Mình và anh Hoành vừa làm xong một slideshow Tuệ Ngữ Của Đạt Lai Lạt Ma (tập 2) để chia sẻ với các bạn. Nhạc nền là một bản nhạc của Deuter, một cao tăng Ấn giáo gốc Đức.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Câu ca dao này đương nhiên là nói về sen, biểu tượng cho sự vượt thoát, vượt lên mức bùn nhơ và tỏ lộ bản thân thanh khiết đẹp đẽ.
Nhưng…
Có bao giờ chúng ta nghĩ rằng bùn với sen là một không? Cái đẹp của sen không phải là từ bùn mà ra sao? Và không phải là sen chỉ sống trong bùn sao? Lấy ra khỏi bùn là sen chết. Thế thì không phải là sen và bùn tuy hai mà một sao?
Đối với mọi đọc giả ngày nay, dù quan tâm hay không đến lịch sử miền Nam, chương quan trọng nhất trong quyển sách là Chương 16: Trận Hải Chiến Tại Hoàng Sa. Đây là trận chiến giữa các chiến hạm Hải quân VNCH dưới quyền của tác giả, tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải, và các chiến hạm Trung quốc, tháng 1 năm 1974.
Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trên đảo Pattle, Hoàng Sa
Chào các bạn,
Anh Hồ Văn Kỳ Thoại là bạn vong niên của mình. Lúc anh Thoại còn làm việc tại Council for Advancement and Support of Education (CASE) ở Washington DC, hai anh em thường gặp nhau ăn trưa và hàn huyên. Quyển “Can Trường Trong Chiến Bại” là hồi ký anh Thoại viết về cuộc đời hải quân của anh, ghi lại “hành trình của một thủy thủ” từ lúc gia nhập Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (tức miền Nam trước 1975) cho đến cuối cuộc chiến tranh Việt Nam ngày 30.4.1975, lúc anh Thoại đang là phó đề đốc hải quân (tương đương chuẩn tướng bên lục quân).
Quyển sách này liên hệ đến một số biến cố lớn của Nam Việt Nam, và trong bài điểm sách này chúng ta chỉ điểm qua vài biến cố, như cuộc đảo chánh tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963 (5 năm sau khi tác giả rời chức vụ tùy viên cho tổng thống Diệm), các cuộc đảo chánh và chỉnh lý liên tục của các tướng lãnh sau 1963, và cuộc triệt thoái quân đội miền Nam ra khỏi quân khu 1(Quảng trị đến Đà Nẵng) đưa đến sự sụp đổ của toàn miền Nam.
Hải quân Mỹ tại cảng Busan, Hàn Quốc đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược của Hoa Kỳ ở châu Á
Trong chiến lược quân sự mới nhất, Lầu Năm góc nói Mỹ cần chú trọng và tăng cường nguồn lực vào các nước Đông Nam Á, trong có Việt Nam.
Đây là Chiến lược Quân sự Quốc gia được sửa đổi lần đầu kể từ năm 2004 tới nay, và là phần đóng góp của Bộ Quốc phòng Mỹ cho Chiến lược An ninh Quốc gia 2011.