Không một vùng đất nào trên trái đất, có được kho tàng văn học dân gian truyền miệng phong phú về giai điệu, giàu có về nội dung, đồ sộ về khối lượng, độc đáo về hình thức trình diễn , như thể loại trường ca – sử thi của các dân tộc thiểu số khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên. Cho dẫu trải qua nhiều biến động của thời gian, của lịch sử xã hội, của phương thức sản xuất du canh, luân canh; của sự chuyển đổi tín ngưỡng, tôn giáo, có làm cho đứt gãy , thì thuở xa xưa, có thể tộc người thiểu số bản địa nào của Tây Nguyên, cũng có trường ca, sử thi.
Đây không chỉ là những áng văn học truyền miệng dài hơi, những bộ “ tiểu thuyết” bằng thơ ca dân gian, mà còn vô cùng độc đáo ở nghệ thuật diễn xướng. Bởi mỗi nghệ nhân hát – kể trường ca, sử thi là một nghệ sỹ tổng hợp , vừa là đạo diễn dàn dựng, là diễn viên trình tấu , vừa là nhà phê bình, bình luận nội dung cốt truyện. Quan trọng nhất, họ là những tác giả chân đất vô cùng tài ba. Đội ngũ nghệ nhân hát – kể này, những “ báu vật dân gian sống” theo cách gọi của tổ chức UNESCO, đã từng rất, rất đông đảo trong mọi buôn, bon, kon, plei ở Trường Sơn – Tây Nguyên. Chẳng có lần kể chuyện nào giống hệt lần nào, bởi người nghe càng chăm chú, người kể càng thăng hoa, dẫn dắt không chỉ nhân vật của mình, mà cả khán thính giả, bay lượn khắp ba tầng trời, đất và dưới đất, dưới nước…
Đọc tiếp Mười mùa xuân, văn học Trường Sơn – Tây Nguyên →