Moonlight Sonata – Beethoven – Valentina Lisitsa

 
Piano Sonata số 14, gam C♯ thứ (op. 27, No. 2) của Ludwig van Beethoven, thường được biết đến bằng tên phổ thông là Moonlight Sonata, được viết năm1801, để tặng công nương Giulietta Guicciardi, 17 tuổi, là học trò nhạc và là người yêu của Beethoven. Đây là một trong những sonata được biết đến nhiều nhất của Beethoven.

Sonata này có 3 đoạn: Adagio sostenuto (chậm), allegretto (nhanh), và presto agitato (rất nhanh và dữ dội), dù rằng đa số người thường nghĩ đến đoạn đầu mà thôi.

Valentina Lisitsa, sinh 1973, là nhạc sĩ piano cổ điển người Ukraine, hiện đang sống ở Mỹ.

Sau đây chúng ta có Valentina Lisitsa trình tấu cả 3 đoạn của Moonlight sonata.

 
Moonlight sonata – Valentina Lisitsa – Movements 1 (adagio sostenuto) & 2 (allegretto)

 
Moonlight sonata – Valentina Lisitsa – Movement 3 (presto agitato)

Đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả?

Chào các bạn,

Một trong những lỗi lầm lớn nhất trong lý luận của đa số mọi người, trong đời sống cá nhân cũng như trong các lãnh vực kinh tế, chính trị, triết lý, xã hội…, là lẫn lộn liên hệ nhân quả giữa các sự vật.

Liên hệ nhân quả là liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả: Như là “trời mưa ướt áo”. Trời mưa là nguyên nhân, ướt áo là hậu quả.

Ba lỗi lầm thường xuyên nhất trong liên hệ nhân quả mà mọi người thường vấp phải là: (1) lẫn lộn nguyên nhân và hậu quả, (2) tưởng là có liên hệ nhân quả, trong khi chẳng có liên hệ gì cả, và (3) tính sai “trọng lượng” của liên hệ nhân quả.

Đọc tiếp Đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả?

Hải quân, không quân Việt Nam sẽ “tiến thẳng lên hiện đại”

(Dân trí) – Trả lời phỏng vấn Dân trí bên lề Đại hội Đảng toàn quốc XI, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc Phòng khẳng định, binh chủng hải quân, không quân, thông tin liên lạc… sẽ được đầu tư để tiến thẳng lên hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc.

Đại tướng Phùng Quang Thanh

Thưa Bộ trưởng, có ý kiến cho rằng, để quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, thay vì xây dựng quân đội theo hướng “từng bước tiến lên chính qui, hiện đại” thì một số binh chủng trong quân đội cần phải “tiến thẳng lên hiện đại”. Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào về vấn đề này?

Đọc tiếp Hải quân, không quân Việt Nam sẽ “tiến thẳng lên hiện đại”

Quan điểm của sứ quán Mỹ về nhân quyền VN

Tu viện Bát Nhã
Vụ Bát Nhã thu hút chú ý của dư luận trong năm 2009

Điện tín mới rò rỉ qua Wikileaks cho thấy Sứ quán Mỹ tại Hà Nội tỏ ra quan ngại về tình trạng nhân quyền nhưng không khuyến nghị đưa Việt Nam vào lại danh sách Các quốc gia gây quan ngại về nhân quyền và tự do tôn giáo (CPC).

Đọc tiếp Quan điểm của sứ quán Mỹ về nhân quyền VN

Không thể chậm trễ hơn nữa trong cải cách triệt để DN nhà nước

 

tuanvietnam

Tác giả: TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

 

Chỉ khi nào phạm trù trách nhiệm bồi thường được áp dụng, những khoản nợ phải có người lo lắng trả, nếu không cá nhân phải bồi thường, thì khi đó mới có thể hy vọng về một cuộc cải cách toàn diện và triệt để doanh nghiệp nhà nước suôn sẻ, không bị cản trở bởi những nhóm lợi ích gắn với cơ chế cũ được hưởng lợi mà không phải chịu trách nhiệm – nền tảng cho một nền kinh tế phát triển bền vững, cho những doanh nghiệp quả đấm thép hình thành, hiện tượng nghi hoặc sân sau của không ít quan chức tham nhũng sẽ được tự động chấm dứt vĩnh viễn.


DNNN vẫn giữ nguyên bản chất của nền kinh tế quản lý tập trung

Khoa học kinh tế phân biệt 2 mô hình kinh tế đối lập nhau: mô hình kinh tế quản lý tập trung nhằm hoàn thành kế hoạch nhà nước được coi là pháp lệnh và nền kinh tế thị trường theo đuổi dộng cơ lợi nhuận. Sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu dựa trên nền tảng  kinh tế quản lý tập trung sụp đổ, và nước ta cùng Trung Quốc chuyển đổi sang  phát triển kinh tế thị trường, thì mô hình  kinh tế quản lý tập trung được coi như đã cáo chung trước tính ưu việt của nền kinh tế thị trường hiện đại.

Đọc tiếp Không thể chậm trễ hơn nữa trong cải cách triệt để DN nhà nước

Việt Nam có doanh thu xuất khẩu tôm kỷ lục

BBC


Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ tôm thứ hai từ VN sau Nhật Bản.

Việt Nam thu về ước tính khoảng 2 tỷ đôla từ xuất khẩu tôm năm ngoái một phần do nhu cầu sau vụ dầu tràn ở vùng Vịnh Mexico.

Hãng thông tấn AP trích dẫn nguồn Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nói ước tính Việt Nam xuất khẩu 240.000 tấn tôm trong năm 2010.

Đọc tiếp Việt Nam có doanh thu xuất khẩu tôm kỷ lục