiên dạy tôi biết khóc
Các bà tiên dạy tôi biết cười

…Nơi ấy là kinh thành cổ tích
Nơi ấy là đời tôi…

Và trong một bài viết ở trang mạng Nguyennguyenbay.com, chúng ta đọc được những dòng sau:

“Tôi là một nghiệp dư thơ. Một nghiệp dư say mê thơ điên cuồng, chép chép ghi ghi và chôn ghi ghi chép chép ấy vào mộ huyệt của im lặng, chỉ thỉnh thoảng, không cưỡng nổi điên khùng, nửa đêm thức giấc, ngửa mặt nhìn trời đọc thơ gửi mây, tặng gió.”

Nhưng, những dòng tự bạch bằng thơ đầy thi vị lẫn trần trụi văn xuôi trên chỉ giúp ta có thêm mối đồng cảm ban đầu khi đọc thơ NNB, chứ tuyệt nhiên không giúp ta mở thêm một cánh cửa để dễ dàng bước vào thế giới thơ anh! ( Xin được dùng lại khái niệm ”Thế giới thơ” mà GS Hoàng Như Mai đã viết về thơ NNB).

Đọc tiếp Thử mở một cánh cửa vào thế giới thơ Nguyễn Nguyên Bảy

Hậu quả của việc bỏ quên giáo dục đạo đức cho thanh niên

 

TTCT – Đâu là nguyên nhân dẫn đến những hành vi trái với thuần phong mỹ tục nơi hai “nạn nhân” (quay cảnh “phòng the”), và hành vi phạm pháp nơi các “thủ phạm phát tán” trong khi họ đều học giỏi và học cao?

Đã có nhiều bài viết lý giải hiện tượng này, nhưng theo chúng tôi, đây là hệ quả của việc chỉ quan tâm dạy chữ mà thiếu quan tâm đến giáo dục đạo đức cho giới trẻ nói chung và học sinh sinh viên nói riêng trong thời gian dài vừa qua từ gia đình, nhà trường đến xã hội.

Đọc tiếp Hậu quả của việc bỏ quên giáo dục đạo đức cho thanh niên

“Đáng phê bình vì tăng giá cao gấp đôi tăng trưởng” – Thường vụ QH: Cần sớm công bố biện pháp kìm lạm phát

 

“Đáng phê bình vì tăng giá cao gấp đôi tăng trưởng”

 

(Dân trí) – “Năm 2010, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt hơn 10% mà tăng giá tiêu dùng chỉ 5%. Trong khi đó Việt Nam tăng trưởng được 6,78% thì tăng giá tới 11,75%. Mức tăng giá cao gần gấp đôi mức tăng trưởng thì rất đáng phê bình…”

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên thẳng thắn “truy vấn” sau phiên thảo luận về báo cáo bổ sung tình hình KT-XH những tháng cuối năm 2010 của Chính phủ tại UB Thường vụ QH hôm nay 18/2.

“Sự thật của tăng trưởng phần lớn do tăng giá”

Cho ý kiến về Báo cáo KT-XH năm 2010 bổ sung, Chủ nhiệm UB dân tộc Ksor Phước “đi thẳng” vào vấn đề lạm phát cao làm các thành tựu kinh tế giảm đi rất nhiều ý nghĩa. Hệ lụy gây thiệt hại nhất cho người nghèo, những người làm công ăn lương.

Chưa hài lòng với những giải pháp Chính phủ đề ra để kiềm chế lạm phát trong năm 2011, ông Ksor Phước kiến nghị những động thái quyết liệt hơn.

Lạm phát, bão giá ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động nghèo.

Đọc tiếp “Đáng phê bình vì tăng giá cao gấp đôi tăng trưởng” – Thường vụ QH: Cần sớm công bố biện pháp kìm lạm phát

Ly kỳ vụ kiện đòi tiền trúng thưởng hơn 55 triệu USD

Một Việt kiều thắng máy trò chơi trúng thưởng hơn 55 triệu USD nhưng không được trả thưởng. Lý do đơn vị kinh doanh đưa ra là máy bị sự cố. Đơn khởi kiện của người chơi được chuyển đến toà.

Thua mất tiền, thắng không trả

Đánh thua thì khách mất tiền, còn thắng thì chủ không chung và đổ thừa do máy gặp sự cố. Ảnh: chỉ mang tính minh hoạ.

Ông Mai Xuân Bình, chánh án TAND quận 1, TPHCM cho biết, vụ kiện đòi số tiền hơn 55 triệu USD của ông Ly Sam, Việt kiều Mỹ với công ty liên doanh Đại Dương đang được cơ quan này tiến hành giải quyết theo pháp luật. Tuy chưa có lịch cụ thể, nhưng vụ án sẽ được đưa ra xét xử trong thời gian sớm nhất.

Đọc tiếp Ly kỳ vụ kiện đòi tiền trúng thưởng hơn 55 triệu USD